Giữ gìn lâu dài, bảo vệ tuyệt đối an toàn thi hài Chủ tịch Hồ Chí Minh là nhiệm vụ chính trị đặc biệt, Bộ Tư lệnh Bảo vệ Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh (Bộ Tư lệnhBảo vệ Lăng) được vinh dự trực tiếp đảm nhiệm, dưới sự lãnh đạo, chỉ đạo của Quân ủy Trung ương, Bộ Quốc phòng và Ban Quản lý Lăng.

 Trước tình hình thế giới, khu vực có nhiềudiễn biến phức tạp, khó dự báo,các thế lực thù địch luôn tìm cách chống phá cách mạng nước ta trên nhiều lĩnh vực, bằng nhiều hình thức với âm mưu, thủ đoạn hết sức tinh vi, xảo quyệt và nguy hiểm.Trong khi đó, đa phần các trang thiết bị kỹ thuật của Công trình Lăng thuộc dạng đặc chủng, là sản phẩm khoa học công nghệ cao được nhập của các nước tiên tiến, được chế tạo đơn chiếc, sau nhiều năm sử dụng đã xuống cấp; cán bộ kỹ thuật chuyên sâu trên một số lĩnh vực còn thiếu…Do đó, trong tình hình mới, Bộ Tư lệnh Bảo vệ Lăng nâng cao chất lượng công tác từng bước làm chủ vững chắc, đầu tư hiện đại hóa các trang bị kỹ thuật là đòi hỏi cấp thiết cho nhiệm vụ quân sự, quốc phòng, đồng thời là đòi hỏi cấp thiết để tiếp tục giữ vững, hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ chính trị đặc biệt được giao phó.

bai ky thuat 2023
Đại tá Nguyễn Hoàng Ân, Chủ nhiệm Kỹ thuật, Bộ Tư lệnh Bảo vệ Lăng (thứ hai từ trái sang) kiểm tra công tác kỹ thuật của Đoàn 195

Công tác kỹ thuật Bộ Tư lệnh Bảo vệ Lăng có tính chất đặc thù, đáp ứngyêu cầu hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ giữ gìn lâu dài, bảo vệ tuyệt đối an toàn thi hài Chủ tịch Hồ Chí Minh; nhiệm vụ bảo đảm an ninh, nghi lễ, sẵn sàng chiến đấu và nhiệm vụ đón tiếp, tuyên truyền. Trọng tâm là quản lý vận hành, bảo đảm kỹ thuật Công trình Lăng, Đài tưởng niệm các Anh hùng liệt sĩ, Quảng trường Ba Đình, các công trình dự phòng, Khu Di tích K9, các công trình liên quan và kiến trúc gắn với các công trình trên; duy trì các thông số kỹ thuật, môi trường bảo đảm đúng tiêu chuẩn quy định phục vụ công tác bảo quản thi hài và thăm viếng Chủ tịch Hồ Chí Minh;tôn tạo chi tiết các hệ thống kỹ thuật hạ tầng phù hợp với quy hoạch tổng thể của Trung tâm chính trị Ba Đình;thực hiện nghiên cứu ứng dụng khoa học kỹ thuật trong đổi mới, nâng cao chất lượng các hệ thống kỹ thuật Công trình Lăng.Do đó, công tác kỹ thuật phải luôn đi trước một bước, bảo đảm tính nghiêm cách, thận trọng, tỉ mỉ và không được sai sót. Dưới sự lãnh đạo, chỉ đạo của Đảng ủy Đoàn 969, Bộ Tư lệnh Bảo vệ Lăng, sự hướng dẫn, chỉ đạo của Tổng cục Kỹ thuật, công tác kỹ thuật không ngừng được nâng cao chất lượng về mọi mặtvớinhiều giải pháp đồng bộ, cụ thể là:

Đã giúp Đảng ủy Đoàn 969, Bộ Tư lệnh Bảo vệ Lăng, Ban Quản lý Lăng tham mưu với Chính phủ, Quân ủy Trung ương, Bộ Quốc phòng quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo nâng cao chất lượng công tác kỹ thuật đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ chính trị đặc biệt

Quán triệt Nghị quyết số 50-NQ/QUTW ngày 25/2/1988 của Thường vụ Đảng ủy Quân sự Trung ương về “Lãnh đạo thực hiện nhiệm vụ giữ gìn thi hài Chủ tịch Hồ Chí Minh”, sau năm 1991 không còn sự giúp đỡ viện trợ của Liên Xô, công tác kỹ thuật tại Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh tự chủ hoàn toàn trong quản lý, vận hành, bảo dưỡng, sửa chữa hệ thống thiết bị kỹ thuật có công nghệ hiện đại, tinh vi phức tạp, bí mật về công nghệ. Sau nhiều năm khai thác sử dụng, nhiều thiết bị đã lạc hậu, kiến trúc Công trình Lăng và các công trình liên quan đã xuống cấp; hạ tầng cơ sở thiếu đồng bộ; vũ khí, trang bị, phương tiện phục vụ bảo đảm an ninh, sẵn sàng chiến đấu chưa đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ;cán bộ kỹ thuật, nhất là cán bộ đầu ngành, cán bộ chuyên sâu trên một số lĩnh vực còn thiếu… Quán triệt Kết luận của Bộ Chính trị tại Thông báo số 328-TB/TW ngày 19/4/2010; Nghị quyết số 382-NQ/ĐUQSTW ngày 29/11/2007 của Đảng ủy Quân sự Trung ương về “Lãnh đạo công tác kỹ thuật trong tình hình mới”, cơ quan kỹ thuật đã phối hợp với các cơ quan, đơn vịtham mưu giúpĐảng ủy Đoàn 969, Bộ Tư lệnh Bảo vệ Lăng, Ban Quản lý Lăng tham mưu đề xuất với Chính phủ phê duyệt Đề án số 2341 ngày 22/12/2010 về “Giữ gìn lâu dài, bảo vệ tuyệt đối an toàn thi hài Chủ tịch Hồ Chí Minh và phát huy ý nghĩa chính trị, văn hóa của Công trình Lăng trong giai đoạn mới” và Thường vụ Quân ủy Trung ương ban hành Nghị quyết số 122-NQ/QUTW ngày 08/3/2012 về “Lãnh đạo thực hiện nhiệm vụ giữ gìn lâu dài, bảo vệ tuyệt đối an toàn thi hài Chủ tịch Hồ Chí Minh và phát huy ý nghĩa chính trị, văn hóa của Công trình Lăng trong giai đoạn mới”. Đề án, Nghị quyết đều xác định rõ nhiệm vụ trọng tâm về nâng cao tiềm lực, chất lượng, hiệu quả công tác kỹ thuật đáp ứng cho nhiệm vụ chính trị đặc biệt. Hàng năm, cơ quan kỹ thuật tham mưu với Đảng ủy Đoàn 969, Bộ Tư lệnh và cấp ủy, chỉ huy các cấp xác định chủ trương, phương hướng lãnh đạo công tác kỹ thuật, với mục tiêu, biện pháp cụ thể; xây dựng kế hoạch bảo đảm kỹ thuật theo giai đoạn, nhiệm vụ trọng tâm.

Bảo đảm kịp thời, đồng bộ, chất lượng tốt vũ khí trang bị kỹ thuật (VKTBKT); thực hiện nâng cao tiềm lực, đầu tư nâng cấp h thng thiết b k thut Công trình Lăng và các công trình liên quan

Thường xuyên nắm chắc số lượng, chất lượng, chủng loại và đồng bộ của VKTBKT quân sự hiện có; hệ thống thiết bị và kiến trúc Công trình Lăng, các công trình dự phòng; bảo đảm kịp thời, đồng bộ, chất lượng tốt VKTBKT cho các nhiệm vụ sẵn sàng chiến đấu, kế hoạch A, A2, phòng chống lụt bão, cứu hộ, cứu nạn. Các thiết bị kỹ thuật Công trình Lăng đã được đầu tư nâng cấp, đổi mới đồng bộ theo lộ trình trong Đề án 2341 và kế hoạch đầu tư trung hạn. Trọng tâm là hệ thống điều hòa Công trình Lăng do Liên Xô lắp đặt, qua 40 năm khai thác vận hành đã được thay thế, đổi mới cùng với hệ thống tự động điều khiển, hệ thống kiểm soát an ninh theo công nghệ hiện đại, tiết kiệm năng lượng, ứng dụng công nghiệp 4.0 và chuyển đổi số, thuận tiện trong khai thác vận hành; bảo đảm thông số nhiệt độ, độ ẩm, môi trường, hệ số dự phòng đúng quy định, đáp ứng tốt nhất cho nhiệm vụ giữ gìn lâu dài, bảo vệ tuyệt đối an toàn thi hài Chủ tịch Hồ Chí Minh. Đồng thời, nhiều hạng mục công trình liên quan đã được đầu tư nâng cấp khang trang, hiện đại như hệ thống chiếu sáng Công trình Lăng, hệ thống cột cờ Quảng trường Ba Đình, Đài tưởng niệm các Anh hùng liệt sỹ … góp phần hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ giữ gìn lâu dài, bảo vệ tuyệt đối an toàn thi hài Chủ tịch Hồ Chí Minh và phát huy ý nghĩa chính trị, văn hóa của Công trình Lăng trong giai đoạn mới.

Nâng cao chất lượng bảo quản, bảo dưỡng, sửa chữa VKTBKT và năng lực trạm, xưởng, nâng cấp kho tàng

Với đặc thù hệ thốngtrang thiết bị kỹ thuật Công trình Lăng thuộc dạng đặc chủng, không phổ biến, chế độ vận hành cường độ cao, liên tục 24/24 giờ; sức ép về tiến độ bảo dưỡng, sửa chữa và tốc độ khắc phục sự cố kỹ thuật cao; vật tư, linh kiện thay thế khan hiếm. Công tác bảo quản, bảo dưỡng, sửa chữa trang thiết bị kỹ thuật được duy trì thành nền nếp thường xuyên đúng theo kế hoạch bảo dưỡng định kỳ thiết bị. Kết hợp chặt chẽ giữa bảo quản, bảo dưỡng thường xuyên với sửa chữa, thay thế lớn trong dịp tu bổ định kỳ hàng năm. Cơ quan kỹ thuật các cấp tăng cường quản lý, kiểm tra, giám sát việc tiếp nhận, cấp phát và quá trình khai thác, sử dụng vũ khí, trang bị phục vụ huấn luyện, sẵn sàng chiến đấu, bảo đảm an ninh, làm nhiệm vụ thường xuyên đúng quy định, an toàn tuyệt đối. Chú trọng bảo đảm kỹ thuật máy móc, thiết bị chuyên dùng, trạm nguồn, phương tiện đo đúng chế độ khai thác, duy trì hệ số an toàn, độ tin cậy cao. Thực hiện phân cấp bảo dưỡng, sửa chữa theo nhiệm vụ và năng lực bảo đảm kỹ thuật của các đơn vị; áp dụng quy trình khai thác, quản lý chất lượng theo Tiêu chuẩn TCVN ISO 9001:2015 và quy trình kiểm tra đánh giá chất lượng vũ khí, trang bị tiên tiến. Chủ động phối hợp với nhà máy, xí nghiệp trên địa bàn sửa chữa, khắc phục các sự cố, hỏng hóc ngoài khả năng đảm nhiệm. Bên cạnh đó, tích cực huy động các nguồn lực đầu tư xây dựng hệ thống kho tàng, nhà xưởng theo lộ trình điều chỉnh quy hoạch hệ thống kho tàng kỹ thuật trong toàn quân.

Xây dựng đội ngũ cán bộ, nhân viên kỹ thuật có phẩm chất chính trị tốt, đủ về số lượng, cơ cấu hợp lý, có chuyên môn, trách nhiệm cao; quan tâm chăm lo đời sống vật chất tinh thần

Xây dựng đội ngũ cán bộ, nhân viên kỹ thuậtlà khâu then chốt để nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác kỹ thuật. Đảng ủy Đoàn 969, Bộ Tư lệnh Bảo vệ Lăng luôn coi trọng những vị trí kỹ thuật trọng yếu, đặc thù, chuyên ngành hẹp; ưu tiên tuyển chọn cán bộ, nhân viên kỹ thuật có chất lượng, đủ tiêu chuẩn từ các học viện, nhà trường, các đơn vị trong và ngoài quân đội, đào tạo từ nước ngoài về Bộ Tư lệnh Bảo vệ Lăng công tác. Tập trung xây dựng đội ngũ cán bộ, nhân viên kỹ thuật Bộ Tư lệnh Bảo vệ Lăng vững mạnh về mọi mặt, thực sự tiêu biểu về phẩm chất chính trị, đạo đức, lối sống, nhận thức đúng đắn vinh dự, tự hào và trách nhiệm chính trị đối với nhiệm vụ đặc biệt của đơn vị; tuyệt đối trung thành với Đảng, Tổ quốc, với Nhân dân, với nhiệm vụ giữ gìn lâu dài, bảo vệ tuyệt đối an toàn thi hài Chủ tịch Hồ Chí Minh, gắn bó tâm huyết với nhiệm vụ, chức trách được giao. Chú trọng sử dụng đội ngũ cán bộ, thợ lành nghề đã được rèn luyện qua thực tiễn, có trình độ chuyên môn sâu, kinh nghiệm công tác tốt. Quy hoạch đội ngũ cán bộ, nhân viên kỹ thuật bảo đảm nguồn kế cận vững chắc. Trên cơ sở đó, hằng năm xây dựng kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng cán bộ tại các học viện, nhà trường trong và ngoài nước; ưu tiên các đồng chí cán bộ trẻ, chỉ huy kỹ thuật đầu ngành, thuộc chuyên ngành hẹp, đặc thù; xây dựng và thực hiện tốt kế hoạch huấn luyện kỹ thuật, nhất là đối với cán bộ, nhân viên trẻ, mới về đơn vị công tác. Tổ chức tốt các hoạt động nghiên cứu khoa học, tham gia các đề tài, dự án kỹ thuật, sáng tạo trẻ, hội thi, hội thao kỹ thuật gắn với kiểm tra, đánh giá trình độ kỹ năng nghề hằng năm. Hiện nay, đội ngũ cán bộ, nhân viên kỹ thuậtcủa Bộ Tư lệnh Bảo vệ Lăng cơ bản đủ về số lượng, cơ cấu hợp lý, có chuyên môn, trách nhiệm cao, tư tưởng tốt; nhiều nhân viên kỹ thuật có trình độ cao đẳng và đại học; cán bộ kỹ thuật 100% có trình độ đại học trở lên theo đúng chuyên ngành đào tạo, trong đó có trên 35% cao học và 5% tiến sĩ.

Nhận được sự quan tâm của Đảng, Nhà nước, Quân đội, triển khai thực hiện tốt chế độ phụ cấp đặc thù theo Quyết định số 28/QĐ-TTg ngày 19/5/2013 của Thủ tướng Chính phủ về“Chế độ đặc thù đối với các đối tượng làm nhiệm vụ tại Ban Quản lý Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh”; thường xuyên quan tâm chăm lo đến đời sống vật chất tinh thần của cán bộ, nhân viên, chiến sĩ đã góp phần quan trọng, thiết thực thu hút, động viên cán bộ, nhân viên, chiến sĩ nỗ lực khắc phục khó khăn, yên tâm, gắn bó với nhiệm vụ, phấn đấu hoàn thành tốt, hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ chính trị được giao.

Nâng cao chất lượng quản lý, xây dựng nền nếp, chính quy công tác kỹ thuật; bảo đảm an ninh, an toàn, phòng chống cháy nổ và đẩy mạnh thực hiện Cuộc vận động 50

Nhận thức rõ, công tác quản lý kỹ thuật luôn là tiền đề cho mọi hoạt động, Cơ quan kỹ thuật tập trung xây dựng, ban hành quy trình mới; bổ sung và hoàn thiện các quy trình vận hành kỹ thuật không còn phù hợp; xây dựng, quy định trình tự, thủ tục cải tạo, sửa chữa trang thiết bị kỹ thuật và vật kiến trúc trong nội bộ; hoàn công bản vẽ, sơ đồ hệ thống thiết bị kỹ thuật cũ và mới được lắp đặt trong công trình; lập mới lý lịch theo dõi hoạt động của các thiết bị kỹ thuật công trình và thiết bị y tế; thực hiện nghiêm chế độ kiểm kê vũ khí, trang bị,... thuận lợi cho tham mưu, chỉ huy, điều hành và thực hiện công tác kỹ thuật. Tập trung xây dựng nền nếp công tác kỹ thuật theo hướng chính quy, thống nhất, hiệu quả, cơ quan kỹ thuật vững mạnh toàn diện “mẫu mực, tiêu biểu”; nâng cao chất lượng xây dựng kế hoạch và điều hành các hoạt động kỹ thuật theo kế hoạch. Thường xuyên kiểm tra, chấn chỉnh và luyện tập phương án bảo đảm an ninh, an toàn, phòng chống cháy nổ, phòng chống bão lụt, thiên tai, cứu hộ, cứu nạn. Cùng với tích cực tuyên truyền, đẩy mạnh thực hiện Cuộc vận động 50, sơ kết giai đoạn 2015 - 2020, Bộ Tư lệnh đã quản lý, vận hành, khai thác hệ thống thiết bị kỹ thuật Công trình Lăng và các công trình có liên quan “tốt, bền, an toàn, tiết kiệm”, bảo đảm tốt thông số về nhiệt độ, độ ẩm, môi trường, đáp ứng yêu cầu y tế; vận hành tốt hệ thống thông tin, an ninh, an toàn, chiếu sáng,... góp phần đón tiếp gần 09 triệu lượt khách viếng thăm; 34 buổi lễ viếng cấp Nhà nước; 44 đoàn nguyên thủ quốc gia; 314 đoàn cấp bộ trưởng và tương đương; trên 1.600 đoàn đại biểu tiêu biểu về báo công dâng Bác và hàng nghìn lượt hàng hóa, phương tiện ra vào công trình, khu vực Lăng,... an toàn tuyệt đối.

Đẩy mạnh hoạt động nghiên cứu khoa học, phát huy sáng kiến cải tiến kỹ thuật trong đổi mới, nâng cao chất lượng các hệ thống kỹ thuật Công trình Lăng

Là đơn vị đặc thù, phải tự chủ hoàn toàn trong bảo đảm kỹ thuật, thời gian qua, ngành kỹ thuật Bộ Tư lệnh Bảo vệ Lăng đẩy mạnh công tác nghiên cứu khoa học kỹ thuật; tập trung triển khai có hiệu quả các đề tài nghiên cứu giải pháp công nghệ vàứng dụng công nghệ mới. Các đề tài tiêu biểu, như: Nghiên cứu khả năng duy trì tối đa và thay thế hợp lý hệ thống thiết bị kỹ thuật đặc biệt; Ứng dụng công nghệ điều hoà không khí với lưu lượng thay đổi trong Công trình Lăng; Công nghệ chế tạo màng cao su chống thấm dùng cho bảo quản thi hài; Xây dựng trung tâm quản lý trạng thái các cảm biến báo động, báo cháy cửa ra vào; Xây dựng hệ thống tự động quản lý điều khiển các thiết bị công nghệ trạm lạnh F6; Lựa chọn thuật toán điều khiển duy trì thông số các buồng chính trong Công trình Lăng,... đã được ứng dụng có hiệu quả cao. Đồng thời, tích cực biên soạn tài liệu, tiêu chuẩn kỹ thuật phục vụ cho huấn luyện, nghiên cứu, bảo đảm; khuyến khích cán bộ, nhân viên kỹ thuật phát huy sáng kiến, cải tiến kỹ thuật, góp phần nâng cao năng suất lao động và tuổi thọ của thiết bị.

Nâng cao chất lượng công tác kỹ thuật của Bộ Tư lệnh Bảo vệ Lăng đã trực tiếp góp phần không nhỏ để tiếp tục giữ vững, hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ chính trị đặc biệt,được khẳng định trong Kết luận của Hội đồng Khoa học y tế cấp Nhà nước về kiểm tra, đánh giá trạng thái thi hài Chủ tịch Hồ Chí Minh giai đoạn 1969 - 2019: “Thi hài Chủ tịch Hồ Chí Minh đang được giữ gìn rất tốt, chưa phát hiện thấy sự thay đổi nào so với các báo cáo đánh giá trước đây” được Đảng, Chính phủ và Nhân dân cả nước tin tưởng, đánh giá cao.

Trong thời gian tới, quán triệt và thực hiện nghiêm Nghị quyết số 1656-NQ/QUTW ngày 20/12/2022 của Quân ủy Trung ương về lãnh đạo công tác kỹ thuật đến năm 2030 và những năm tiếp theo; Kết luận số 308-KL/QUTW ngày 09/9/2022 của Thường vụ QUTW về tiếp tục thực hiện Nghị quyết số 122-NQ/QUTW ngày 08/3/2012 của Thường vụ QUTW “Lãnh đạo thực hiện nhiệm vụ giữ gìn lâu dài, bảo vệ tuyệt đối an toàn thi hài Chủ tịch Hồ Chí Minh và phát huy ý nghĩa chính trị, văn hóa của Công trình Lăng trong giai đoạn mới”,ngành kỹ thuật Bộ Tư lệnh Bảo vệ Lăng tiếp tục phát huy truyền thống Bộ đội Bảo vệ Lăng “Trung hiếu vẹn toàn, đoàn kết hiệp đồng, tự lực tự cường, chủ động sáng tạo”, đơn vị Anh hùng lực lượng vũ trang trong thời kỳ đổi mới, phát huy sức mạnh tổng hợp, không ngừng nâng cao chất lượng công tác kỹ thuật. Tiếp tục giữ vững mối quan hệ truyền thống với Trung tâm Nghiên cứu Y sinh Mátxcơva - Liên bang Nga, mở rộng hợp tác quốc tế trong nghiên cứu khoa học kỹ thuật, bảo đảm kỹ thuật, đào tạo cán bộ. Phấn đấu đến năm 2030 xây dựng Quân đội nhân dân cách mạng, chính quy, tinh nhuệ, hiện đại, đơn vị đạt trình độ hiện đại cả về tổ chức, biên chế, trang bị kỹ thuật; làm chủ vững chắc, làm chủ hoàn toàn nhiệm vụ giữ gìn lâu dài, bảo vệ tuyệt đối an toàn thi hài Chủ tịch Hồ Chí Minh./.

Đại tá Nguyễn Hoàng Ân, Chủ nhiệm Kỹ thuật

Bộ Tư lệnh Bảo vệ Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh

Bài viết khác: