Thứ sáu, 29/03/2024

 

Bước vào năm 2015, chúng ta tổ chức kỷ niệm 125 năm Ngày sinh Ch tịch Hồ Chí Minh, đồng thời toàn dân chào đón sự kiện 70 năm Ngày thành lập nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, nhà nước dân chủ nhân dân đầu tiên khu vực Đông Nam Á và cũng là kỷ niệm 70 năm ra đờibn Tuyên ngôn Độc lập, khai sinh Nhà nước Việt Nam mới.

ho-chi-minh-tuyen-ngon-2

Cách đây 70 năm, ngày 02-9-1945, tại vườn hoa Ba Đình (Hà Nội), thay mặt Chính Phủ lâm thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã đọc bản Tuyên ngôn Độc lậpdo Người khởi thảo, tuyên bố với đồng bào cả nước về việc: Thoát ly hn quan hệ thực dân với Pháp, xóa bỏ hết những hiệp ước mà Pháp đã ký về nước Việt Nam, xóa bỏ tất cả mọi đặc quyền của Pháp trên đất nước Việt Nam. Và Người cũng trịnh trọng tuyên bố với thế giới rằng: Nước Việt Nam có quyn hưng tự do và độc lập, và sự thật đã thành một nước tự do độc lập. Toàn th dân tộc Việt Nam quyết đem tất cả tinh thần và lực lượng, tính mạng và của cải đ gi vng quyền tự do, độc lập ấy.

Với nội dung khẳng định những quyền cơ bản của con người trong một quốc gia dân chủ, Tuyên ngôn Độc lập- Văn bản lập quốc vĩ đại, đã trở thành kiệt tác về tư tưởng, luận ca Chủ tịch Hồ Chí Minh, bản tổng kết nhng giá trị tinh thn của cuộc đấu tranh giành độc lập của nhân dân ta; đồng thời cũng là lời Tuyên ngôn mở đầu kỷ nguyên độc lập dân tộc của một dân tộc đã gan góc chng ách nô lệ của thực dân Pháp hơn 80 năm và đng về phe đồng minh chống phát xít mấy năm nay, dân tộc đó phải được tự do! Dân tộc đó phái được độc lập!

Đ tìm hiu cơ sở hình thành và xác định những giá trị tư tưng v quyn tự do và độc lập trong Tuyên ngôn Độc lậpca nước Việt Nam, đòi hichúng ta phái tr lại với quá trình hình thành và phát trin tư tưởng Không có gì quý hơn độc lập tự do ở Hồ Chí Minh, gắn liền vi cuộc đấu tranh chống ch nghĩa thực dân của các dân tộc thuộc địa. Cuộc đấu tranh đòi tự do dân ch và quyn tự quyết ca các dân tộc, thực cht là đòi lại nhng quyền mà tạo hóa cho họ đã bị đế quc thực dân cưng đoạt và chà đạp một cách vô nhân đạo lên s phận ca dân bản x, trong đó có Việt Nam.

Trước hết, chúng ta tìm hiểu việc Nguyễn Tất Thành xuất dương đi tìm đường cu nước với động cơ, tiêu chí lựa chọn nào đã khiến người thanh niên yêu nước lại tìm đến phương Tây đ tìm hiểu nền văn minh công nghiệp mới của nhân loại và từ môi trường hoạt động cách mạng này, đã khởi xướng con đường mới, cứu dân, cu nước của Người. Nguyễn Ái Quốc cho rằng, việc mình sang phương Tây tìm đường cu nưc còn có một lý do rất tự nhiên là: “Khi tôi độ mười ba tuổi, lần đầu tiên tôi được nghe ba chữ Pháp: Tự do, nh đẳng, Bác ái... Và từ thuở ấy, tôi rất muốn làm quen với nền văn minh Pháp, muốn tìm xem nhng gì ẩn đng sau nhng ch ấy”(1). Như vậy, có th thấy, chính ánh sáng từ tưởng tự do, bình đẳng, bác ái của đại Cách mạng Pháp năm 1789, quê hương của Bản Tuyên ngôn Nhân quyền và Dân quyền năm 1791, đã hướng Nguyễn Ái Quốc - Hồ Chí Minh tiếp cận và hòa nhập vào dòng lịch sử cách mạng thế giới.

Trên con đường cứu nước, từ những ngày đầu bước vào cuộc đấu tranh đòi tự do cho đồng bào và quyền tự quyết của dân tộc, ngày 02-9-1919, khi tr lời phng vấn của phóng viên Mỹ, báo Yi Chê Pao hỏi mục đích của việc Nguyn Ái Quốc đến Pháp là gì? Người không chút đắn đo và trả lời: Để đòi nhng quyền tự do mà chúng tôi phải được hưởng.

ho-chi-minh-tuyen-ngon-1
Lễ tuyên ngôn độc lập tuyên bố thành lập nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa
 tại Quảng trường Ba Đình

Như vậy, mục tiêu đòi những quyền tự do dân chủ cho đồng bào và T quốc của Nguyễn Ái Quốc là rõ ràng và dứt khoát, khi chúng ta xem lại sự kiện trước đó, ngày 02-8-1919, khi Người chính thức th hiện quan đim lập trường của mình ở bài báo: Vấn đ dân bản x, đăng trên báo L'Humanité(Tờ báo hàng ngày của đảng Xã hội Pháp). Trong bài báo này, tác giả Nguyễn Ái Quốc với tài năng thiên bẩm, đã tóm tắt nội dung của bản Yêu sách của nhân dân An Nam gửi Hội nghị Hòa bình, (Hội nghị Vécxây) với nhữngđòi hỏi là: “Đòi ân xá cho tất cả các tù chính trị người bản xứ, đòi cải cách pháp chế ở Đông Dương bằng ban hành những bảo đảm cho người bản xứ cũng như cho người Âu, đòi tự do báo chí, tự do hội họp và lập hội, tự do dạyhọc, đòi thay thế chế độ sắc lệnh bằng chế độ pháp luật; và sau cùng, đòi một đoàn đại biểu thường trực của dân bản xứ, được bầu vào Nghị viện Pháp. Chúng tôi chỉ có thể coi các yêu sách rất đúng đắn đó cũng là của chính mình, trong thời đại mà ý muốn của nhân dân là nắm quyền tự quyết”(2).

Không thể có một cách thể hiện nào có thể diễn tả chính xác và cô đọng hơn nhữngnguyện vọng cháy bỏng của một dân tộc về những quyền tự do, mà thiếu chúng thì con người ngày nay chỉ là một kẻ nô lệ khốn nạn. Và, theo tác giả: “Không ai có thể phủ nhận rằng nếu không có các quyn tự do ấy, thiết yếu cho việc truyền bá những tư tưởng và kiến thức mà đời sống hiện đại đòi hỏi, thì không thể trông mong tiến hành bất cứ một công cuộc giáo hóa nghiêm chỉnh nào cả”. Mặt khác,đứng trước những nguyện vọng rất đúng đắn của nhân dânAn Nam, Nguyễn Ái Quốc cho rằng đó cũng là nguyện vọng của chính mình,trong thời đại mà ýmuốn của nhân dân là nắm quyền tự quyết. Điều đó, cho phép chúng ta thấy được, việc bước vào cuộc đấu tranh cho nhân quyền, dân quyền của cá nhân Nguyễn Ái Quốc là sự hòa nhịp một cách hết sức tự nhiên, một cách tự nguyện trong sáng và nó hòa cùng ý nguyện nắm quyền tự quyết mang tính thời đại của các dân tộc thuộc địa trên toàn thế giới. Sự kiện trên đã diễn ra gần một thế kỷ, những yêu cầu Rất đúng đắn của nhân dân Việt Nam đã trở thành hiện thực.

Trên diễn đàn chính trị, khi nói về ý nghĩa của Cách mạng Tháng Tám và Tuyên ngôn Độc lập của Nhà nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, thì ít người có cách xác định ý nghĩa, giá trị của sự kiện ấy như chính Chủ tịch Hồ Chí Minh. Kỷ niệm một năm ngày Cách mạng Tháng Tám thắng lợi (02-9-1946) lúc Hồ Chí Minh đang có mặt tại Pari, làm thượng khách của Cộng hòa Pháp. Trước đông đảo cử tọa Việt Nam và Pháp, Chủ tịch nói: “Trong ngày lễ kỷ niệm này, ý nghĩ của tôi hướng về đất nước của tổ tiên, hướng về Tổ quốc xa xôi với tất cả tấm lòng tôn kính và yêu mến.

Tôi xin long trọng bày tỏ sự kính trọng đối với nhân dân Việt Nam anhdũng của chúng ta, đã nêu cao lý tưởng dân chủ và đã không lùi bước trước bất kỳ sự hy sinh nào đ bảo vệ tự do của mình.

Chính là sự đoàn kết, đoàn kết hoàn toàn và không gì phá vỡ nổi của toàn thể nhân dân chúng ta đã khai sinh ra nước Cộng hòa của mình”(3).

Theo Hồ Chí Minh, hai dân tộc Pháp và Việt Nam đều là hai dân tộc yêu chuộng công lý và tự do, quan tâm đến văn hóa, đến sự nảy nở của những tư tưởng đạo lý. Việc có chung những tình cảm trên làm hài hòa mối quan hệ của chúng ta, tưởng và lợi ích của chúng ta, tất cả đều khiến chúng ta xích lại gần nhau. Cuối buổi mít tinh, Chủ tịch mong sao tình hữu nghị giữa nước Pháp và nước Việt Nam độc lập và thống nhất trở thành hiện thực. Tình hữu nghị chặt chẽ, lâu dài và phong phú giữa Pháp và Việt Nam muôn năm.

Một năm sau, (02-9-1947) trong Thư gửi đồng bào toàn quốc nhân dịp kỷ niệm Cách mạng Tháng Tám, Hồ Chí Minh cho rằng: Cách mạng Tháng Támđã giải phóng đồng bào ta ra khỏi chế độ quân chủ chuyên chế và xiềng xích thực dân.

Cách mạng Thảng Tám đã xây dựng cho nhân dân ta cái nền tảng Dân ch Cộng hòa và thống nhất độc lập. Noi gương Cách mạng 1776 của Mỹ, Cách mạng Tháng Tám tranh tự chủ chống ngoại xâm.

Cũng như Cách mạng 1789 của Pháp, Cách mạng Tháng Tám thực hành lý tưởng: Bình đẳng, Tự do, Bác ái.

Theo gót Cách mạng 1911 của Tàu, Cách mạng Tháng Tám thực hiện chủ nghĩa: Dân tộc, dân quyền, dân sinh.

Nay cuộc cuộc trường kỳ kháng chiến phải tiếp tục cái nhiệm vụ vẻ vang của Cách mạng Tháng Tám: Phải làm cho nền Dân chủ Cộng hòa chắc chắn, phải làm cho quyền thống nhất độc lập vững vàng. Chúng ta đã thắng lợi trong cuộc cách mạng, thì chúng ta quyết sẽ thắng lợi trong cuộc kháng chiến”(4).

Kiểm lại những nhà cách mạng Việt Nam của thế kỷ XX, chúng ta thấy rằng, không mấy ai có được một cuộc hành trình, khảo sát và tiếp thu các giá trị của các quốc gia có các cuộc cách mạng điển hình như Nguyễn Ái Quốc - Hồ Chí Minh. Để tranh lại độc lập và tự do cho nhân dân, các dân tộc đều phải tiến hành một cuộc cách mạng đều đòi hỏi phải có sự hy sinh to lớn và phải có tổ chức lãnh đạo chắc chắn, nên theo Hồ Chí Minh, làm cách mạng thì làm “cách mạng đến nơi”. Khi cách mạng thắng lợi thì phải giao quyền cho dân chúng số nhiều, thế mới khỏi hy sinh nhiều lần và dân chúng mới được hưởng cái hạnh phúc, tự do thực sự chứ không phải cái tự do giả dối như thực dân Pháp tuyên truyền ở An Nam.

Theo Hồ Chí Minh, nhà nước ở Việt Nam mới, phải là nhà nước thực sự của dân, do dân và vì dân. Nhà nước đó phải là nhà nước dân chủ - pháp quyền và phải là nhà nước có Hiến pháp dân chủ để tổ chức, quản lý xã hội theo tinh thần Trăm điều phải có thần linh pháp quyền”. Tính chính nghĩa của cuộc cách mạng lập nên nhà nước dân chủ ấy, trước hết cần phải có Tuyên ngôn Độc lập, khẳng đnh mục tiêu của nhà nước ấy là: Độc lập - Tự do - Hạnh phúc, những giá trị mang tính tự nhiên, thiêng liêng và vĩnh hằng mà nhân loại hướng tới. Bằng sự từng trải từ cuộc đấu tranh của các dân tộc thuộc địa và phụ thuộc chống chủ nghĩa đế quốc thực dân, đặc biệt qua hai cuộc chiến tranh thế giới, hơn ai hết, Hồ Chí Minh hiểu những tư tưởng: Tự do, Bình đẳng, Bác ái mà Cách mạng Pháp, Cách mạng Mỹ và Cách mạng Việt Nam đều hướng tới, vì đó là những quyền mà tạo hóa cho con người cùng dân tộc mà họ là những chủ nhân đích thực tạo nên những giá trị đó.

Như vậy, chính việc tìm đến phương Tây để tiếp cận với những lý tưởng vĩ đại của Cách mạng Pháp, tìm đến lý tưởng của Cách mạng Mỹ qua Tuyên ngôn độc lập của Hợp chủng quốc Hoa Kỳ đã góp phn đưa Nguyễn Ái Quốc từ một thanh niên yêu nước trở thành lãnh tụ cho một cuộc đấu tranh vì những lý tưởng cao cả là sự nghiệp đấu tranh giải phóng loài người, mà trong đó có dân tộc Việt Nam thân yêu của Người, trong một thời đại mà ý muốn của nhân dân là nắm quyn tự quyết.

Là nhà tư tưởng vĩ đại, nhà lý luận sáng tạo của cách mạng Việt Nam, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã nêu một tấm gương sáng trong việc kế thừa, phát huy các giá trị truyền thống tốt đẹp của dân tộc, tinh hoa của nhân loại tiếp thu và vận dụng chủ nghĩa Mác-Lênin trên tinh thần độc lập, tự chủ và sáng tạo phù hợp với hoàn cảnh thực tế ở nước ta. Tư tưởng Hồ Chí Minh trường tồncùng dân tộc, cùng với sự ra đời của Nhà nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa và càng tỏa sáng trong Tuyên ngôn độc lập của nước Việt Nam. Qua cách thể hiện của Hồ Chí Minh, những lý tưởng cao cả của nhân loại đã được lan tỏa đến các dân tộc dù là nhỏ bé trong cộng đồng thế giới, nơi các giá trị nhân bản, các quyền tự do, dân chủ được bảo đảm và trân trọng trên thực tế ở mỗi quốc gia dân chủ với sự hội nhập quốc tế trong hòa bình và phát triển./.

1. Hồ Chí Minh: Toàn tập, Nxb Chính trị quốc gia, H.2011, t1, t.461.

2. Hồ Chí Minh: Toàn tập, Nxb Chính trị quốc gia, H.2011, t1, t.10.

3. Hồ Chí Minh: Toàn tập, Nxb Chính trị quốc gia, H.2011, t4, t.327.

4. Hồ Chí Minh: Toàn tập, Nxb Chính trị quốc gia, H.2011, t5, t.218-219.

                                                                       Trần Văn Khôi

Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh

          Thanh Huống (st)

Bài viết khác: