Tôi là một nhà báo tự do với tuổi đời còn khá trẻ. Vì vậy kinh nghiệm cuộc sống chưa nhiều, chưa thật sâu sắc. Có những khi viết bài, tôi đã chứng kiến nhiều sự việc mà tôi không sao hiểu được, dù đã phải suy nghĩ cả đêm. Một nhà báo sẵn sàng bám đuổi sự việc đến cùng giúp người yếu thế trong xã hội, dù chính nhà báo ấy cũng đang gặp khó khăn, thậm chí còn không màng đến bản thân. Nhưng cũng có những người mang tiếng làm nghề báo mà lại sẵn sàng bẻ cong sự việc, che giấu cho những hành động nhẫn tâm, xấu xa, vi phạm pháp luật. Sắp đến ngày báo chí cách mạng Việt Nam, tư tưởng và đạo đức về nghề báo luôn là câu hỏi lớn cho những ai đã, đang và sẽ làm nghề báo. Để trả lời câu hỏi đó, những người làm báo chúng ta cần hướng đến tấm gương lớn, nhà báo lớn, đó chính là  Chủ tịch Hồ Chí Minh.

 nh t² li u- Bßc H   c bßo NhGn dGn
Bác Hồ đọc báo Nhân Dân

Chúng ta đều biết Bác Hồ là anh hùng dân tộc, là danh nhân văn hóa thế giới nhưng đồng thời Bác cũng nhà nhà báo lỗi lạc. Nhà báo Hồ Chí minh chính là người khai sinh ra nền báo chí cách mạng Việt Nam, và cũng là tấm gương sáng về đạo đức báo chí, là nhà báo vì nhân dân.

Chúng ta đều hiểu về ý nghĩa của hai từ “nhà báo”, nhưng để hiểu sâu sắc về hai từ “nhà báo” trong con người Chủ tịch Hồ Chí Minh thì phải nhìn sâu vào cuộc đời hoạt động báo chí của Bác, phải thấm nhuần tư tưởng làm báo của Bác.

Tư duy báo chí và phong cách làm báo của Người là một kho tàng quý báu đề các nhà báo thời đại ngày nay noi theo. Kho tàng ấy vô cùng lớn và phong phú. Người không chỉ đơn thuần viết báo, mà Người coi đó là văn hóa. Đúng vậy, một thứ văn hóa vô cùng nhân văn, một loại văn hóa mà không chỉ do một người tạo nên. Văn hóa đó chuyển tải tư tưởng của Bác Hồ qua ngòi bút, tư tưởng đó xuất hiện trong từng lời giản dị mà lại có ý nghía sâu xa. Đối với nhà báo Hồ Chí Minh, văn hóa khi làm báo không chỉ là một mặt cơ bản của xã hội mà từ những bài báo ấy, văn hóa qua bài báo sẽ lan tỏa rộng khắp, sẽ cổ vũ tinh thần cho người dân và chiến sĩ chung sức đánh giặc, chung sức lao động sản xuất. “Nền văn hóa mới kết hợp hài hòa, đúng đắn truyền thống và hiện đại, dân tộc và quốc tế”... Đó chính là tư tưởng lớn lao của Bác khi làm báo. Qua đó chúng ta có thể thấy, một bài báo khi đã lên trang thì có sức lan tỏa vô cùng lớn, trở thành một bộ phận của văn hóa xã hội. Đến khi độc giả đọc được bài báo, tư tưởng của người dân sẽ được thông suốt, ý chí của chiến sĩ sẽ được nâng cao hơn, cầm chắc tay súng chiến đấu bảo vệ tổ quốc.

Quả vậy, người làm báo khi đó đều là cán bộ cách mạng, ngòi bút cũng chính là vũ khí có tác dụng chẳng kém gì súng đạn. Không ai khác, chính nhà báo Hồ Chí Minh đã nhận ra rằng báo chí chính là thứ vũ khí quan trọng trong cuộc chiến chống kẻ thù xâm lược. Điều đó cũng phù hợp với tư tưởng đoàn kết toàn dân của Đảng. Những chiến sĩ cầm bút khi ấy vừa cao quý, vừa dũng cảm bởi viết báo vào thời đó khác xa bây giờ, nhà báo khó khăn trăm bề và lúc nào cũng phải đối mặt với cái chết.

Cách tạo ra một bài báo của nhà báo Hồ Chí Minh thật đa dạng và tài hoa. Bài báo của Người đem đến cho độc giả nhiều sắc thái cảm xúc. Những bài báo do Bác viết vừa giản dị, vừa chân thành, vừa sắc bén mà lại có tình cảm da diết, vừa đoàn kết được nhân dân vừa khiến kẻ thù khiếp sợ. Chính sự giản dị đó đã khiến quần chúng hiểu được bài báo và từ đó sức chiến đấu của bài báo được nhân lên vô hạn.

Bác không dạy người khác viết báo, nhưng qua cách sống, cách làm việc và đạo đức lớn lao của Người, các nhà báo thời đó nhìn vào để học cái thần thái, học cách làm việc nghiêm túc của Bác để từ đó họ viết ra được những bài báo chất lượng, đó thực sự là vũ khí hiệu quả để tuyên truyền, để chiến đấu trên mặt trận văn hóa.

Tư tưởng làm báo của Bác Hồ uyên thâm nhưng lại vô cùng đơn giản: Làm báo vì nhân dân. Bác từng nhấn mạnh, báo chí phải ra sức “đấu tranh cho tự do, chân lý, cho tương lai tươi sáng của loài người...”. Nhiệm vụ của báo chí, theo Bác Hồ là “tuyên truyền, huấn luyện, giáo dục, tổ chức dân chúng...”. Những lời nói của Người cho ta thấy một tư tưởng lớn lao của người làm báo, đó là không được ích kỷ. Làm báo không chỉ vì mình ta, mà là vì người khác, làm báo không chỉ vì nước ta, mà vì loài người, bởi báo chí là một phần văn hóa của loài người.

Ngày nay, trong thời buổi kinh tế thị trường, khi đồng tiền là một thế lực không thể chối cãi, thì sức mạnh của nó đã làm ăn mòn nhiều người viết báo, người làm báo. Vì quan trọng hóa đồng tiền, một bộ phận tự khoác cho mình cái danh “nhà báo” rồi thực hiện nhiều hành vi không đẹp, thậm chí xấu xa, bán rẻ phẩm giá, danh dự của nhà báo. Họ đã không còn nhớ lời dạy của Bác Hồ, đã dùng ngòi bút làm lợi cho lòng ích kỷ của bản thân mà không đếm xỉa gì đến người khác, và chắc chắn, họ không xứng đáng với hai chữ “nhà báo” cao quý. Nhà báo Hồ Chí Minh rất coi trọng “tự do tư tưởng”, Người ủng hộ mọi người bày tỏ ý kiến của mình, nhưng phải gắn với trách nhiệm, gắn với tinh thần phục thiện. Đó cũng chính là tư tưởng mà mọi nhà báo Việt Nam ngày nay phải hướng tới để báo chí nước nhà mãi mãi vì nhân dân./.

Đinh Thành Trung

Bài viết khác: