Tin tức
Mười năm trước, tháng 11/2011, Ban Chấp hành Trung ương ban hành Quy định 47-QĐ/TW về những điều đảng viên không được làm. Sau hai nhiệm kỳ Đại hội Đảng, mới đây, tại Hội nghị lần thứ 4 (Khóa XIII), Trung ương đã quyết định thay đổi, bổ sung thêm một số nội dung, đáp ứng yêu cầu của tình hình mới.
Phòng, chống tham nhũng là nhiệm vụ, là cuộc đấu tranh quyết liệt, để từ đó ngăn chặn cái xấu, lan tỏa cái tốt trong hành trình xây dựng con người mới, xã hội mới - xã hội chủ nghĩa.
Phát biểu trước đội ngũ cán bộ, đảng viên, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng từng đặt câu hỏi: “Tiền bạc lắm làm gì, chết có mang đi được đâu. Danh dự mới là điều thiêng liêng, cao quý nhất”. Câu hỏi đặt ra là tại sao khi đã lên đến những đỉnh cao về chức vụ, quyền lực và tiền bạc thì không thiếu, mà không ít cán bộ vẫn liều lĩnh thực hiện các hành vi phạm pháp? Ma lực nào đã thúc đẩy họ?
Nói về công tác phòng, chống tham nhũng (PCTN), Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng nhấn mạnh: “Mục đích kỷ luật là để "trị bệnh cứu người", cảnh tỉnh, răn đe, do đó phải quán triệt phương châm phòng ngừa chặt chẽ, ngăn chặn từ gốc, phát hiện từ sớm, xử lý từ đầu, không để vi phạm nhỏ tích tụ thành sai phạm lớn”.
Công dân Việt Nam là học sinh, sinh viên, học viên, nghiên cứu sinh, thực tập sinh và người học ra nước ngoài học tập theo các khóa đào tạo, bồi dưỡng từ 03 tháng liên tục trở lên (sau đây gọi chung là du học sinh).
Từ cuối năm 2019 đến nay, đại dịch COVID-19 diễn ra phức tạp, khó lường, tác động tiêu cực đến kinh tế thế giới, khu vực, trong đó có Việt Nam. Trong khi Đảng, Nhà nước và nhân dân ta đang nỗ lực thực hiện toàn diện các biện pháp phòng, chống đại dịch, bước đầu đạt được kết quả quan trọng thì các thế lực thù địch, phản động, cơ hội chính trị đẩy mạnh tung tin giả mạo, xuyên tạc tình hình, phủ nhận cách thức phòng, chống dịch bệnh COVID-19 ở Việt Nam
Sau 35 năm đổi mới, dưới sự lãnh đạo của Đảng, đất nước ta đã đạt nhiều thành tựu vô cùng to lớn. Tuy nhiên, những yêu cầu, thách thức mới trong bối cảnh hiện nay đang đặt ra trọng trách lớn hơn đối với Đảng.
75 năm đã trôi qua từ Hội nghị văn hóa toàn quốc lần thứ nhất (24-11-1946) - hội nghị ghi dấu ấn quan trọng về tầm nhìn chiến lược, các quan điểm của Đảng, sự quan tâm của Nhà nước và Bác Hồ kính yêu đối với lĩnh vực văn hóa. Khơi dậy và phát huy giá trị văn hóa, tài năng, trí tuệ, phẩm chất đạo đức, sức mạnh của con người Việt Nam đã được xác định là trung tâm, là mục tiêu, nguồn lực nội sinh, động lực quan trọng nhất để phát triển bền vững đất nước.
Những năm gần đây, Ban Chấp hành Trung ương, Bộ Chính trị, Ban Bí thư các khóa đã ban hành nhiều nghị quyết, chỉ thị, quy định, quyết định, kết luận về công tác cán bộ. Trong đó phải kể đến Kết luận số 24-KL/TW của Bộ Chính trị (khóa XI) về “Tiếp tục đẩy mạnh công tác quy hoạch và luân chuyển cán bộ lãnh đạo, quản lý đến năm 2020 và những năm tiếp theo.
Hiện nay, các quy định về lao động nữ đã cơ bản bảo đảm quyền bình đẳng giới; khuyến khích người sử dụng lao động tạo điều kiện để lao động nữ có việc làm thường xuyên, áp dụng rộng rãi chế độ làm việc theo thời gian biểu linh hoạt; có biện pháp tạo việc làm, cải thiện điều kiện lao động, nâng cao trình độ nghề nghiệp, chăm sóc sức khỏe, tăng cường phúc lợi về vật chất và tinh thần của lao động nữ nhằm giúp lao động nữ phát huy có hiệu quả năng lực nghề nghiệp, kết hợp hài hòa cuộc sống lao động và cuộc sống gia đình.
Kế thừa dòng chảy truyền thống văn hóa dân tộc, kết hợp tầm nhìn khoa học cách mạng của thời đại, Đảng Cộng sản Việt Nam từ khi thành lập đến nay luôn quan tâm đặc biệt đến các “chiến lược văn hóa”.
Nhìn lại hơn 91 năm qua, từ khi Đảng ta ra đời ngày 3-2-1930 cho đến nay, những quan điểm cơ bản của Đảng về văn hóa, phát triển văn hóa, con người đã từng bước được bổ sung, hoàn thiện một cách khoa học, cách mạng, nhân văn. Hệ thống các quan điểm này được nhân dân đồng tình, ủng hộ, bởi tất cả đều hướng đến mục tiêu vì hạnh phúc của nhân dân.