Nghiên cứu học tập tư tưởng Hồ Chí Minh
Hồ Chí Minh khẳng định: “Có tài phải có đức”1. Theo Người, đức và tài phải được biểu hiện bằng kết quả công tác, phải luôn thống nhất, gắn bó chặt chẽ với nhau trong nhân cách người cán bộ cách mạng.
Vai trò, vị trí cầm quyền của Đảng thể hiện quyền hạn, trách nhiệm và sứ mệnh lịch sử của Đảng trước nhân dân, trước dân tộc. Vì thế, từ rất sớm, Hồ Chí Minh đã đặt vấn đề thiết kế và xây dựng Đảng cầm quyền, một nhà nước pháp quyền mạnh mẽ, sáng suốt, gắn bó mật thiết và hành động vì lợi ích của nhân dân.
Sinh thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh đặc biệt coi trọng và nhấn mạnh vai trò quan trọng của nông nghiệp, nông dân, nông thôn: “Nông dân ta giàu thì nước ta giàu. Nông nghiệp ta thịnh thì nước ta thịnh” và khẳng định: “Phải phát triển nông nghiệp một cách toàn diện”. Phát triển nông nghiệp toàn diện là một tất yếu khách quan, là cơ sở để phát triển các ngành kinh tế khác, tạo điều kiện cho công nghiệp hóa nước nhà.
Thống kê và phân tích những bài viết, bài nói của Bác đã được công bố trong Hồ Chí Minh toàn tập cho thấy Bác đã đề cập vấn đề đoàn kết trong 839 bài viết, chiếm tỷ lệ 43%; sử dụng từ đoàn kết, đại đoàn kết tới 1.809 lần.
Một nội dung lớn và căn bản trong tư tưởng Hồ Chí Minh là về sức mạnh và quyền làm chủ của nhân dân. Trong chuẩn mực đạo đức cách mạng, Hồ Chí Minh tự coi mình là công bộc của dân. Trong Di chúc (1969), Hồ Chí Minh đòi hỏi mọi cán bộ, đảng viên “Phải xứng đáng là người lãnh đạo, là người đày tớ thật trung thành của nhân dân”.
Trong suốt cuộc đời hoạt động cách mạng của mình, Chủ tịch Hồ Chí Minh rất coi trọng sự đoàn kết thống nhất của Đảng, người khẳng định: Đoàn kết là một trong những nguyên tắc cơ bản nhất trong xây dựng Đảng, là sự vận động và phát triển theo đúng quy luật của Đảng, Đoàn kết thống nhất trong Đảng là cơ sở để xây dựng khối đoàn kết toàn dân, là nền tảng cho mọi thành công.
Từ thực tiễn chính trị Việt Nam có thể khẳng định, một trong những nội dung cốt lõi của nguyên tắc tổ chức quyền lực nhà nước trong tư tưởng Hồ Chí Minh là xây dựng một nhà nước mà ở đó, nhân dân “là chủ” và có thể “làm chủ”. Điều đó có nghĩa là, mọi quyền lực nhà nước đều là của nhân dân, đều thuộc về nhân dân và đều xuất phát từ nhân dân.
Phong cách làm việc của Chủ tịch Hồ Chí Minh là biểu hiện đặc trưng cho mối quan hệ giữa Đảng và các tổ chức đảng; với cán bộ, đảng viên; mối quan hệ giữa Đảng với quần chúng nhân dân; giữa cán bộ với nhân dân.
Trong lĩnh vực quan hệ quốc tế, Chủ tịch Hồ Chí Minh là người đã sớm đặt vấn đề mở rộng quan hệ của Việt Nam với các nước theo hướng đa phương và đa dạng.
Trong suốt cuộc đời hoạt động cách mạng, Chủ tịch Hồ Chí Minh đặc biệt quan tâm tới giáo dục, rèn luyện đạo đức cách mạng cho cán bộ, đảng viên và nhân dân; coi đó là nền tảng và là sức mạnh của người cách mạng, là cái gốc của cây, ngọn nguồn của sông nước. Chủ tịch Hồ Chí Minh đã nhiều lần chỉ rõ: “Sức có mạnh mới gánh được nặng và đi được xa”.
Trọng dụng nhân tài là truyền thống quý báu của dân tộc ta, truyền thống đó đã được Chủ tịch Hồ Chí Minh kế thừa, phát triển lên tầm cao mới, góp phần quan trọng vào sự nghiệp giải phóng dân tộc và xây dựng đất nước.