Tin tổng hợp
Chủ tịch Hồ Chí Minh là vĩ nhân đã in đậm dấu ấn vào lịch sử dân tộc và lịch sử nhân loại. Dù đã mãi mãi đi xa, nhưng hình ảnh giản dị, tư tưởng và tấm gương đạo đức sáng ngời của Người luôn sống mãi trong trái tim các thế hệ người Việt Nam và bè bạn quốc tế. Chính vì vậy, nhiều năm qua, đã có rất nhiều nhà văn, nhà thơ, nhạc sỹ, họa sỹ, nghệ sỹ trong và ngoài nước bắt nguồn cảm hứng sáng tạo từ hình tượng của Người và hầu hết các tác phẩm viết về Bác đều có sức sống lâu bền cùng năm tháng.
Những năm 1937-1938, tôi ở Xì Xuyên, tức Chỉ Thôn – một ga nhỏ trên đường sắt của Công ty Việt Điền. Lần đầu tiên gặp Bác, tôi không thể nào ngờ rằng. Bác là một vị Lãnh tụ vĩ đại. Hôm ấy, tôi đang cắt tóc cho một khách hàng thì thấy bên kia đường có hai người đứng ngó sang. Đó chính là đồng chí Lý (tức anh Phùng Chí Kiên).
Vốn khiêm nhường, Tổng Bí thư Nguyễn Văn Linh không bao giờ tự cho mình là người khởi xướng con đường đổi mới. Trên anh và trước anh, có Bác Hồ và các Tổng Bí thư tiền nhiệm, những người đau đáu cả cuộc đời lo nghĩ cho dân, xả thân vì đất nước. Nhưng cả dân tộc này vẫn nhớ công anh trong tiến trình phát triển đất nước.
Bác đi nhiều nơi, tiếp xúc với nhiều người, với nhiều nền vǎn hoá khác nhau, Bác tích luỹ được vốn kiến thức uyên thâm, kết tinh tinh hoa trí tuệ loài người, nhưng khi đến với cán bộ, quần chúng nhân dân, những tinh hoa trí tuệ được Bác chuyển hoá tới đối tượng phục vụ một cách nhẹ nhàng dễ hiểu, tầm hiểu biết của Bác luôn ở đỉnh cao của trí tuệ, nghệ thuật, tâm linh trong mối thiên tư giao cảm với con người, cho nên ai cũng ngạc nhiên bởi vì khi tiếp xúc với Bác, Bác không gây nên một sự ngạc nhiên nào cả, rất bình dị, ân cần gần gũi.
Vào hai buổi chiều tháng 3-1990 và tháng 12-1991, khi đang là cán bộ của Viện Hồ Chí Minh và các lãnh tụ của Đảng (trực thuộc Viện Mác - Lê-nin - Hồ Chí Minh), tôi được đồng chí Nguyễn Văn Linh mời lên làm việc. Lần thứ nhất, đồng chí là Tổng Bí thư của Đảng và tiếp tôi tại nhà số 2, phố Nguyễn Cảnh Chân, Hà Nội. Lần thứ hai, khi là Cố vấn Ban Chấp hành Trung ương Đảng, đồng chí tiếp tôi tại khu khách sạn Hồ Tây.
Từ ngày 01/7/2015, những luật sau: Luật Nhà ở; Luật Sỹ quan Quân đội nhân dân Việt Nam sửa đổi năm 2014; Luật Thi hành án Dân sự sửa đổi năm 2014; Luật Công an nhân dân; Luật Giáo dục nghề nghiệp; Luật Quản lý, sử dụng vốn Nhà nước đầu tư vào sản xuất, kinh doanh tại doanh nghiệp; Luật Doanh nghiệp; Luật Đầu tư; Luật Hàng không dân dụng Việt Nam sửa đổi năm 2014; Luật Kinh doanh bất động sản và một số chính sách quan trọng có hiệu lực thi hành.
“Ai yêu Bác Hồ Chí Minh hơn chúng em nhi đồng. Ai yêu Bác Hồ Chí Minh hơn thiếu nhi Việt Nam”. Đấy là tình cảm thiêng liêng nhất của trẻ thơ đối với lãnh tụ Hồ Chí Minh muôn vàn kính yêu. Tình cảm ấy không chỉ được các em thể hiện qua việc chăm ngoan, học giỏi và làm theo “5 điều Bác Hồ dạy”, mà còn là sự hồn nhiên, chân thật trong thơ khi nghĩ và viết về Bác.
Tiếp tục câu chuyện về tình cảm của gia đình với Chủ tịch Hồ Chí Minh, bà Elisabeth Helfer Aubrac nhớ lại: “Với tôi, Bác Hồ vô cùng gần gũi giống như một người thân trong gia đình. Trong ký ức của tôi, không hề có chuyện là vào một hôm, cha mẹ nói với tôi rằng tôi có một người cha đỡ đầu là Chủ tịch Hồ Chí Minh. Không, không hề có chuyện đó. Bác Hồ luôn ở đó, giống như một người bác hay người chú trong gia đình chúng tôi”.