Chủ tịch Hồ Chí Minh là một trong những vai kén diễn xuất nhất trên phim, vì phải thể hiện được thần thái và tác phong của một con người vĩ đại. Chính vì thế mà số lượng phim và số diễn viên đóng vai Bác Hồ chỉ đếm trên đầu ngón tay.

than th²uong a1
Hình ảnh thân thương của chủ tịch Hồ Chí Minh

NSƯT Trần Lực: Nguyễn Ái Quốc ở Hồng Kông (2003)

than th²uong a2

NSƯT Trần Lực

Hình ảnh Chủ tịch Hồ Chí Minh xuất hiện trên kịch nói khá nhiều, nhưng ở màn ảnh rộng, thì Nguyễn Ái Quốc ở Hồng Kông mới là bộ phim thứ 3 có nội dung về Bác Hồ. Nội dung phim xoay quanh quá trình người thanh niên yêu nước Nguyễn Ái Quốc bị chính quyền thực dân Anh bắt giam tại Hồng Kông. Thêm một điểm thú vị nữa, đây mới là lần đầu tiên đạo diễn - diễn viên Trần Lực tham gia đóng vai Nguyễn Ái Quốc.

than th²uong a3

Như những diễn viên khác từng nhận vai diễn Nguyễn Ái Quốc, Trần Lực cũng phải tìm hiểu rất nhiều tư liệu về Người. Anh phải xem các cuốn phim tư liệu về Người, xem các bức ảnh, đọc sách và các tài liệu khác viết về Bác. Đặc biệt, Trần Lực còn tìm đến người đã từng là thư ký của Chủ tịch Hồ Chí Minh là ông Vũ Kỳ để tìm hiểu về những thói quen sinh hoạt, nét tính cách nổi bật và thường ngày của Người để có thể toát lên thần thái của nhân vật trong vai diễn.

Diễn viên Minh Hải: Vượt qua bến Thượng Hải (2010)

than th²uong a4

Diễn viên Minh Hải (bên trái)

Vượt qua bến Thượng Hải là phần tiếp nối tiếp theo của bộ phim Nguyễn Ái Quốc ở Hồng Kông. Nội dung phim nói về hành trình của Nguyễn Ái Quốc năm 1933, tìm cách từ Trung Quốc sang Liên Xô. NSƯT Trần Lực không còn thủ vai Nguyễn Ái Quốc, thay vào đó là diễn viên trẻ Minh Hải.

Minh Hải cũng là một diễn viên có “duyên” với vai diễn Chủ tịch Hồ Chí Minh trong vở kịch nói Bác Hồ ra trận, và từng là ứng cử viên sáng giá trong phim Nguyễn Ái Quốc ở Hồng Kông. Trong phim, anh được đánh giá là giống Bác từ giọng nói đến hình thể, cử chỉ, điệu bộ, cũng như thể hiện tốt những đoạn nội tâm khó. Cũng như những diễn viên khác, để vào vai diễn này, anh phải tìm hiểu rất nhiều tư liệu lịch sử nói về Người ở giai đoạn này.

than th²uong a5

Anh từng tâm sự rằng: “Sau khi nhận kịch bản, 10 đêm liền Minh Hải gần như không ngủ, trăn trở tìm ra cách thể hiện cho vai diễn. Hải cũng đã học được rất nhiều từ vai diễn này: Từ những bước đi, đến cốt cách, giản dị đời thường của Người”.

Diễn viên Nguyễn Minh Đức: Nhìn ra biển cả (2010)

than th²uong a7
Diễn viên Minh Đức

Các bộ phim làm về Bác chủ yếu khai thác sâu về hình ảnh Người những năm tháng hoạt động cách mạng và khi về già. Thế nhưng, Nhìn ra biển cả khai thác một khía cạnh hoàn toàn mới về Bác, khi chàng thanh niên Nguyễn Tất Thành mới chỉ ở độ tuổi 18 – 20. Để thực hiện, bộ phim cần có một diễn viên ở độ tuổi thanh niên và Nguyễn Minh Đức, một diễn viên trẻ, đã được chọn.

Ít ai biết rằng, khi tham gia bộ phim này, Minh Đức vẫn đang là sinh viên khoá 28 trường Đại học Sân khấu Điện ảnh. Đây là vai diễn đầu tiên của chàng trai 22 tuổi, lại là một vai diễn lớn nên anh chịu khá nhiều áp lực.

than th²uong a8

Dù đáp ứng được yêu cầu của vai diễn Nguyễn Tất Thành về yếu tố ngoại hình, nhưng do còn non với nghề diễn nên Minh Đức đã không thể hiện tốt vai diễn của mình. Trong phim, anh có diễn xuất mềm dẻo, không đúng với một hình tượng thanh niên Nguyễn Tất Thành có khí phách, có chí lớn, sẵn sàng vượt mọi chông gai để tìm ra con đường cách mạng.

 

 

 

 

 

 

NSUT Tiến Hợi: Hẹn gặp lại Sài Gòn (1990), Hà Nội – Mùa Đông 46 (1997)

than th²uong a9

NSƯT Tiến Hợi

Từ trước tới nay, có thể nói nghệ sĩ thành công và xuất sắc nhất trong việc thể hiện hình tượng Chủ tịch Hồ Chí Minh trên phim thì chính là NSƯT Tiến Hợi. Tính đến thời điểm này, ông tham gia khoảng 30 vai diễn về Chủ tịch Hồ Chí Minh trên cả hai lĩnh vực sân khấu và điện ảnh.

Tiến Hợi đến với bộ phim đầu tiên của điện ảnh Việt Nam có Chủ tịch Hồ Chí Minh làm nhân vật chính là Hẹn gặp lại Sài Gòn. Năm 1988, đạo diễn Long Vân muốn tìm một diễn viên để thể hiện cho vai diễn Chủ tịch Hồ Chí Minh mà sau nhiều tháng tìm kiếm vẫn chưa tìm được vai nào ưng ý. May mắn đến với đạo diễn Long Vân khi mà đúng lúc đó, Tiến Hợi nổi lên với vai Chủ tịch Hồ Chí Minh trong vở kịch Đêm trắng. Vì bộ phim làm về thời niên thiếu của Người, nên Tiến Hợi đã phải tìm hiểu, hỏi những người cao tuổi về phong tục tập quán thời kỳ đó để có thể biểu hiện vai diễn thành công nhất.

than th²uong a10

Sau đó, NSƯT Tiến Hợi đón thêm một thách thức nữa khi bộ phim Hà Nội – Mùa Đông 46 làm về Bác Hồ với cương vị là Chủ tịch nước ở tuổi 46, khác hẳn vai diễn trước đó là một chàng thanh niên. Ở vai diễn này, Tiến Hợi phải học dáng đi, thần thái của một vị Chủ tịch nước. Mặt khác, ông cũng phải học nói tiếng Nghệ Tĩnh cho giống, ăn kiêng để giảm 10 kg cho phù hợp với vai diễn. Với những nỗ lực đó, không thể phủ nhận những cống hiến của Tiến Hợi cho vai diễn Chủ tịch Hồ Chí Minh.

than th²uong a11
Bác Hồ chụp ảnh cùng các nghệ sĩ điện ảnh

Theo Tin Trường Phạm/Đất Việt
Minh Thu (st)

Bài viết khác: