Gần 40 năm qua, đã bao lần ông Phan Hoàng Oanh ngồi lặng lẽ nhìn về hướng cầu tàu 914, ở đó bao đồng đội của ông đã vĩnh viễn nằm lại để có một Côn Đảo sáng ngời khí phách anh hùng.

Và hôm nay, trong những ngày tháng Tư lịch sử này, ông lại bồi hồi nhớ về cái thuở bi hùng nơi “địa ngục trần gian”, nhớ thời khắc mà các tù chính trị sục sôi nổi dậy tự giải phóng mình khiến Côn Đảo đầy ắp tiếng cười và những dòng nước mắt… Ông là Phan Hoàng Oanh, một trong 5 cựu tù chính trị hiện đang sống tại Côn Đảo (Bà Rịa-Vũng Tàu).

Giữ vững tinh thần

Sinh trưởng trên quê hương Kiên Giang, từ nhỏ Phan Hoàng Oanh đã sớm giác ngộ cách mạng, tích cực tham gia các hoạt động phản đế tại địa phương. Từ giao liên, tiếp tế cho bộ đội đến công tác phong trào thanh niên, xã đội… Oanh đều hăng hái tham gia. Nhờ đó, anh được bầu làm Phó bí thư Đoàn xã, kiêm đội viên xã đội. Năm 1969, trong một lần cùng nhóm đi công tác ban đêm, bị địch phục kích bất ngờ, Oanh bị thương. Tưởng bọn lính bảo an không nhận ra mình nên anh vẫn lén về nhà nằm điều trị. Ai ngờ, sáng hôm sau, tụi lính kéo đến bắt anh về đồn tra tấn, rồi kết án đưa vào trại giam Chí Hòa. Tại đây anh tiếp tục tổ chức tù nhân đấu tranh đòi quyền dân sinh, dân chủ và đòi được làm lễ kỷ niệm sinh nhật Chủ tịch Hồ Chí Minh trong khám. Bọn địch đưa anh vào danh sách “chăm sóc đặc biệt”. Đầu năm 1970, Phan Hoàng Oanh bị kết án và đày ra Côn Đảo. Nhớ lại những ngày ở “địa ngục trần gian”, ông Oanh kể:

- Nỗi cực khổ của tù nhân Côn Đảo không bút nào tả hết nhưng đối với những tù nhân trẻ tuổi thì đó còn là một cuộc đấu tranh tư tưởng cam go, không kém phần khốc liệt. Bọn cai ngục luôn “ưu ái” chúng tôi bằng những ngón đòn cực kỳ nham hiểm hòng lung lạc tinh thần và làm họ khuất phục. Nếu không vượt qua được chắc chắn sẽ ly khai. Chỉ cần một người ly khai là sẽ ảnh hưởng tới tâm lý của cả nhóm. Thế là thất bại! Bởi vậy, chống ly khai là một quyết định vô cùng khó khăn đòi hỏi mỗi người phải kiên định, không được phép nao núng tinh thần. Người cựu tù chính trị nhớ lại:

dia-nguc-tran-gian-a

Những cựu tù Côn Đảo trở về (ảnh chụp lại tại Bảo tàng Côn Đảo)

- Ngoài việc nhắc nhau thường xuyên, anh em chúng tôi còn tìm cách xin những mẩu báo từ mấy tên lính đồng hương để nắm thông tin chiến sự bên ngoài, nhất là những trận đánh lớn. Cả buồng giam xúm vào đọc rồi bàn bạc, phấn khởi động viên nhau chờ ngày toàn thắng. Nhờ vậy mà tinh thần lên cao bất chấp sự tra tấn dã man của tụi cai ngục.

Ông Oanh ngừng lời như để kìm nén một nỗi niềm sâu thẳm. Giây lát, ông kể tiếp:

- Lần ấy tụi lính đàn áp buồng tôi vì tội không chào cờ của chúng. Từng người một bị tra tấn, đánh đập, dốc đầu ngược xuống đất rồi đổ nước vôi vào mũi… nhưng không một ai hé răng nửa lời. Tôi trẻ tuổi, sức khỏe khá hơn, cố nhoài người chịu đòn thay đồng đội nên bị đánh ngất xỉu. Lúc tỉnh dậy, buồng tôi đã mất đi hai người. Căm hận, xót xa, chúng tôi động viên nhau giữ vững bản lĩnh, dù chết cũng phải chết cho oanh liệt.

Vỡ òa niềm vui giải phóng

Tháng 4 năm 1975, ở đất liền quân ta giành thắng lợi lớn trong nhiều chiến dịch. Ngoài Côn Đảo, thông qua một số lính gác, những người tù chính trị cũng biết được thông tin đôi chút. Họ vui mừng và càng vững tin vào chiến thắng. Ông Phan Hoàng Oanh kể:

- Mấy ngày cuối tháng 4 tụi cai ngục lầm lì, im lặng, lơ là canh phòng, ít tra tấn tù nhân nhưng khóa chặt tất cả các cửa không cho ai ra ngoài. Thậm chí chúng còn không mang cơm tới các buồng giam như thường lệ. Ngày 29-4, tiếng máy bay quân sự, tiếng ca nô huyên náo khắp Côn Đảo. Đây là sự lạ ở “địa ngục trần gian”. Dù vậy, chúng tôi vẫn chưa hề biết thông tin gì từ đất liền. Ai cũng nghĩ sắp tới ngày Quốc tế Lao động (1-5) nên chúng nới lỏng cực hình để hạn chế biểu tình. Mãi đến đêm 30-4, trại giam số 7 nhận được tin giải phóng Sài Gòn. Bất ngờ, mừng vui đến nghẹn ngào, ngộp thở nhưng chúng tôi vẫn chưa dám tin. Đến khi anh em trại 7 phá cửa thoát ra, mở khóa cho các trại giam khác thì tất cả như bừng tỉnh, đồng loạt nổi dậy tiến về dinh chúa đảo và nhà ở của bọn cai ngục nhưng chúng đã rút đi gần hết. Số còn lại run sợ đầu hàng không dám kháng cự. 8 giờ sáng 1-5, chúng tôi đã làm chủ Côn Đảo. Chi bộ nhà tù triển khai phương án sẵn sàng chiến đấu đề phòng bọn địch quay lại.

Địa ngục Côn Đảo vốn chỉ có tiếng kêu la, bắn giết, đầy đau thương, chết chóc nhưng trong thời khắc đổi thay đã vỡ òa tiếng reo hò, vui nhộn. Những giọt nước mắt hạnh phúc chảy dài trên gương mặt gầy gò, bủng beo của những người tù chính trị. Ngoài bộ phận làm nhiệm vụ, họ í ới rủ nhau đi tìm đồng đội, đồng hương ở các trại giam khác. Một số hạt nhân văn nghệ được giao triển khai tập luyện các tiết mục “cây nhà lá vườn” chuẩn bị chào đón lực lượng ở đất liền ra tiếp quản Côn Đảo. Không khí náo nhiệt, hân hoan như ngày hội.

Bám trụ nơi Côn Đảo

Sáng 5-5-1975, những chuyến tàu đầu tiên ra đón tù chính trị trở về đất liền đã cập cảng Côn Đảo trong niềm mong đợi của hàng ngàn chiến sĩ kiên trung. Chưa đầy 2 tuần, phần lớn cựu tù đã lần lượt rời Côn Đảo. Chuyến tàu cuối cùng dự kiến xuất bến ngày 20-5. Trước lúc nhổ neo, tổ chức đề nghị những thanh niên khỏe mạnh ở lại làm nhiệm vụ ổn định tình hình, giữ trật tự trị an Côn Đảo. Ai cũng mong đợi ngày về và muốn rời xa mảnh đất đau thương này càng sớm càng tốt. Ông Oanh cũng do dự, băn khoăn nhưng rồi đã tình nguyện ở lại. Theo gương ông, nhiều người khác cũng lần lượt đăng ký bám trụ tại đây. Nguyên Trưởng Ban Liên lạc tù chính trị Côn Đảo Phan Hoàng Oanh tâm sự:

- Quyết định ở lại Côn Đảo là quyết định khó khăn nhất trong cuộc đời tôi. Suốt đêm trằn trọc suy nghĩ về tình cảm gia đình, vợ con, về trách nhiệm xây dựng quê mới… Sáng hôm sau, tôi gửi về đất liền bộ quần áo và chiếc khăn tay do mẹ và vợ tôi chuẩn bị trước khi tôi bị đày ra Côn Đảo để làm tin. Đầu năm 1976, khi đã ổn định công tác tôi mới theo tàu vào đất liền thăm gia đình với ý định đưa vợ con ra Côn Đảo định cư. Mấy ngày ở nhà, nhìn cha mẹ, vợ con quây quần ấm cúng tôi không dám mở lời. Hết thời gian nghỉ phép tôi trở lại Côn Đảo. Vợ tôi khóc, nói: “Suốt 5 năm chờ đợi không tin tức, mẹ con em tưởng như tuyệt vọng. Nay anh trở về mới được mấy ngày đã muốn ra đi. Người ta thì chạy trốn khỏi nơi đó, còn anh lại tiếc nuối, chẳng cần đến vợ con”. Lúc đó, tôi chỉ biết động viên vợ gắng nuôi con rồi lên tàu ra đảo mà trong lòng cứ bịn rịn, nao nao.

dia-nguc-tran-gian-b

Cựu tù chính trị, Bí thư chi bộ Phan Hoàng Oanh (giữa) đang cùng các đảng viên thống nhất nội dung tuyên truyền chiến thắng 30-4

- Nhưng rồi bác đã thuyết phục được bác gái. Chắc phải mất nhiều thời gian lắm, phải không bác? - Tôi hỏi và đợi ông xác nhận. Nở nụ cười hiền hậu, ông bộc bạch:

- Khi trở lại Côn Đảo, anh em trong cơ quan thấy tôi ra một mình thì hiểu ngay nên đã cùng nhau bàn bạc và yêu cầu tôi bằng mọi giá phải đưa được vợ con ra theo. Lần đó về đất liền, thái độ của vợ tôi khác hẳn. Khi tôi đặt vấn đề cả nhà sẽ định cư ở Côn Đảo vợ tôi im lặng. Vốn mộc mạc, chân thành, tôi bảo vợ: Lẽ ra anh đã bỏ xác trong tù nhưng nhờ có tổ chức, có anh em đồng đội nên anh mới sống được đến ngày hôm nay để về gặp em. Bây giờ Côn Đảo do mình làm chủ, mình phải có trách nhiệm với bao đồng đội đã nằm lại ngoài đó. Nếu em thấy anh nói như vậy là sai thì mẹ con em ở nhà cũng được. Nghe vậy, vợ tôi mỉm cười: “Anh còn sống là mẹ con mừng lắm rồi! Giờ anh ở đâu mẹ con em ở đó”. Vậy là thành công đúng theo dự kiến.

Ông Oanh cười sảng khoái trong khi bà Trần Thị Duối - vợ ông, đang dắt đứa cháu ngoại rong chơi dưới những bóng cây xanh mát ngay trong khuôn viên dinh chúa đảo năm xưa. Ông bảo:

- Bà ấy nhà tôi làm cán bộ Hội Phụ nữ huyện, mới nghỉ hưu vài năm nay. Giờ chỉ lo chăm cháu và tiếp các đoàn khách đến nghe giới thiệu về Côn Đảo. Tuổi già như thế là vui rồi.

Ông Oanh cũng đã nghỉ công tác tại Bảo tàng nhưng vẫn làm Bí thư chi bộ khu dân cư. Nói là nghỉ hưu chứ ông vẫn thường xuyên tham gia kể chuyện truyền thống cho du khách tới thăm Côn Đảo, nhất là các Đoàn học sinh, sinh viên từ đất liền ra tham quan tìm hiểu về Khu Di tích lịch sử cấp quốc gia đặc biệt này. Và, những ngày tháng Tư lịch sử năm nay ông đang cùng những người đồng đội, đồng chí trong chi bộ khu chuẩn bị tài liệu để tuyên truyền cho du khách về tinh thần quật cường cách mạng của những cựu tù chính trị năm xưa. Với ông, đó là một nguồn vui bất tận, không có tuổi nghỉ hưu.

 

Theo Quân Đội nhân dân

Thanh Huyền (st) 

 

Bài viết khác:

https://lapak77s.pro/

https://lapak77slot.com/

https://lapak77slot.org/

https://allwpzone.com/

https://www.dirwell.com/

https://www.fmcpconservancy.org/

score8

score8

score8

score8

score8

score8

score8

score8

score8

score8

https://www.filmhead.com/

https://www.askives.com/

https://coconutjerky.net/

https://www.progettopo.net/

https://www.score8.co.com/

https://score8slot.org/

https://score8sport.id/

https://subwaycrush.net/

https://colombianbrides.net/

https://hazladetos.org/

https://ketobhbpills.org/

https://loicwacquant.net/

https://meetupislamabad.com/

https://flawedfromthestart.org/

https://ketomegamart.com/

over138

over138

https://www.frozencortex.com/

https://www.horseandcountrysingles.com/

https://www.over138.com/

https://teenageteardrops.com/

https://urbanyogissg.com/

https://myannabellelane.com/

https://northlandsclinic.com/

https://over138.info/

https://over138.net/

https://over138.org/

https://over138.xyz/

https://findonlineessaywriters.com/

https://unlimiteddetailtechnology.com/

https://www.under138.com/

https://www.under138.info/

https://bsimotors.com/

https://bukuberita.com/

https://momandpopphoto.com/

https://stellardawncentral.com/

https://weissministry.com/

https://www.jamvybez.com/

               
    |\__/,|   (`\
    |o o  |__ _) brands
  _.( T   )  `  / 
 ((_ `^--' /_<  \
 `` `-'(((/  (((/  

https://poltekpelsulut.ac.id/wp-content/lp77/

https://green.umk.ac.id/templates/system/Olymp/

https://green.umk.ac.id/templates/system/Lapak77/

https://green.umk.ac.id/images/2017/04/06/scr8/

http://crm.giftalove.com/barcodes/love/

http://crm.giftalove.com/images/

http://admin.thepackersmovers.com/CompanyDocument/packing/

http://admin.thepackersmovers.com/images/black/

https://res.giftalove.com/images/News/berita/

https://inkhaspress.inkhas.ac.id/artikel/

https://simtak.itpb.ac.id/codes/

https://simtak.itpb.ac.id/config/system/

https://mpd.langsakota.go.id/wp-content/sm/

https://stieprasetiyamandiri.ac.id/lapak77-slot-gacor-thailand-2025/

https://stieprasetiyamandiri.ac.id/lapak77-slot-gacor-thailand-2025/lapak77-slot-gacor-thailand-2025.html

https://stieprasetiyamandiri.ac.id/sdana/

https://stiesabang.ac.id/lapak77-slot-gacor-thailand-2025/

https://stiesabang.ac.id/under138-slot-gates-of-olympus-gacor-terbaru/

https://siakad.itpa.ac.id/system/lapak77pro/

https://giahungpro.vn/slot-pgsoft-terbaru-bet400-bisa-maxwin/

https://lms.akabi.ac.id/situs-gacor-gampang-menang-terbaru-2025/

https://surat-fipk.iakntarutung.ac.id/link-gacor-terbaru-gampang-menang-2025/

https://surat-fipk.iakntarutung.ac.id/situs-deposit-dana-5000-sudah-maxwin-tanpa-batas/

https://surat-fipk.iakntarutung.ac.id/daftar-situs-slot-maxwin-gacor-tanpa-batas-tiap-hari/

https://surat-fipk.iakntarutung.ac.id/raja-situs-gacor-2025-gampang-menang/

https://surat-fipk.iakntarutung.ac.id/link-daftar-slot-online-gacor-2025-sever-thailand/

https://surat-fipk.iakntarutung.ac.id/slot-online-2025-gacor-hari-ini/