Ảnh TL, chỉ có tính minh họa
Trong sự nghiệp cách mạng của Đảng, của dân tộc nói chung cũng như trong xây dựng chỉnh đốn đảng và trong xây dựng Nhà nước pháp quyền của dân, do nhân dân, vì nhân dân, bao giờ Chủ tịch Hồ Chí Minh cũng rất quan tâm đến vấn đề chống chủ nghĩa cá nhân, nói đi đôi với làm của cán bộ, đảng viên. Theo Bác, cán bộ, đảng viên phải làm gương cho nhân dân cả về lời nói và việc làm, để cho dân tin, dân phục, dân yêu, từ đó làm cho dân tin Ðảng, phục Ðảng, yêu Ðảng và làm theo chính sách của Ðảng và Chính phủ. ….Nhất là những người cán bộ và lãnh tụ, càng phải làm cho xứng đáng lòng tin cậy của Ðảng, của dân tộc. Càng phải làm gương cho cả đảng viên, tất cả quần chúng noi theo[1].
Nói đi đôi với làm là một truyền thống, một chuẩn mực hành vi đạo đức của dân tộc Việt Nam. Nó xa lạ với lối nói suông, nói nhiều làm ít, càng xa lạ hơn với nói một đường làm một nẻo. Nói đi đôi với làm của người cán bộ, đảng viên cũng là một nét đẹp trong truyền thống đạo đức phương Đông. Chẳng hạn, Khổng Tử-Nhà tư tưởng lớn của Trung Quốc, chủ trương: "Chính tâm, tu thân, tề gia, trị quốc, bình thiên hạ". Nói "chính tâm" hay "tu thân", theo Khổng giáo, đó là đạo làm gương. Đây là một quan điểm tích cực của nho giáo mà có lần Chủ tịch Hồ Chí Minh đã nhấn mạnh: "Nói chung thì các dân tộc phương Đông đều giàu tình cảm, và đối với họ một tấm gương sống còn có giá trị hơn một trăm bài diễn văn tuyên truyền"[2].
Hồ Chí Minh đã kết tinh được những giá trị văn hóa dân tộc với tinh hoa văn hóa phơng Đông và phơng Tây mà đỉnh cao là học thuyết Mác-Lê-nin. Chủ nghĩa Mác-Lênin - với một nguyên tắc cơ bản là lý luận gắn liền với thực tế-đã tạo ra đợc một bớc ngoặt, một sự chuyển biến về chất trong tư tưởng Hồ Chí Minh. Vì vậy, trong suốt cả cuộc đời hoạt động cách mạng, Hồ Chí Minh không những luôn thể hiện là một tấm gơng sáng ngời về nói đi đôi với làm, mà còn giáo dục, nhắc nhở cán bộ, công chức, đảng viên, đặc biệt là những ngời lãnh đạo, quản lý và cả các tổ chức Đảng, Nhà nớc, các đoàn thể chính trị - xã hội phải thực hành nói đi đôi với làm, coi đó là một phẩm chất đạo đức, một nét đẹp của văn hóa chính trị trong hoạt động của một Đảng cầm quyền và của một Nhà nớc thật sự của dân, do dân, vì dân.
Nói đi đôi với làm, về mặt cá nhân, là đạo làm gương, là một phẩm chất, một giá trị đạo đức thực tiễn. Đây là một trong những phân biệt rạch ròi giữa cán bộ, công chức của bộ máy nhà nước mới với thời kỳ dới quyền thống trị của đế quốc, phong kiến. Chủ tịch Hồ Chí Minh chỉ ra rằng: "Bọn phong kiến ngày xưa nêu ra cần, kiệm, liêm, chính, nhưng không bao giờ làm mà lại bắt nhân dân phải tuân theo để phụng sự quyền lợi cho chúng. Ngày nay ta đề racần, kiệm, liêm, chínhcho cán bộ, đảng viên thực hiện làm gương cho nhân dân theo để lợi cho nước cho dân"[3]. Vì vậy, khi nêu đạo đức "trung với nước, hiếu với dân", Hồ Chí Minh bao giờ cũng gắn liền với tính hiệu quả và thực tiễn của vấn đề. Đó là "nhiệm vụ nào cũng hoàn thành, khó khăn nào cũng vợt qua, kẻ thù nào cũng đánh thắng". Như vậy, nói và làm phải đi đôi với nhau, tư tưởng phải chuyển hóa thành hành vi cụ thể, hoàn thành nhiệm vụ, thực hiện lý tưởng cao cả của Đảng và dân tộc.
Nói đúng đã khó, nhưng làm cho đúng, làm có hiệu quả thiết thực còn khó hơn. Những người cán bộ cách mạng là đầy tớ của dân thì phải cùng dân gánh vác công việc. Việc gì lợi cho dân thì dù nhỏ mấy cũng phải hết sức làm. Điều quan trọng ở đây không những chỉ làm, mà phải làm gương. Tức là, nói điều gì thì mình phải làm ngay, làm trước, làm nhiều hơn. Hồ Chí Minh nêu thí dụ: "trong việc cứu nạn đói, mình bảo người ta 10 ngày nhịn ăn một bữa mà chính đến ngày nhịn, mình lại cứ chén tỳ tỳ thì nghe sao được. Đáng lẽ dân nhịn một bữa mình nhịn hai bữa mới phải. Về việc khuyến nông cũng vậy, bảo người ta đào đất trồng ngô, trồng khoai mà lúc người ta làm mình lại ngủ thì sao được?" Tiếp đó, Bác dạy: "Miệng nói tay phải làm mới được?"[4].
Nói đi đôi với làm cũng có nghĩa là cán bộ phải tránh bệnh chủ quan, bệnh hình thức, bệnh quan liêu, giấy tờ. Cán bộ phải chân đi, mắt thấy, tai nghe, miệng nói, tay làm, óc nghĩ. Nói cách khác, trước mặt quần chúng "không phải ta cứ viết lên trán chữ "cộng sản" mà ta được họ yêu mến". "Quần chúng chỉ quý mến những người có tư cách, đạo đức. Muốn hướng dẫn nhân dân, mình phải làm mực thước cho người ta bắt chước"[5].
"Nói đi đôi với làm" không chỉ ở những việc làm gương, mà còn phải xem xét, kiểm tra tỷ mỷ, chu đáo. Lối làm việc này hoàn toàn xa lạ với lối quan liêu, tỉnh gửi giấy về huyện, huyện gửi giấy về xã, xã để lại hoặc ra khẩu hiệu, nhưng khi kiểm tra thì không cán bộ nào nắm được cụ thể; khi báo cáo lên trên thì đa phần là đảng viên "bốn tốt", chi bộ "bốn tốt". Bác cho rằng, kiểu làm việc đó là "tự mình lừa mình".
"Nói đi đôi với làm" còn là phẩm chất trong quan hệ giữa các tổ chức với cộng đồng. "Làm" ở đây vừa là hoạt động cá nhân, vừa là hoạt động của tổ chức với những biện pháp khoa học, quyết tâm cao, nhằm đưa nghị quyết, chủ trương, chính sách của Đảng và Chính phủ vào cuộc sống.
Tư tưởng Hồ Chí Minh trước hết, căn bản và xuyên suốt là tư tưởng chính trị. Tại sao tư tưởng đó lại dễ dàng và nhanh chóng thấm vào lòng người? Có nhiều lý do, nhưng phải thừa nhận một điều là, trong các vấn đề chính trị được Người nêu ra đã hàm chứa một nội dung "nói và làm" với những giải pháp thiết thực, khả thi, chắc chắn như 2 lần 2 là 4, không tô vẽ trang hoàng gì cả[6]. Cách nói và viết của Chủ tịch Hồ Chí Minh chỉ cốt sao "đồng bào xem rồi thì nghĩ lại, nghĩ rồi thì tỉnh dậy, tỉnh rồi thì đứng lên đoàn kết nhau mà làm cách mạng". Sinh thời, Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng Phạm Văn Đồng cho rằng, quan điểm cơ bản nhất của phương pháp luận tư tưởng Hồ Chí Minh là câu nói đanh thép của Người: "Cách mệnh! Cách mệnh! Cách mệnh!". Đó chính là sự đòi hỏi hành động để thực hiện giải phóng dân tộc, giải phóng giai cấp, giải phóng con người. Chủ tịch Hồ Chí Minh chủ trương "đưa chính trị vào giữa dân gian"[7].
Người cán bộ, đảng viên của Đảng muốn "nói và làm" thì phải học, như tục ngữ có câu: "Học ăn, học nói, học gói, học mở". Hồ Chí Minh cho rằng, nói cũng phải học, mà phải chịu khó học mới được, trước hết là phải học cách nói của quần chúng. Bởi vì, cách nói của dân chúng rất đầy đủ. Bác dạy rằng, mỗi tư tưởng, mỗi câu nói, mỗi chữ viết, phải tỏ rõ cái tư tưởng và lòng ước ao của quần chúng[8].
Trái với phẩm chất "nói đi đôi với làm" là những người, những tổ chức "nghị quyết đầy túi áo, thông cáo đầy túi quần"[9]. Những người như vậy "chỉ biết nói là nói, nói giờ này qua giờ khác, ngày này qua ngày khác, nhưng một việc thiết thực cũng không làm được. Bác chỉ rõ: nhiều nơi khai hội nói mênh mông trời đất, gì cũng có, nhưng những việc thiết thực cho địa phương đó, những việc mà dân chúng ở đó cần biết, cần hiểu, cần làm, thì không nói đến!
Hồ Chí Minh thường nhắc nhở chú ý đề phòng hai điều nguy hại của một Đảng cầm quyền:Một là, sai lầm về đường lối.Hai là, sự sa sút về tư tưởng đạo đức, phẩm chất lối sống của người cán bộ. Hai nguy cơ này đan xen vào nhau. Nhiều khi đường lối đúng mà cán bộ dở thì đường lối cũng không được thực hiện. Cán bộ dở không chỉ là tham ô, hủ hóa, kiêu ngạo, hiếu danh, thiếu kỷ luật, hẹp hòi..., mà còn ở chỗ lười biếng, làm việc lối bàn giấy, xa nhân dân, không hiểu biết nhân dân. Đó là loại cán bộ ngồi một nơi chỉ tay năm ngón không chịu xuống địa phương kiểm tra công tác..., những chỉ thị, nghị quyết cấp trên gửi xuống các địa phương có thực hiện được hay không, cũng không biết đến. Những cán bộ đó - theo Chủ tịch Hồ Chí Minh - không biết rằng, đối với nhân dân, không thể lý luận suông, chính trị suông, nhân dân cần trông thấy lợi ích thiết thực. Với những cán bộ đó, phần nhiều chủ trương của chúng ta không thi hành được đến nơi đến chốn.
Về phẩm chất của những tổ chức trong quá trình thực hiện "nói và làm", Chủ tịch Hồ Chí Minh nhấn mạnh trước hết vẫn là con người. Tổ chức nào thì hạt nhân vẫn là con người. Làm sao cho dân tin, dân yêu, dân phục, một thái độ "tâm phục, khẩu phục" thật sự qua lời nói và việc làm của cán bộ đó. Đã là "tâm phục, khẩu phục" thật sự thì mọi lúc, mọi nơi, mọi công việc, trước mắt hay sau lưng, quần chúng đều tin yêu và cảm phục. Muốn vậy, phải tẩy sạch bệnh quan liêu, mệnh lệnh ở những cán bộ miệng thì nói dân chủ, nhưng làm việc thì theo lối "quan" chủ; miệng thì nói "phụng sự quần chúng", làm thì trái ngược với lợi ích của quần chúng, với phương châm và chính sách của Đảng và Chính phủ[10]. Thực chất đó là những cán bộ nói một đường, làm một nẻo, cần phải phê phán, đấu tranh.
Trong quan hệ của tổ chức với quần chúng, Chủ tịch Hồ Chí Minh còn nhấn mạnh một khía cạnh khác thể hiện sự gắn bó "nói và làm", đó là "chủ trương 1, biện pháp 10, quyết tâm 20" để "làm" có hiệu quả. Trước hết, đường lối, chủ trương phải đúng, xuất phát và phù hợp với nguyện vọng và lợi ích chính đáng của quần chúng. Chủ trương, đường lối sai thì không thể có hiệu quả. Nhưng, chủ trương, đường lối không phải đưa ra theo ý muốn, theo tư tưởng, theo chủ quan của mình, rồi đem cột vào cho quần chúng. Người dạy: "phải khéo tập trung ý kiến của quần chúng, hóa nó thành cái đường lối để lãnh đạo quần chúng. Phải đem cách nhân dân so sánh, xem xét, giải quyết các vấn đề, mà hóa nó thành cách chỉ đạo nhân dân"[11].
Khi đã có đường lối, chủ trương đúng, thì việc đề ra biện pháp và cách tổ chức phù hợp, khoa học có ý nghĩa quyết định đem lại hiệu quả cao. Theo Bác, "biện pháp 10" tức là cách tổ chức, cách làm việc... lấy câu sau đây làm khuôn phép: "Từ trong quần chúng ta. Về sâu trong quần chúng"[12]. Rõ ràng, biện pháp - tức là cách làm, ở đây có một nghĩa rộng và hàm chứa nội dung phong phú. Sự phong phú không chỉ dừng lại ở sự cần thiết nhiều biện pháp ("biện pháp 10"), mà một điều quan trọng là trong khi "làm". Đó là một quá trình điều chỉnh, bổ sung chính sách, chủ trương cho phù hợp cuộc sống. Chủ tịch Hồ Chí Minh cho rằng, nghị quyết như mạch máu. Mạch máu chạy đều khắp thân thể thì người mạnh khỏe. Mạch máu dừng lại đâu không chạy thì chỗ đó sẽ tê liệt, sinh bệnh. Vì vậy, "Đảng phải luôn luôn xét lại những nghị quyết và những chỉ thị của mình đã thi hành thế nào. Nếu không vậy thì những nghị quyết và chỉ thị đó sẽ hóa ra lời nói suông mà còn hại đến lòng tin cậy của nhân dân đối với Đảng"[13]. Điều chỉnh, bổ sung chính sách theo tư tưởng Hồ Chí Minh, phải sát cuộc sống, hợp lòng dân, nhất định phải so sánh với kinh nghiệm của dân chúng, vì dân chúng là những người chịu đựng cái kết quả của sự lãnh đạo của Đảng". Sinh thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh chỉ rõ: những người lãnh đạo nào chỉ trông thấy một mặt của công việc, chỉ trông thấy từ trên xuống, nên sự trông thấy có hạn, còn quần chúng lại chỉ trông thấy từ dưới lên, nên sự trông thấy cũng có hạn. Vì vậy, muốn giải quyết vấn đề cho đúng, theo Bác - phải họp kinh nghiệm cả hai bên lại.
Mối quan hệ biện chứng giữa việc gom góp ý kiến của quần chúng, biến nó thành đường lối lãnh đạo quần chúng, rồi khi quần chúng thực hành, ta xem xét lại chủ trương chính sách, đúc thành kinh nghiệm chung, biến thành chủ trương, chỉ thị mới, là một quá trình liên tục xây dựng chủ trương và kinh nghiệm trên nền thực tiễn và vì lợi ích của quần chúng. Trong quá trình đó, chúng ta không sợ sai lầm và khuyết điểm. chỉ sợ không chịu cố gắng sửa chữa sai lầm và khuyết điểm. Đáng sợ là những người lãnh đạo chỉ biết khư khư giữ nếp cũ, không dám phụ trách, không có gan làm việc, không cả gan đề ra ý kiến. Bác Hồ dạy: "cách tổ chức và cách làm việc nào không hợp với quần chúng thì ta phải có gan đề nghị lên cấp trên để bỏ đi hoặc sửa lại. Cách nào hợp với quần chúng, quần chúng cần, thì dù chưa có sẵn, ta phải đề nghị lên cấp trên mà đặt ra. Nếu cần làm thì cứ đặt ra, rồi báo cáo sau, miễn là được việc"[14]. Chủ tịch Hồ Chí Minh còn dạy, phải lấy hiệu quả mà xem xét, phải đào tạo những cán bộ phụ trách, có gan làm việc, ham làm việc; ngược lại, nếu đào tạo một mớ cán bộ nhát gan, dễ bảo "đập đi, hò đứng", không dám phụ trách sẽ dẫn đến thất bại cho Đảng, cho cách mạng[15].
Muốn chống bệnh quan liêu, muốn "nói đi đôi với làm" có hiệu quả thì phải có kiểm tra. Đây là việc làm thường xuyên, có hệ thống và nhất thiết những người đi kiểm tra phải là những người có uy tín. Sự kiểm tra này cũng phải có quần chúng giúp đỡ. Theo Hồ Chí Minh, một cách kiểm tra công việc của cán bộ mình là từ dưới lên, tức là quần chúng và cán bộ kiểm tra sự sai lầm của người lãnh đạo.
"Biện pháp 10", nhưng "quyết tâm phải 20", nghĩa là đòi hỏi những con người hành động, phải kiên quyết làm. Theo Chủ tịch Hồ Chí Minh, làm không phải chuyện dễ, mà khó như trèo núi, rất gay go, có khi nguy hiểm là đằng khác, hồi trước, làm cách mạng mất đầu là thường; nay làm việc có đúng, có sai. "Bất cứ một người lao động nào, Chủ tịch Hồ Chí Minh viết: dù thông minh đến đâu, đôi lúc cũng có thể sai lầm. Chỉ có những kẻ ngồi không mới không sai lầm mà thôi. Nhưng làm việc mà có sai lầm còn hơn là sợ sai lầm mà khoanh tay ngồi không!"[16]. Vấn đề là vì lợi ích của nhân dân mà làm. Chủ tịch Hồ Chí Minh chỉ rõ rằng, tục ngữ có câu: "Dân dĩ thực vi thiên", nghĩa là dân lấy ăn làm trời, nếu không có ăn là không có trời. Lại có câu: "Có thực mới vực đợc đạo", nghĩa là không có ăn là không có trời. Những điều đó theo quan điểm của Bác Hồ nghĩa là phải hiểu biết nhân dân, nhân dân cần lợi ích thiết thực. Và, vì vậy, cán bộ phải kiên quyết làm và chính tâm; nếu nói mà không làm, thậm chí làm trái lại lời nói là vì cái tâm mình không chính.
Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ XI của Đảng Cộng sản Việt Nam thành công tốt đẹp là một sự kiện chính trị trong đại đưa dân tộc ta bước vào thời kỳ mới, đẩy mạnh sự nghiệp CNH, HĐH đất nước. Vấn đề trước mắt hiện nay là các cấp ủy và tổ chức đảng cần tập trung thực hiện tốt Nghị quyết Trung ương 4 (khóa XI): “Một số vấn đề cấp bách về xây dựng Đảng hiện nay”; chỉ đạo quá trình tổ chức quán triệt và quyết tâm thực hiện Chỉ thị 03-CT/TW của Bộ Chính trị về tiếp tục học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”, biến nó thành hiện thực. Mỗi đảng viên phải nói đi đôi với hành động, lý gắn với thực tiễn. Nói là để mà làm. Toàn Đảng, toàn dân, toàn quân ta quyết tâm biến nghị quyết của Đảng thành phong trào cách mạng của nhân dân, tạo được chuyển biến thật sự trong nhận thức và hành động, đem lại chất lượng và hiệu quả cao trong tổ chức thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng lần thứ XI.
Sự nghiệp đổi mới không cho phép chúng ta chần chừ, nói nhiều, làm ít hoặc thậm chí nói không đi đôi với làm. ý kiến này của đồng chí Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tại Hội nghị Trung ương 4 (khóa XI) là sự lĩnh hội chính xác và tuân thủ nghiêm túc tư tưởng Hồ Chí Minh về vấn đề “nói đi đôi với làm”.
Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh hiện nay có ý nghĩa hết sức quan trọng đến việc hoàn thành nhiệm vụ chính trị của mỗi cơ quan, đơn vị, địa phương và của mỗi cán bộ, đảng viên. Nhận thức rõ tầm quan trọng và ý nghĩa đó; làm tốt những vấn đề nói trên là góp phần thiết thực vào thực hiện thắng lợi Nghị quyết Hội nghị Trung ương 4 (khoá XI) và góp phần thiết thực vào thực hiệnChỉ thị 03-CT/TW của Bộ Chính trị (khóa XI), tạo thành đợt sinh hoạt chính trị sâu, rộng trong toàn Đảng và trong xã hội về tiếp tục học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh./.
Đại tá, Ngô Doãn Tạo
Phó Chủ nhiệm chính trị Quân chủng PK-KQ
[1]Hồ Chí Minh toàn tập, tập 5, Nxb CTQG, H. 2001, tr. 253.
[2]Hồ Chí Minh: Toàn tập, tập.1, Nxb CTQG,Hà Nội., 1995, tr.263
[3]Hồ Chí Minh: Toàn tập, tập.6, Nxb CTQG,Hà Nội., 1995, tr.321.
[4]Hồ Chí Minh: Toàn tập, tập.4, Nxb CTQG,Hà Nội., 1995, tr.102
[5]Hồ Chí Minh: Toàn tập, tập.5, Nxb CTQG,Hà Nội., 1995, tr.552.
[6]Hồ Chí Minh: Toàn tập, tập.2, Nxb CTQG,Hà Nội., 1995, tr.262.
[7]Hồ Chí Minh: Toàn tập, tập.5, Nxb CTQG, Hà Nội., 1995, tr.298.
[8]Hồ Chí Minh: Toàn tập, tập.5, Nxb CTQG, Hà Nội., 1995, tr.306.
[9]Hồ Chí Minh: Toàn tập, tập.5, Nxb CTQG, Hà Nội., 1995, tr.259.
[10]Hồ Chí Minh: Toàn tập, tập.6, Nxb CTQG, Hà Nội., 1995, tr.292.
[11]Hồ Chí Minh: Toàn tập, tập.5, Nxb CTQG, Hà Nội., 1995, tr.298.
[12]Hồ Chí Minh: Toàn tập, tập.5, Nxb CTQG, Hà Nội., 1995, tr.248.
[13]Hồ Chí Minh: Toàn tập, tập.5, Nxb CTQG, Hà Nội., 1995, tr.250.
[14]Hồ Chí Minh: Toàn tập, tập.5, Nxb CTQG, Hà Nội., 1995, tr.246.
[15]Hồ Chí Minh: Toàn tập, tập.5, Nxb CTQG, Hà Nội., 1995, tr.281.
[16]Hồ Chí Minh: Toàn tập, tập.2, Nxb CTQG, Hà Nội., 1995, tr.165
Theo http://tuyengiao.vn/
Minh Nguyệt (st)