Tin tổng hợp
Hiệp định Genève được ký kết ngày 21/7/1954 là thắng lợi của ngoại giao Việt Nam/của bản lĩnh, tinh thần gắn kết giữa đối nội với đối ngoại, lấy đối nội phục vụ đối ngoại và ngược lại để từng bước giành thắng lợi; là phương pháp, nghệ thuật đối ngoại rất Việt Nam trong thời đại Hồ Chí Minh lịch sử.
Trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp, đầu năm 1946, “Hội giúp binh sĩ bị nạn” ra đời ở Thuận Hóa (Bình Trị Thiên), rồi lan ra nhiều tỉnh, thành phố. Chiều 28-5-1946, tại Hà Nội, “Tổng hội giúp binh sĩ bị nạn” tổ chức nói chuyện kêu gọi đồng bào gia nhập hội, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã đến dự. Ngày 7-11-1946, trên Báo Cứu quốc (số 398), Chủ tịch Hồ Chí Minh có “Thông báo về việc nhận con các liệt sĩ làm con nuôi” để cảm ơn các chiến sĩ đã hy sinh tính mệnh của mình cho Tổ quốc.
“Thoạt đầu, ai cũng tưởng chẳng làm sao. Cùng là đất nước, đi đâu mà chả thế?”. Nhà văn – nhà báo nổi tiếng Vũ Bằng đã khởi đầu thiên tuyệt bút “Thương nhớ mười hai” của mình như vậy. Cũng như ông, ngày ấy, thực thi Hiệp định Geneva năm 1954, lòng người Việt, ai chẳng mong cái hẹn hai năm hội ngộ trong ngày tổ chức Tổng tuyển cử để thống nhất đất nước sẽ trở thành hiện thực.
Tiến cử, giới thiệu, quy hoạch, đề bạt cán bộ các cấp, nhất là đội ngũ cán bộ cấp chiến lược quyết định sự thành bại đối với sự nghiệp cách mạng của Đảng và dân tộc. Do đó, cần phải quy được trách nhiệm cụ thể đối với từng tập thể, cá nhân trong việc tiến cử, thẩm định, quy hoạch, đề bạt bổ nhiệm cán bộ khi để xảy ra sai phạm.
Trong suốt quá trình lãnh đạo cách mạng, Đảng ta luôn xác định công tác cán bộ là việc gốc, việc then chốt của Đảng nên đặc biệt chăm lo, tập trung hoàn thiện nguyên tắc, thủ tục, quy định, quy trình về công tác cán bộ...
Trên cương vị Tổng Bí thư, Bí thư Quân ủy Trung ương (QUTƯ), nhận thức sâu sắc quan điểm kết hợp chặt chẽ hai nhiệm vụ chiến lược của cách mạng Việt Nam, đồng chí đã chủ trì, cùng với Ban Chấp hành Trung ương, Bộ Chính trị, Ban Bí thư hết sức chăm lo lãnh đạo, chỉ đạo xây dựng, phát triển toàn diện mọi mặt đất nước, đồng thời đặc biệt quan tâm phát triển lý luận, đường lối, chiến lược và chỉ đạo sắc bén hoạt động quân sự, quốc phòng (QS, QP), xây dựng Quân đội, góp phần tạo nên những thành tựu to lớn trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc (BVTQ) thời kỳ mới. Đất nước ta chưa bao giờ có được cơ đồ, vị thế và uy tín quốc tế như ngày nay.
57 năm đứng trong hàng ngũ của Đảng, Đồng chí Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã có nhiều cống hiến to lớn cho sự nghiệp cách mạng vẻ vang của Đảng và dân tộc. Đặc biệt, trong công cuộc đổi mới đất nước, Đồng chí để lại nhiều dấu ấn sâu đậm trong công tác tư tưởng của Đảng, góp phần hoạch định chủ trương, đường lối ở tầm chiến lược; xây dựng, hoàn thiện lý luận về đường lối đổi mới của Đảng; đưa đất nước ta đạt được những thành tựu to lớn, có ý nghĩa lịch sử.
“Khu Di tích Chủ tịch Hồ Chí Minh tại Đá Chông (K9) - là căn cứ của Trung ương, nơi phục vụ Bác Hồ, Trung ương Đảng làm việc và là nơi giữ gìn thi hài Bác trong những năm kháng chiến, không chỉ mang ý nghĩa lịch sử, chính trị, văn hóa giàu tính nhân văn sâu sắc với tấm lòng thành kính luôn hướng về Bác mà còn trở thành địa danh giáo dục truyền thống cách mạng của dân tộc cho các thế hệ hôm nay và mai sau” - Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng ghi trong sổ lưu niệm tại Khu K9 (Đá Chông, Ba Vì, Hà Nội).