Nhân dịp kỷ niệm 68 năm Ngày Thương binh - Liệt sỹ, Bộ Tư lệnh Bảo vệ Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh tổ chức cho Đoàn Cán bộ đi tham quan và tri ân các Anh hùng liệt sỹ tại miền Trung từ ngày 19 - 23/7/2015. Đoàn gồm có 24 cán bộ, do đồng chí Thiếu tướng Phạm Văn Lập, Chính ủy Bộ Tư lệnh làm Trưởng đoàn, Thiếu tướng Nguyễn Trọng Khánh, Phó Trưởng ban Ban Quản lý Lăng, Phó Tư lệnh - Tham mưu trưởng làm Phó trưởng đoàn.

bo-tu-lenh-tri-an-liet-si-1
Đoàn dâng hương tưởng niệm Chủ tịch Hồ Chí Minh tại Khu Di tích Kim Liên

bo-tu-lenh-tri-an-liet-si-2
Đoàn nghe giới thiệu tại Khu Di tích Kim Liên

          Điểm dừng chân đầu tiên của Đoàn là Khu Di tích Kim Liên. Thay mặt cán bộ, công nhân viên, chiến sỹ Bộ Tư lệnh Bảo vệ Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh, đồng chí Thiếu tướng Phạm Văn Lập, Thiếu tướng Nguyễn Trọng Khánh và Đoàn đại biểu đã dâng hương, dâng hoa, thành kính tưởng niệm và bày tỏ lòng biết ơn công lao trời biển của Bác đối với quê hương, dân tộc, với sự nghiệp cách mạng của đất nước. Trước anh linh của Người, lãnh đạo và đoàn công tác nguyện hứa: Tiếp tục học tập, rèn luyện và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh. Nêu cao tinh thần trách nhiệm, phấn đấu hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ chính trị đặc biệt “Giữ yên giấc ngủ của Người” để Lăng Bác mãi mãi trường tồn cùng dân tộc, là nơi hội tụ những tinh hoa về đạo đức, văn hóa, nhân cách Hồ Chí Minh, có giá trị thiết thực đối với việc giáo dục đạo đức, lối sống cho mỗi người dân Việt Nam.

bo-tu-lenh-tri-an-liet-si-3
Đoàn dâng hương tại nơi an nghỉ của Đại tướng Võ Nguyên Giáp

          Tại Vũng Chùa - Đảo Yến, nơi an nghỉ của Đại tướng Võ Nguyên Giáp: Đoàn thành kính dâng lên Đại tướng vòng hoa tươi, nén tâm nhang tưởng niệm người học trò xuất sắc của Chủ tịch Hồ Chí Minh, người anh cả của Quân đội nhân dân Việt Nam - người con ưu tú của quê hương Quảng Bình đã cống hiến trọn đời cho sự nghiệp đấu tranh giải phóng dân tộc, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Trên cương vị Tổng Tư lệnh Quân đội, Bí thư Quân ủy Trung ương, Đại tướng Võ Nguyên Giáp luôn là tấm gương sáng về tinh thần cách mạng tiến công, sáng tạo trong nghệ thuật quân sự, nghệ thuật cầm quân, quyết chiến và quyết thắng, đánh bại âm mưu và thủ đoạn chiến tranh thâm độc của kẻ thù. Tên tuổi của Đại tướng gắn liền với thắng lợi vĩ đại của hai cuộc kháng chiến trường kỳ chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ; với sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Cuộc đời hoạt động cách mạng của Đại tướng là tấm gương sáng để đồng bào, đồng chí, cán bộ, chiến sỹ cả nước kính trọng, yêu quý, học tập và noi theo.

bo-tu-lenh-tri-an-liet-si-4
Đoàn dâng hương tưởng niệm tại Nghĩa trang Trường Sơn

bo-tu-lenh-tri-an-liet-si-5
Đoàn thắp hương tri ân các Anh hùng liệt sỹ tại Nghĩa trang Trường Sơn

Nghĩa trang liệt sỹ Trường Sơn là nơi quy tụ 10.333 phần mộ của các liệt sỹ đã hy sinh trên tuyến đường mòn Hồ Chí Minh trong thời kỳ chống Mỹ cứu nước. Đây là một công trình “Đền ơn, đáp nghĩa” đồ sộ nhất, quy mô nhất có tính nghệ thuật cao, thể hiện lòng thương nhớ sâu sắc, niềm biết ơn và sự tôn vinh thầm kín của toàn Đảng, toàn quân và toàn dân ta đối với những người con yêu quý trên mọi miền đất nước đã không tiếc máu xương cho sự nghiệp đấu tranh giải phóng và thống nhất đất nước. Nghĩa trang liệt sỹ Trường Sơn ngày nay không chỉ là nơi an nghỉ của các anh hùng liệt sỹ mà còn là nơi suy tôn, là biểu tượng sáng ngời của chủ nghĩa anh hùng cách mạng, của tinh thần, ý chí đấu tranh giành độc lập và khát vọng hòa bình của nhân dân ta. Nghĩa trang liệt sỹ Trường Sơn không chỉ là nơi để các gia đình liệt sỹ, các đoàn đại biểu của Đảng và Nhà nước, chính quyền các địa phương đến viếng thăm và thực hiện công việc “Đền ơn, đáp nghĩa” mà còn là nơi hành hương của nhân dân khắp mọi miền đất nước và bạn bè quốc tế theo truyền thống đạo lý “Uống nước nhớ nguồn” cao đẹp của dân tộc Việt Nam.

bo-tu-lenh-tri-an-liet-si-6
Đoàn viếng các Anh hùng liệt sỹ tại Nghĩa trang Liệt sỹ Quốc gia Đường 9

Trong không khí linh thiêng ở Nghĩa trang Liệt sỹ Quốc gia Đường 9, các đồng chí trong Đoàn đã dành những phút mặc niệm, kính cẩn nghiêng mình đặt vòng hoa, dâng hương viếng các Anh hùng liệt sỹ. Qua đây bày tỏ lòng biết ơn vô hạn, niềm tri ân sâu sắc đối với công lao to lớn của các Anh hùng liệt sỹ đã hiến trọn tuổi thanh xuân, hy sinh máu xương vì độc lập, tự do của Tổ quốc, vì hạnh phúc của nhân dân. Nghĩa trang liệt sĩ đường 9 là nơi an nghỉ của các chiến sĩ đã hy sinh trên chiến trường đường 9 và chiến trường Quảng Trị nói riêng và trên đất bạn Lào nói chung. Đây là một công trình đền ơn đáp nghĩa đồ sộ quy mô lớn, có tính nghệ thuật cao; thể hiện sự tri ân của Đảng và Nhà nước ta đối với những người con trên mọi miền Tổ quốc đã không tiếc máu xương cho sự nghiệp giải phóng dân tộc, thống nhất đất nước.

bo-tu-lenh-tri-an-liet-si-7
Đoàn dâng hương tưởng niệm tại Thành cổ Quảng trị

Đến Khu Di tích Thành Cổ Quảng Trị, Đoàn tiến hành dâng hoa, dâng hương khu vực Đài tưởng niệm, tri ân các Anh hùng liệt sỹ đã anh dũng hy sinh trong chiến dịch 81 ngày đêm mùa hè đỏ lửa năm 1972 bảo vệ Thành Cổ Quảng Trị, góp phần giải phóng hoàn toàn miền Nam, thống nhất đất nước. Được ví như một nghĩa trang không bia mộ, Thành Cổ Quảng Trị là nơi yên nghỉ của hàng vạn chiến sĩ. Sự hy sinh cao cả của các anh mãi mãi được khắc ghi và biết ơn trong các thế hệ người Việt Nam. Hàng ngàn chiến sỹ trẻ tuổi vừa mười tám đôi mươi đã vĩnh viễn nằm xuống để viết nên bản hùng ca về tinh thần quả cảm, sự hy sinh anh dũng vì độc lập, tự do, thống nhất nước nhà. Mỗi nén nhang, mỗi nhành hoa là lời tri ân sâu sắc của những người được sống trong hòa bình, hạnh phúc đối với các anh hùng liệt sỹ.

bo-tu-lenh-tri-an-liet-si-8
Thiếu tướng Phạm Văn Lập ghi cảm tưởng vào Sổ lưu niệm tại Đền thờ các AHLS Đường 20 - Quyết thắng

          Tiếp theo hành trình, Đoàn đã dâng hương, tưởng nhớ các liệt sỹ tại Đền thờ các Anh hùng Liệt sỹ Đường 20 - Quyết thắng và Hang Tám Cô, một địa danh được Nhà nước công nhận là Di tích lịch sử cấp quốc gia, địa chỉ đỏ thu hút bao thế hệ tìm về lịch sử của dân tộc. Ngày 14.11.1972, máy bay giặc ập đến dội bom bắn phá ác liệt trên tuyến Đường 20 nhằm ngăn cản sự chi viện cho miền Nam. Lúc đó, 8 thanh niên xung phong cùng quê Hoằng Hóa, Thanh Hóa gồm 4 nam và 4 nữ đang làm nhiệm vụ giữ huyết mạch giao thông đã vào Hang Tám Cô trú ẩn; không may bom đánh 1 khối đá khổng lồ rơi xuống lấp miệng hang. Những ngày sau đó, đồng đội đã dùng mọi cách để kéo khối đá ra nhưng đành bất lực và 8 thanh niên xung phong đã hy sinh anh dũng.

bo-tu-lenh-tri-an-liet-si-9
Đoàn dâng hương tưởng niệm tại Khu Di tích Lịch sử Ngã Ba Đồng Lộc

          Điểm dừng chân tiếp theo của Đoàn là Khu Di tích Lịch sử Ngã Ba Đồng Lộc, nơi bắt đầu con đường Trường Sơn lịch sử. Nhắc đến Nga Ba Đồng Lộc là nhắc tới tấm gương anh dũng hy sinh của 10 cô gái thanh niên xung phong khi họ mới mười tám, đôi mươi. Các chị đã gửi lại tuổi thanh xuân của mình để góp phần giành lại độc lập, tự do cho dân tộc. 10 cô gái thanh niên xung phong anh hùng, 10 đóa hoa bất tử. Thắp nén tâm nhang trước Đài tưởng niệm và trên mộ phần các nữ anh hùng, các thành viên trong Đoàn đã tưởng nhớ về công lao, sự hy sinh mất mát to lớn của lực lượng thanh niên xung phong nói chung, các nữ Anh hùng thanh niên xung phong tại Nga Ba Đồng Lộc trong cuộc kháng chiến chống Mỹ nói riêng. Trong nỗi đau của chiến tranh một thuở, đã vang lên bản anh hùng ca bất diệt của lòng yêu nước và ý chí kiên cường chống giặc ngoại xâm của dân tộc.

bo-tu-lenh-tri-an-liet-si-10

bo-tu-lenh-tri-an-liet-si-11

Đoàn tham qua và chụp ảnh lưu niệm tại Đại nội Huế

bo-tu-lenh-tri-an-liet-si-12
Đoàn tham quan tại Động Thiên đường

 

          Trong hành trình của chuyến đi, Đoàn đã giành thời gian thăm một số cảnh quan của miền Trung như: Đại nội Huế, Lăng Khải Định và Động Thiên đường./.

          Nguyễn Thanh Huống

Bài viết khác: