Sáng ngày 02-8-2015, đoàn đại biểu Chương trình Thương hiệu quốc gia Việt Nam đã báo công dâng Bác, báo cáo với Bác về quá trình triển khai và những kết quả đạt được của Chương trình Thương hiệu quốc gia Việt Nam trong thời gian qua.

Đoàn gồm 150 đại biểu, do đồng chí Hồ Thị Kim Thoa, Thứ trưởng Bộ Công Thương làm Trưởng đoàn.

thuong-hieu-quoc-gia-2015-1
Toàn cảnh Lễ báo công của Đoàn

Ngày 25-11-2003, Chính phủ đã giao Bộ Thương mại (nay là Bộ Công Thương), là cơ quan thường trực, phối hợp với các bộ, ngành, địa phương và doanh nghiệp triển khai chương trình Thương hiệu quốc gia. Đây là chương trình duy nhất của Chính phủ Việt Nam gắn với 3 giá trị: “Chất lượng - đổi mới, sáng tạo -năng lực tiên phong” được tiến hành với mục đích quảng bá hình ảnh quốc gia, thương hiệu quốc gia thông qua thương hiệu sản phẩm.

Với sự nỗ lực không ngừng của các bộ, ngành, địa phương và doanh nghiệp Việt Nam, đặc biệt là các doanh nghiệp có thương hiệu sản phẩm, dịch vụ Thương hiệu quốc gia trong điều kiện nguồn nhân lực còn nhiều hạn chế so với yêu cầu thực tiễn, chương trình đã được triển khai hiệu quả tập trung vào các nội dung trọng tâm sau:

Một là: Nâng cao nhận thức về thương hiệu, tăng cường năng lực kinh doanh và phát triển thương hiệu cho doanh nghiệp thông qua các hoạt động tư vấn và đào tạo.

Hai là: Tăng cường công tác tuyên truyền quảng bá cho chương trình Thương hiệu quốc gia và các doanh nghiệp, thương hiệu sản phẩm Việt Nam, phát huy quan hệ đối tác chiến lược với các cơ quan thông tin báo chí, phát thanh truyền hình, tăng cường sự nhận biết của các nhà phân phối và người tiêu dùng trong và ngoài nước đối với các sản phẩm mang thương hiệu Việt Nam…

Ba là: Lựa chọn doanh ghiệp có thương hiệu hàng đầu có thương hiệu sản phẩm, dịch vụ đạt Thương hiệu quốc gia. Tại đợt lựa chọn lần thứ 4 năm 2014 đã có 63 doanh nghiệp vinh dự đạt Thương hiệu quốc gia. Trên cơ sở phát huy các giá trị này, các doanh nghiệp đạt danh hiệu Thương hiệu quốc gia trở thành đại diện tiêu biểu và dẫn đầu  trong từng nghành, lĩnh vực sản xuất kinh doanh. Trên thực tế, những đóng góp của các doanh nghiệp đạt danh hiệu Thương hiệu quốc gia vào nền kinh tế Việt Nam là rất đáng ghi nhận. Tổng doanh thu năm 2014 các doanh nghiệp đạt danh hiệu Thương hiệu quốc gia tăng 5 lần so với năm 2012, hàng trăm ngàn lao động được tạo công ăn việc làm, công tác xã hội và từ thiện cũng được các doanh nghiệp này tích cực thực hiện khi đã đóng góp hơn 200 tỉ đồng trong năm 2014.

Các kết quả tích cực kể trên và những nỗ lực của Hội đồng Thương hiệu quốc gia, Ban Thư ký chương trình (Cục Xúc tiến thương mại) và các cơ quan liên quan trong việc chỉ đạo và triển khai Chương trình Thương hiệu quốc gia đã được lãnh đạo Nhà nước, Chính phủ ghi nhận và động viên kịp thời.

thuong-hieu-quoc-gia-2015-2
Đoàn kính cẩn dâng hoa và vào Lăng viếng Chủ tịch Hồ Chí Minh

Trước anh linh của Bác, Đoàn xin hứa: Sẽ tiếp tục phối hợp chặt chẽ, chung tay xây dựng, phát triển Thương hiệu quốc gia Việt Nam nhằm quảng bá và nâng cao vị thế đất nước Việt Nam trong tiến trình hội nhập quốc tế./.

Vân Phương

Bài viết khác: