Tin tổng hợp
Một trong những nội dung quan trọng của Hội nghị lần thứ Tư Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XII là thảo luận, cho ý kiến và ra nghị quyết về “Tăng cường xây dựng, chỉnh đốn Đảng; ngăn chặn, đẩy lùi sự suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, những biểu hiện "tự diễn biến," "tự chuyển hóa" trong nội bộ”.
Trong suốt cuộc đời hoạt động cách mạng của mình, Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn nghiên cứu giải quyết lợi ích giữa dân tộc và quốc tế trên nguyên tắc bảo đảm lợi ích dân tộc. Đây là quan điểm nhất quán của Người và được Đảng ta vận dụng sáng tạo trong mọi quyết sách phát triển đất nước.
Chủ tịch Hồ Chí Minh chủ trương pháp trị, hay Người chủ trương đức trị? Vấn đề này gần đây được nêu ra ở nhiều cuộc hội thảo, ở đâu, tranh luận cũng sôi nổi. Nhưng ở đâu, hai phe vẫn cứ “bất phân thắng phụ”! Vì cả hai phe đều nói có đủ sách, đủ chứng. Lại có phe thứ ba chiết trung, dung hoà hai phe mà nói rằng, phương thức trị quốc an dân của Lãnh tụ kết hợp hài hoà đức trị và pháp trị. Đức trị của văn hiến Á Đông, Pháp trị của khoa học quản lí Âu Mỹ.
Có thể đưa ra một nhận xét rằng, Chủ tịch Hồ Chí Minh là sự kết hợp, là sự tổng hòa một cách xuất chúng của ba nhà: Nhà chính trị, quân sự đại tài, Nhà văn hóa đại bác học và Nhà tư tưởng lập pháp mẫu mực.
Như hàng triệu người Việt Nam khắc sâu công ơn to lớn của Bác Hồ kính yêu, bản thân tôi cũng vậy. Càng biết ơn, tự hào, tôi càng muốn tấm gương sáng ngời về đạo đức, nhân cách, lối sống của Người soi rọi đến nhiều người.
Cách đây 99 năm, ngày 7-11-1917, tại nước Nga, dưới sự lãnh đạo thiên tài của V.I.Lê-nin và Đảng Bôn-sê-vích, giai cấp công nhân và nhân dân lao động Nga đã đứng lên lật đổ chế độ Sa hoàng, lập nên nhà nước vô sản đầu tiên trên thế giới, mở đầu thời đại mới trong lịch sử phát triển của nhân loại.
Kỳ 2 của bài viết phân tích rõ xu hướng hư vô về chính trị, thiếu đạo đức nghề nghiệp trong một bộ phận người làm báo; Sự thiếu trách nhiệm, bất cập trong công tác chỉ đạo, quản lý của một số cơ quan chủ quản báo chí.
Nghị quyết Hội nghị TƯ 4 khoá XII của Ban Chấp hành TƯ Đảng được ban hành nêu rõ 9 biểu hiện về suy thoái tư tưởng chính trị, 9 biểu hiện suy thoái về đạo đức, lối sống và 9 biểu hiện "tự diễn biến", "tự chuyển hoá" trong cán bộ Đảng viên hiện nay. TƯ xác định nhìn thẳng sự thật, nói rõ sự thật, đánh giá đúng sự thật… để chỉnh đốn Đảng.