Tin tổng hợp
Thực hiện nghĩa vụ quân sự không chỉ là nghĩa vụ, quyền cao quý, mà trên hết đó còn là “Mệnh lệnh từ trái tim” của mỗi công dân Việt Nam. Nghĩa vụ quân sự là nghĩa vụ vẻ vang của công dân phục vụ trong Quân đội nhân dân.
Tháng 12-1967, sau khi tốt nghiệp Khoa Văn, Trường Đại học Tổng hợp Hà Nội (nay là Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học quốc gia Hà Nội), đồng chí Nguyễn Phú Trọng được tiếp nhận về làm biên tập viên Tạp chí Học tập, nay là Tạp chí Cộng sản.
Những ngày tháng được ở bên, bảo vệ sự bình an của Bác Hồ, với người lính cảnh vệ Trần Nguyên Mười mãi là kho ký ức đầy tự hào và không bao giờ phai nhòa.
Gần đây, tôi tìm lại được trong các ghi chép cũ bản ghi cuộc trò chuyện từ nhiều năm trước giữa tôi và ông Nguyễn Đình Khôi - nguyên Phó Vụ trưởng Vụ châu Âu 1, Bộ Ngoại giao. Ông Khôi thuộc nhóm thanh niên đầu tiên được cử đi học ở Liên Xô trong Kháng chiến chống Pháp. Lần đó, ông Khôi kể về lần Bác Hồ đến thăm và căn dặn những người sắp được ra nước ngoài học tập.
Hiệp định Giơ-ne-vơ về đình chỉ chiến sự ở Việt Nam không chỉ là mốc son quan trọng trong cuộc đấu tranh giành độc lập, tự do của dân tộc Việt Nam trong thế kỷ XX, mà còn là sự kiện có ý nghĩa lịch sử, là thành quả của “trận đánh” lớn đầu tiên trên vũ đài quốc tế của nền ngoại giao cách mạng Việt Nam thời đại Hồ Chí Minh. Bảy mươi năm đã trôi qua, tình hình quốc tế và khu vực có nhiều thay đổi, song ý nghĩa và những bài học từ Hội nghị lịch sử này vẫn vẹn nguyên giá trị.
Ngày 07/02/1958, tại Thủ đô New Delhi, Ấn Độ, Chủ tịch Hồ Chí Minh và Thủ tướng Jawaharlal Nehru đã thống nhất ký Tuyên bố chung Việt Nam - Ấn Độ. Đây chính là dấu ấn quan trọng để hai nước phát triển quan hệ ngoại giao tốt đẹp; phát triển hợp tác chặt chẽ trong công cuộc xây dựng và phát triển đất nước ngày nay.
Thời gian qua, trên không gian mạng xuất hiện quan điểm xuyên tạc, chống phá cho rằng: Việt Nam không có thực lực khi thực hiện chi trả lương mới cho người lao động; nguồn tiền chủ yếu đi vay của nước ngoài, bởi nền kinh tế đang suy thoái nghiêm trọng...
Đối với sự nghiệp giải phóng dân tộc, giải phóng giai cấp ở Việt Nam, thắng lợi của Cách mạng Tháng Tám năm 1945 và Quốc khánh 2-9 đã mở ra bước ngoặt vĩ đại, đưa dân tộc Việt Nam bước sang kỷ nguyên mới - kỷ nguyên độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội; đưa nhân dân ta từ thân phận nô lệ trở thành người làm chủ đất nước, làm chủ vận mệnh của mình.