Tin tổng hợp
Cách đây 74 năm, thực hiện Chỉ thị của lãnh tụ Hồ Chí Minh, ngày 22-12-1944, Đội Việt Nam Tuyên truyền Giải phóng quân - đội quân chủ lực đầu tiên của Quân đội nhân dân Việt Nam được thành lập.
Sau thắng lợi của Cách mạng Tháng Tám năm 1945, nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa ra đời trong tình thế bị kẻ thù bao vây cả trong lẫn ngoài. Trong thì phản động nổi lên, ngoài thì các thế lực nhăm nhe nhòm ngó, hòng tiếp tục xâu xé đất nước Việt Nam, âm mưu đưa nhân dân ta trở lại thân phận nô lệ.
Thời gian qua, các thế lực thù địch, phản động, cơ hội chính trị tung nhiều thông tin xấu độc bôi nhọ, xuyên tạc về Quân đội nhân dân Việt Nam và hình ảnh Bộ đội Cụ Hồ nhằm làm suy giảm uy tín, hình ảnh của quân đội ta, từ đó tác động tiêu cực đến niềm tin của nhân dân đối với quân đội.
Danh hiệu “Bộ đội Cụ Hồ” gắn liền với quá trình xây dựng, chiến đấu và trưởng thành của Quân đội nhân dân Việt Nam, được lưu giữ trong lòng nhân dân, trở thành giá trị văn hóa quân sự tiêu biểu của thời đại mới - thời đại Hồ Chí Minh.
Xây dựng ý thức tôn trọng nhân dân, phát huy dân chủ, chăm lo đời sống nhân dân là nội dung cơ bản trong tư tưởng Hồ Chí Minh, tạo động lực to lớn cho công cuộc đổi mới; đồng thời là giải pháp quan trọng, cấp bách trong xây dựng Đảng, Nhà nước, hệ thống chính trị giai đoạn hiện nay.
Chủ tịch Hồ Chí Minh, vị lãnh tụ thiên tài và kính yêu của dân tộc Việt Nam, Anh hùng giải phóng dân tộc, danh nhân văn hóa kiệt xuất. Tư tưởng, đạo đức của Người là sự kết tinh những truyền thống tốt đẹp của dân tộc và tinh hoa văn hóa nhân loại, là tài sản tinh thần vô giá của Ðảng và nhân dân ta. Sinh thời, Người luôn quan tâm đến mối quan hệ giữa cán bộ, đảng viên và quần chúng nhân dân.
Đặc biệt quan tâm công tác xây dựng Đảng nói chung, vấn đề rèn luyện đạo đức cách mạng cho đội ngũ cán bộ, đảng viên (CB, ĐV) nói riêng để Đảng luôn trong sạch, vững mạnh, xứng đáng là đội tiền phong của giai cấp và dân tộc là sự nhất quán trong tư tưởng Hồ Chí Minh.
Trong suốt cuộc đời hoạt động cách mạng của mình, từ những bài giảng đầu tiên trong tác phẩm “Đường Kách mệnh” đến trăn trở, mong muốn trong bản Di chúc, Chủ tịch Hồ Chí Minh đặc biệt quan tâm và dành nhiều tâm sức bàn về vấn đề đạo đức và việc tu dưỡng, rèn luyện, thực hành đạo đức; coi đó là “cái gốc” của người cách mạng.