Nghiên cứu học tập tư tưởng Hồ Chí Minh
Tư tưởng về đoàn kết tôn giáo là nội dung quan trọng nhằm xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân rộng lớn trong tư tưởng Hồ Chí Minh. Xuất phát từ điều kiện thực tiễn Việt Nam và sự nhìn nhận giá trị nhân văn, tốt đẹp của tôn giáo. Hồ Chí Minh không chỉ đã nêu lên và quán triệt chỉ đạo xây dựng khối đoàn kết tôn giáo, mà chính Người là tấm gương, là ngọn cờ quy tụ khối đại đoàn kết dân tộc, trong đó có chức sắc và đồng bào các tôn giáo.
Xây dựng, chỉnh đốn Đảng thực sự trong sạch, vững mạnh, xứng đáng là một Đảng chân chính cách mạng, “làm tròn nhiệm vụ giải phóng dân tộc, làm cho Tổ quốc giàu mạnh, đồng bào sung sướng”1 là nội dung đặc biệt quan trọng trong tư tưởng Hồ Chí Minh, cần tiếp tục đẩy mạnh nghiên cứu, vận dụng vào xây dựng, chỉnh đốn Đảng hiện nay.
Tư tưởng Hồ Chí Minh về đối ngoại và đoàn kết quốc tế - Tư tưởng ngoại giao Hồ Chí Minh là một bộ phận rất quan trọng và đặc sắc trong hệ thống các quan điểm của tư tưởng Hồ Chí Minh, hình thành và phát triển gắn liền với toàn bộ sự nghiệp hoạt động cách mạng của Người.
Quá trình hình thành và hoạt động của tổ chức Công đoàn Việt Nam gắn liền với vai trò to lớn của Chủ tịch Hồ Chí Minh. Những chỉ dẫn của Người luôn là kim chỉ nam cho hoạt động của tổ chức Công đoàn Việt Nam, trong đó có việc xây dựng đội ngũ cán bộ công đoàn ngang tầm nhiệm vụ trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.
Ngay từ ngày thành lập Đảng và trong suốt quá trình lãnh đạo cách mạng, Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn quan tâm đến việc xây dựng và chỉnh đốn Đảng. Quán triệt tư tưởng đó, trong Cương lĩnh xây dựng đất nước, Đảng ta luôn nhất quán quan điểm: phát triển kinh tế là trung tâm, xây dựng Đảng là then chốt.
Trên hành trình kéo dài suốt 30 năm bôn ba khắp năm châu bốn bể, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã tìm ra chân lý và vạch ra con đường đấu tranh tự giải phóng cho dân tộc. Cũng trên con đường vạn dặm ấy, tại thủ đô Paris của nước Pháp, Người bắt đầu học làm báo và dùng những bài báo bằng tiếng Pháp đầu tiên của mình để tố cáo tội ác của chế độ thực dân.
Công việc bồi dưỡng, lựa chọn và chuyển tiếp vững vàng giữa các thế hệ lãnh đạo ở bất cứ thời đại nào, thể chế chính trị nào cũng đều có tầm quan trọng đặc biệt đối với sự thịnh suy của một quốc gia, dân tộc.
Nhà nước vì dân là một trong 3 nội dung lớn về xây dựng Nhà nước của dân, do dân, vì dân trong tư tưởng Hồ Chí Minh. Quán triệt tư tưởng đó, Nghị quyết Đại hội ĐBTQ lần thứ XIII của Đảng tiếp tục khẳng định và vận dụng nhằm phát triển tư tưởng Hồ Chí Minh về xây dựng nhà nước vì dân đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ lãnh đạo phát triển đất nước trong bối cảnh hiện nay.
Để chính sách, pháp luật được thực thi hiệu quả trong cuộc sống, quốc gia nào cũng cần xây dựng một bộ máy hành chính - công vụ tài giỏi, chuyên nghiệp. Thu hút và trọng dụng người tài cho bộ máy này cũng là một trong những nhiệm vụ quan trọng mà văn kiện Đại hội Đảng lần thứ XIII đã đề ra.
Chủ tịch Hồ Chí Minh - Anh hùng giải phóng dân tộc, Danh nhân văn hóa thế giới, lãnh tụ thiên tài, người thầy vĩ đại của cách mạng Việt Nam tuy đã đi xa hơn 5 thập niên, nhưng những quan điểm, tư tưởng của Người về nhà nước và pháp luật là di sản vô giá và là nền tảng tư tưởng - lý luận mãi mãi soi đường cho tiến trình xây dựng và hoàn thiện Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
Sức mạnh cảm hóa, cuốn hút và tập hợp được mọi người - đó là phong cách ứng xử, một bí quyết thành công trong suốt cuộc đời hoạt động cách mạng của Chủ tịch Hồ Chí Minh. Bài viết đề cập những nét tiêu biểu trong phong cách ứng xử của Chủ tịch Hồ Chí Minh: khiêm tốn; khoan dung, độ lượng và tình yêu thương, tôn trọng con người...