Thứ bảy, 04/01/2025

Nhân dịp kỷ niệm 50 năm Ngày Tổng tiến công và nổi dậy Xuân Mậu Thân 1968 và 45 năm Ngày ký Hiệp định Paris, sáng ngày 21/01/2018, Đoàn đại biểu nhân chứng lịch sử và gia đình chính sách Xuân Mậu Thân 1968 đã dâng hoa tưởng niệm các Anh hùng liệt sỹ và vào Lăng viếng Chủ tịch Hồ Chí Minh.

doan dai bieu mau than 1968 1

doan dai bieu mau than 1968 2
Đoàn kính cẩn dâng hoa và vào Lăng viếng Chủ tịch Hồ Chí Minh

Đoàn gồm 4 Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân thời kỳ chống Mỹ và hơn 50 đại biểu là các nhân chứng lịch sử, gia đình chính sách đã trực tiếp tham gia hoặc có nhiều đóng góp trong Cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Xuân Mậu Thân năm 1968.

Trao đổi với ông Lê Xuân Niêm, Chủ tịch Hội Nhân chứng lịch sử Việt Nam Xuân Mậu Thân 1968, Giám đốc Trung tâm Giáo dục truyền thống lịch sử Việt Nam, Trưởng đoàn, nguyên chiến sĩ Sư đoàn 324 Quảng Trị được biết: “Cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Xuân Mậu Thân 1968 là bước ngoặt quyết định lịch sử trong toàn bộ sự nghiệp kháng chiến chống Mỹ cứu nước của dân tộc. Cùng với thời gian, thắng lợi của cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Xuân Mậu Thân 1968 ngày càng được khẳng định, trở thành biểu tượng của ý chí chiến đấu, quyết thắng, phí khách quật cường và khát vọng hòa bình, độc lập của toàn thể dân tộc, thể hiện nghệ thuật chiến tranh cách mạng, sáng tạo vượt bậc của chiến tranh nhân dân.

Thắng lợi của cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Xuân Mậu Thân 1968 đã làm đảo lộn về thế bố trí chiến lược trên chiến trường, làm phá sản chiến lược “chiến tranh cục bộ”, đưa chiến tranh vào trong lòng nước mỹ và đến với nhân dân tiến bộ trên thế giới, làm lung lay ý chí xâm lược của đế quốc Mỹ, buộc chính quyền Mỹ phải xuống thang chiến tranh, ngừng ném bom miền Bắc, chấp nhận ngồi đàm phán tại Hội nghị Paris. Xét một cách toàn cục và toàn diện, thắng lợi này mở ra điều kiện và thời cơ cho những đòn tấn công tiếp theo mà đỉnh cao là Đại thắng mùa Xuân 1975, kết thúc thắng lợi cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước, giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước; để lại những bài học kinh nghiệm quý báu trong hoạch định đường lối và chỉ đạo chiến lược của Đảng cũng như trong nghệ thuật đấu tranh cách mạng của quân và dân ta”.

Từ nhiều năm qua, đã thành thông lệ, cùng với nhiều hoạt động có ý nghĩa khác, những người trong cuộc còn sống vẫn thường gặp nhau, ôn lại quá khứ, đến thắp nén hương thơm, dâng vòng hoa, tưởng niệm Chủ tịch Hồ Chí Minh và những người đồng đội “đã khuất”. Từ đó, góp phần tuyên truyền, giáo dục các tầng lớp nhân dân luôn ghi nhớ công ơn, sự hy sinh to lớn của các thế hệ đi trước, phát huy truyền thống cách mạng, hun đúc tinh thần yêu nước, lòng tự hào, tự tôn dân tộc; đoàn kết phấn đấu trong công cuộc đổi mới, đẩy mạnh sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước./.

                                                                                               

Hoàng Xuân

Bài viết khác: