Tin tổng hợp
Tập trung dân chủ là nguyên tắc cơ bản trong tổ chức và hoạt động của Đảng, nhân tố bảo đảm sự thống nhất ý chí và hành động, vừa phát huy dân chủ, quy tụ được sức mạnh, trí tuệ của tập thể, vừa bảo đảm hiệu quả lãnh đạo, sức chiến đấu của Đảng. Trước yêu cầu tiếp tục “quán triệt và thực hiện nghiêm nguyên tắc tập trung dân chủ” như Đại hội XIII của Đảng đề ra, việc hoàn thiện cơ chế thực thi nguyên tắc tập trung dân chủ trong công tác cán bộ đáp ứng yêu cầu của tình hình mới là nhiệm vụ quan trọng và cấp thiết.
Nhìn lại chặng đường 10 năm kể từ khi thành lập Ban Chỉ đạo Trung ương trực thuộc Bộ Chính trị đến nay, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã khẳng định, đấu tranh phòng, chống tham nhũng thực sự đã “trở thành phong trào, xu thế không thể đảo ngược” và “thu được nhiều kết quả quan trọng”, “không phải như một số ý kiến cho rằng, nếu quá tập trung vào chống tham nhũng sẽ làm “nhụt chí”, “chùn bước” những người dám nghĩ, dám làm, làm “chậm” sự phát triển đất nước.
Người đứng đầu cơ quan, đơn vị có vai trò quản lý, điều hành, dẫn dắt đồng thời chịu trách nhiệm về mọi hoạt động tại nơi mình phụ trách. Từ đây đòi hỏi vấn đề nêu gương của người đứng đầu phải luôn được đề cao. Tuy nhiên trên thực tế có lúc, có nơi vẫn còn tình trạng lơ là, buông lỏng, thiếu trách nhiệm của người đứng đầu gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến tập thể, tác động tiêu cực đến xã hội, làm mất niềm tin trong nhân dân.
Đảng ta sinh vào mùa Xuân, Xuân mang sức sống cho Đảng, Đảng đưa đất nước tới những “mùa xuân tươi tràn ánh sáng khắp nơi nơi”. Mùa xuân đó được hợp thành bởi những nhành xuân tươi đẹp, với những đơm nụ, khai hoa của mỗi đảng viên. Khái niệm “vui Xuân, mừng Đảng” đã in đậm, khắc sâu trong tiềm thức của nhân dân, mãi mãi là nguồn cảm xúc mãnh liệt để mỗi người nhận thức đầy đủ, sâu sắc hơn trái ngọt mà Đảng mang lại cho cuộc sống hôm nay.
Thời gian qua, một số nước phương Tây đã đưa ra các đánh giá, nhận định không đúng về quyền con người ở Việt Nam. Nhận diện và đấu tranh bác bỏ các quan điểm sai trái này cần được đặc biệt coi trọng trong cuộc đấu tranh tư tưởng, lý luận, không chỉ vì hình ảnh, uy tín của Việt Nam trên trường quốc tế, mà còn vì chân lý, lẽ phải luôn thuộc về chúng ta.
Sau 25 năm thực hiện Chỉ thị số 30-CT/TW ngày 18-2-1998 của Bộ Chính trị (khóa VIII) về xây dựng và thực hiện quy chế dân chủ (QCDC) ở cơ sở, cấp ủy, chính quyền các cấp đã triển khai thực hiện một cách nghiêm túc, bài bản, sáng tạo nhằm phát huy quyền làm chủ của nhân dân, tạo sự đồng thuận và phát huy được sức mạnh toàn dân trong xây dựng và phát triển đất nước, là động lực to lớn thúc đẩy sự phát triển, đổi mới trên tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội.
Trong quá trình lãnh đạo cách mạng Việt Nam, Đảng và Nhà nước ta đã có những chủ trương, đường lối, chính sách nhằm thúc đẩy văn hóa phát triển. Thời gian qua, bên cạnh những kết quả đạt được, thể chế, chính sách cho phát triển văn hóa ở nước ta vẫn còn những hạn chế, bất cập. Để đáp ứng yêu cầu thời kỳ mới, thể chế, chính sách cần được tiếp tục đổi mới, bổ sung, hoàn thiện để phát huy hiệu quả các nguồn lực cho phát triển văn hóa, góp phần vào sự nghiệp xây dựng, bảo vệ và phát triển đất nước.
Sinh thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn quan tâm và đánh giá cao vai trò của phụ nữ Việt Nam trong quá trình phát triển của lịch sử dân tộc. Người xác định phụ nữ là một trong những nhân tố quyết định đến sự thành bại của cách mạng trong sự nghiệp đấu tranh giải phóng dân tộc.