Tin tổng hợp
Trong bất kỳ hoạt động lãnh đạo, quản lý nào, để thực hiện những mục tiêu đề ra thì nhất thiết phải tiến hành công tác thanh tra, kiểm tra. Không có thanh tra, kiểm tra thì không có hoạt động lãnh đạo và quản lý.
Lối sống văn hóa như Bác nói là được thể hiện trong lao động sản xuất, trong sinh hoạt hàng ngày như cách ăn mặc, cách ở, cách đi lại, cách làm việc… Cốt lõi của lối sống văn hóa là nhân sinh quan, thế giới quan cách mạng, tiến bộ. Lối sống văn hóa mà Đảng ta, nhân dân ta xây dựng biểu hiện tập trung các giá trị của nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc. Đó là lối sống nhằm phát huy cao độ những giá trị tốt đẹp, bền vững của ông cha ta để lại như lòng yêu nước, ý chí tự lực tự cường, lòng nhân ái, tinh thần đoàn kết cộng đồng, đức tính cần cù, giản dị, coi trọng đạo lý, nghĩa tình… Đó là lối sống lấy độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội, chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh làm nội dung, mục tiêu hoạt động của cộng đồng và mỗi cá nhân.
Đã 38 năm trôi qua kể từ ngày đại thẳng mùa Xuân năm 1975 nhưng mỗi khi đến dịp kỷ niệm chiến thắng lịch sử này cả dân tộc ta vẫn luôn luôn ghi nhớ về chiến thắng huyền thoại ấy. Chiến thắng này đã đem lại hòa bình, thống nhất đất nước, đã đem những người con thân yêu từ chiến trận chở về với gia đình, làng mạc…
Mái tóc bạc phơ, đôi mắt tinh anh và giọng nói cuốn hút người nghe - đó là ấn tượng đầu tiên với chúng tôi khi gặp Đại tá Lê Bá Ước, nguyên Chính ủy Sư đoàn 2 Đặc công đã tham gia đánh chiếm Dinh Độc Lập trong Chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử năm 1975. Gần 4 thập niên trôi qua, nhưng cứ vào dịp kỷ niệm ngày toàn thắng, ký ức về trận đánh cuối cùng ấy lại hiện về nguyên vẹn trong ông với bao cảm xúc…
Cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước của dân tộc Việt Nam đã cách xa 38 năm, nhưng với đại thắng mùa Xuân năm 1975 vẫn còn vang mãi như là một trong những chiến thắng vĩ đại nhất của lịch sử Việt Nam chống ngoại xâm. Với chiến thắng oanh liệt và hào hùng năm ấy, quân và dân ta đã “Đánh cho Mỹ cút, đánh cho ngụy nhào” thống nhất non sông, quét sạch hoàn toàn bóng quân thù xâm lược, giang sơn thu về một mối, cả nước sống trong hòa bình độc lập, thống nhất và đi lên chủ nghĩa xã hội theo lời Bác Hồ dạy.
Gần 40 năm qua, đã bao lần ông Phan Hoàng Oanh ngồi lặng lẽ nhìn về hướng cầu tàu 914, ở đó bao đồng đội của ông đã vĩnh viễn nằm lại để có một Côn Đảo sáng ngời khí phách anh hùng. Và hôm nay, trong những ngày tháng Tư lịch sử này, ông lại bồi hồi nhớ về cái thuở bi hùng nơi “địa ngục trần gian”, nhớ thời khắc mà các tù chính trị sục sôi nổi dậy tự giải phóng mình khiến Côn Đảo đầy ắp tiếng cười và những dòng nước mắt… Ông là Phan Hoàng Oanh, một trong 5 cựu tù chính trị hiện đang sống tại Côn Đảo (Bà Rịa-Vũng Tàu).
Càng gần đến ngày 30-4, những câu chuyện liên quan đến ngày giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước càng thu hút sự quan tâm của các bạn trẻ. Vai trò của Tổng thống ngụy quyền Dương Văn Minh trong sự kiện ngày 30-4-1975 cũng là một chủ đề được giới trẻ quan tâm, tìm hiểu. Trong bài viết này, chúng tôi xin trích ý kiến của các tướng lĩnh, những nhân chứng lịch sử từng trực tiếp tham gia giải phóng Sài Gòn nhằm cung cấp đến bạn đọc một cái nhìn bao quát, đầy đủ về nhân vật này.
Đối với mỗi người Việt Nam, có 2 bài hát ai cũng thuộc lòng; là bài “Tiến quân ca” của Văn Cao và bài “Như có Bác trong ngày vui đại thắng” của Phạm Tuyên.