Chủ tịch Hồ Chí Minh
Sau Cách mạng Tháng Mười năm 1917, trong bối cảnh nước Nga bước vào thời kỳ quá độ từ chủ nghĩa tư bản lên chủ nghĩa xã hội với muôn vàn gian khó, V.I. Lê-nin đặc biệt coi trọng công tác xây dựng Đảng và Nhà nước trong sạch, vững mạnh, hoạt động hiệu quả. Những chỉ dẫn quý báu của V.I. Lê-nin vẫn tiếp tục có ý nghĩa to lớn đối với quá trình xây dựng, chỉnh đốn Đảng và hệ thống chính trị trong sạch, vững mạnh ở Việt Nam hiện nay.
Để quy tụ và cụ thể những chuẩn mực đạo đức giúp cho mỗi cán bộ, đảng viên phấn đấu, rèn luyện có hiệu quả, cần khái quát ngắn gọn, dễ hiểu, dễ nhớ, dễ thực hiện, dễ kiểm tra, đánh giá, ở mấy điểm chính sau: Trung thành với lý tưởng; Liêm chính trong công việc; Gương mẫu trước nhân dân; Kiệm cần trong lối sống; Kỷ cương luôn coi trọng; Đoàn kết thật chân thành.
Trong toàn bộ cuộc đời và sự nghiệp cách mạng đầy sôi nổi và vẻ vang của Chủ tịch Hồ Chí Minh, những dấu ấn về người thầy và nghề dạy học của Người diễn ra trong thời gian tương đối ngắn. Song, tư tưởng, phẩm chất, phương pháp, tác phong dạy học và những quan điểm về giáo dục của Bác mãi mãi là tấm gương mẫu mực để các thế hệ nhà giáo noi theo.
Trong tác phẩm Sửa đổi lối làm việc khi nói về “Cách lãnh đạo”, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã khẳng định “Kiểm soát khéo, bao nhiêu khuyết điểm lòi ra hết” để đề cập đến một trong những nội dung và phương thức lãnh đạo quan trọng của Đảng là kiểm tra, giám sát. Quan điểm của Người mang ý nghĩa lý luận và thực tiễn sâu sắc đối với công tác xây dựng Đảng hiện nay.
Chủ tịch Hồ Chí Minh là hiện thân của dân tộc, là kết tinh của văn hóa Việt Nam. Tư tưởng của Hồ Chí Minh trong lĩnh vực đối ngoại mang đậm dấu ấn truyền thống ngoại giao của dân tộc, đó là tư tưởng hòa bình, hữu nghị, hợp tác và cùng phát triển giữa các dân tộc.
Đảng ta xác định tham nhũng là một trong bốn nguy cơ đối với sự tồn vong của chế độ và sự phát triển của đất nước. Trong cuộc chiến chống tham nhũng vô cùng khó khăn, phức tạp hiện nay, cần dựa vào “tai mắt”, sự giám sát của nhân dân theo tư tưởng “lấy dân là gốc” của Chủ tịch Hồ Chí Minh.
Sinh ra trong một gia đình nhà nho trọng việc học, bản thân Chủ tịch Hồ Chí Minh cũng từng là một nhà giáo. Người luôn quan tâm tới công tác giáo dục và đào tạo, coi "giáo dục là cốt sách hàng đầu", đồng thời, có những tư duy mới mẻ, đi trước thời đại về giáo dục.
Hệ thống các quan điểm lý luận về văn hóa trong tư tưởng Hồ Chí Minh là kết tinh những giá trị văn hóa Đông và Tây, truyền thống và hiện đại, dân tộc và quốc tế; là nhân cách, bản lĩnh văn hóa của một nhà văn hóa kiệt xuất; là sự vận dụng sáng tạo những lý luận về văn hóa của chủ nghĩa Mác - Lê-nin. Tư tưởng của Người về văn hóa dẫn dắt, định hướng việc xây dựng, phát triển, nâng cao tầm vóc nền văn hóa Việt Nam.
Chủ tịch Hồ Chí Minh là tấm gương sáng ngời, mẫu mực về đạo đức cách mạng, là biểu tượng về ý chí, nghị lực và sự phấn đấu, hy sinh không ngừng vì độc lập dân tộc, vì hạnh phúc của nhân dân. Trong giai đoạn hiện nay, mỗi cán bộ, đảng viên, mỗi người dân Việt Nam cần tiếp tục nỗ lực phấn đấu hơn nữa, nhân lên những điều tốt đẹp để cả dân tộc ta là “một rừng hoa đẹp”, xây dựng và phát triển đất nước, lan tỏa và góp phần làm cho tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh ngày càng thấm sâu, thực sự trở thành nền tảng tinh thần vững chắc trong đời sống xã hội.
Sự lãnh đạo của Đảng là nhân tố hàng đầu quyết định mọi thắng lợi của cách mạng Việt Nam; trong đó, công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng luôn là nhiệm vụ then chốt, có ý nghĩa đặc biệt quan trọng. Do đó, yêu cầu đặt ra hiện nay là cần tiếp tục vận dụng sáng tạo tư tưởng Hồ Chí Minh về xây dựng, chỉnh đốn Đảng và hệ thống chính trị trong sạch, vững mạnh gắn với phát huy sức mạnh, quyền làm chủ của nhân dân.