Nhân kỷ niệm 90 năm Ngày Nguyễn Ái Quốc - Hồ Chí Minh lần đầu tiên đến nước Nga nghiên cứu lý luận và thực tiễn chủ nghĩa xã hội theo hình mẫu nước Nga Xô Viết (ngày 30-6-1923), đặt nền tảng cho mối quan hệ lịch sử đặc biệt giữa Việt Nam và Nga, sáng ngày 4-6-2013, tại Bảo tàng Hồ Chí Minh đã khai mạc triển lãm "Chủ tịch Hồ Chí Minh với nước Nga". Triển lãm được trưng bày ngay Gian trung tâm của Bảo tàng Hồ Chí Minh

Triển lãm gồm hệ thống các tư liệu cũ và công bố những kết quả nghiên cứu mới về Chủ tịch Hồ Chí Minh với nước Nga, về mối quan hệ hai nước, hai dân tộc qua 9 thập kỷ. Triển lãm đã thu hút được đông đảo khách tham quan. Dưới đây là một vài hình ảnh tại buổi triển lãm “Chủ tịch Hồ Chí Minh với nước Nga”.

 trien-lam-a

Thị thực cho phép nhập cảnh vào nước Nga, số 1829, ngày 16-6-1923, của đại diện Liên Bang CHXHCN Xô Viết tại Béc-lin, Đức cấp cho Cheng Vang (Nguyễn Ái Quốc), tiếng Nga, Pháp

trien-lam-b
Thẻ đại biểu tư vấn cấp cho Nguyễn Ái Quốc để tham dự Đại hội lần thứ V Quốc tế Cộng sản, tổ chức tại Thủ đô Mat-xcơ-va, Nga, 1924

 trien-lam-c

Bút tích của Nguyễn Ái Quốc về kế hoạch chi tiêu của bản thân trong thời gian sống và làm việc ở nước nga, 1933, tiếng Pháp.

trien-lam-d

trien-lam-e

trien-lam-f

Một số hình ảnh Bác Hồ với Đảng, Nhà nước và nhân dân Nga

trien-lam-g 

Một số hiện vật được trưng bày tại triển lãm

trien-lam-h

Quan hệ hai chiều Việt - Nga trong thời gian qua

 trien-lam-j

Triển lãm thu hút khá đông khách tham quan

trien-lam-k

Triển lãm thu hút được nhiều khách tham quan, trong đó có cả các em học sinh, sinh viên - những chủ nhân tương lai của đất nước

Trong khuôn khổ triển lãm, cùng ngày, trên 70 nhà khoa học chính trị, xã hội Việt - Nga đã tham gia hội thảo “Chủ tịch Hồ Chí Minh với nước Nga”. 74 tham luận đã tập trung làm sáng rõ, chi tiết toàn bộ những giá trị Hồ Chí Minh có liên quan đến Liên bang Nga và mối quan hệ hai chiều (quan hệ Việt - Nga và quan hệ Nga - Việt).

Thu Hiền

Bài viết khác: