Hệ thống Trợ năng

Chủ nhật, 19/01/2025
  1. Nghị định số 89/2018/NĐ-CP ngày 25/6/2018 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Phòng, chống bệnh truyền nhiễm về kiểm dịch y tế biên giới, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 10/8/2018.

Nghị định này quy định về thu thập thông tin, khai báo y tế, kiểm tra y tế, xử lý y tế đối với người, phương tiện vận tải nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh, hàng hóa nhập khẩu, xuất khẩu, quá cảnh Việt Nam và thi thể, hài cốt (bao gồm cả tro cốt), mẫu vi sinh y học, sản phẩm sinh học, mô, bộ phận cơ thể người vận chuyển qua biên giới Việt Nam; giám sát, kiểm soát bệnh truyền nhiễm tại cửa khẩu; tổ chức kiểm dịch y tế biên giới và trách nhiệm trong việc thực hiện kiểm dịch y tế biên giới.

  1. Nghị định số 99/2018/NĐ-CP ngày 12/7/2018 của Chính phủ quy định mức trợ cấp, phụ cấp ưu đãi đối với người có công với cách mạng, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 27/8/2018.

Theo đó, mức chuẩn để xác định các mức trợ cấp, phụ cấp ưu đãi đối với người có công với cách mạng theo quy định tại Nghị định này là 1.515.000 đồng.

Với thay đổi trên, mức trợ cấp ưu đãi hàng tháng của người có công với cách mạng được điều chỉnh như sau: Người hoạt động cách mạng trước ngày 01/01/1945 thuộc diện thoát ly là 1.693.000 đồng, diện không thoát ly là 2.874.000 đồng.

Người hoạt động cách mạng từ ngày 01/01/1945 đến ngày khởi nghĩa Tháng Tám năm 1945 là 1.566.000 đồng.

Trợ cấp tiền tuất đối với thân nhân của 1 liệt sỹ là 1.515.000 đồng; trợ cấp tiền tuất đối với thân nhân của 2 liệt sỹ là 3.030.000 đồng; trợ cấp tiền tuất đối với thân nhân của 3 liệt sỹ trở lên là 4.545.000 đồng.

Bà mẹ Việt Nam Anh hùng (hưởng trợ cấp tiền tuất hàng tháng theo mức trợ cấp tiền tuất đối với thân nhân liệt sỹ) và hưởng mức phụ cấp 1.270.000 đồng. Người phục vụ Bà mẹ Việt Nam Anh hùng sống ở gia đình hưởng mức trợ cấp là 1.515.000 đồng. Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân, Anh hùng Lao động trong thời kỳ kháng chiến hưởng mức trợ cấp là 1.270.000 đồng.

Trường hợp bệnh binh suy giảm khả năng lao động từ 41% - 50%, mức trợ cấp là 1.581.000 đồng; suy giảm khả năng lao động từ 81% - 90%, mức trợ cấp là 3.465.000 đồng…

Đối với thương binh, người hưởng chính sách như thương binh có tỷ lệ suy giảm khả năng lao động 21% hưởng trợ cấp là 1.021.000 đồng, tỷ lệ suy giảm khả năng lao động cao nhất 100% hưởng trợ cấp là 4.858.000 đồng.

Nghị định số 70/2017/NĐ-CP ngày 06/6/2017 của Chính phủ quy định mức trợ cấp, phụ cấp ưu đãi đối với người có công với cách mạng hết hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/7/2018.

Các mức trợ cấp, phụ cấp ưu đãi quy định tại Nghị định số 99/NĐ-CP được thực hiện kể từ ngày 01/7/2018.

  1. Quyết định số 26/2018/QĐ-TTg ngày 22/6/2018 của Thủ tướng Chính phủ thí điểm thành lập Đội Quản lý trật tự xây dựng đô thị trực thuộc Ủy ban nhân dân quận, huyện, thị xã tại thành phố Hà Nội, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 10/8/2018.

Theo đó, tiến hành thí điểm thành lập Đội Quản lý trật tự xây dựng đô thị trên cơ sở tổ chức lại Đội Thanh tra xây dựng quận, huyện, thị xã thuộc Thanh tra Sở Xây dựng thành phố Hà Nội.

Đội Quản lý trật tự xây dựng đô thị là tổ chức hành chính trực thuộc Ủy ban nhân dân quận, huyện, thị xã tại thành phố Hà Nội (sau đây viết tắt là cấp huyện), có chức năng tham mưu, giúp Ủy ban nhân dân cấp huyện thực thi các quy định pháp luật trong lĩnh vực trật tự xây dựng đô thị.

Đội Quản lý trật tự xây dựng đô thị được yêu cầu các chủ đầu tư xuất trình giấy phép xây dựng, các tài liệu liên quan đến việc xây dựng công trình; thực hiện nhiệm vụ thông báo, kiến nghị và gửi tài liệu có liên quan cho cơ quan điều tra, viện kiểm sát xem xét, khởi tố đối với người thực hiện hành vi vi phạm pháp luật thuộc phạm vi quản lý.

  1. Thông tư số 56/2018/TT-BTC ngày 25/6/2018 của Bộ Tài chính quy định mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng phí thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường do cơ quan Trung ương thực hiện thẩm định, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 10/8/2018.

Thông tư này quy định mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng phí thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường do cơ quan Trung ương thực hiện thẩm định.

Người nộp phí là các cơ quan, tổ chức, cá nhân đề nghị cơ quan có thẩm quyền ở Trung ương thực hiện thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường. Người nộp phí thực hiện nộp phí thẩm định trong thời gian từ thời điểm nộp hồ sơ đề nghị thẩm định, thẩm định lại đến trước khi tổ chức họp Hội đồng thẩm định. Phí nộp trực tiếp cho tổ chức thu phí hoặc nộp vào tài khoản phí chờ nộp ngân sách của tổ chức thu phí mở tại Kho bạc Nhà nước.

Tổ chức thu phí bao gồm:

- Tổng cục Môi trường trực thuộc Bộ Tài nguyên và Môi trường;

- Các cơ quan được các bộ, cơ quan ngang bộ giao thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường.

Mức thu phí thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường cụ thể như sau:

Số tt

Tổng vốn đầu tư

(tỷ đồng)

Mức phí đối với các Nhóm dự án (triệu đồng)

1

2

3

4

5

6

1

Đến 10

8,0

8,6

8,8

9,2

9,6

6,0

2

Trên 10 đến 20

12,5

13,0

13,5

14,0

15,0

9,0

3

Trên 20 đến 50

21,0

22,0

22,5

23,0

24,0

15,0

4

Trên 50 đến 100

37,5

38,0

39,0

41,0

43,0

27,0

5

Trên 100 đến 200

41,5

42,0

43,0

45,0

47,0

30,0

6

Trên 200 đến 500

54,0

55,0

56,0

59,0

62,0

39,0

7

Trên 500 đến 1.000

61,0

62,0

63,5

66,0

69,0

44,0

8

Trên 1.000 đến 1.500

65,0

67,0

68,5

72,0

75,0

48,0

9

Trên 1.500 đến 2.000

67,0

68,0

70,0

73,5

76,5

49,0

10

Trên 2.000 đến 3.000

70,0

71,0

73,0

76,0

79,0

51,0

11

Trên 3.000 đến 5.000

72,5

74,0

76,0

79,0

82,0

53,0

12

Trên 5.000 đến 7.000

77,0

78,0

80,0

84,0

87,0

56,0

13

Trên 7.000

84,0

86,0

88,0

92,0

96,0

61,0

Trong đó, mức thu phí thẩm định lại báo cáo đánh giá tác động môi trường bằng 50% mức thu phí thẩm định lần đầu tương ứng trong biểu nêu trên.

  1. Thông tư số 05/2018/TT-BLĐTBXH ngày 29/6/2018 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội hướng dẫn điều chỉnh lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội và trợ cấp hàng tháng đối với đối tượng quy định tại các khoản 1, 2, 3 và khoản 8 Điều 1 Nghị định số 88/2018/NĐ-CP ngày 15/6/2018 của Chính phủ, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 15/8/2018.

Từ ngày 01/7/2018, mức lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội và trợ cấp hàng tháng của các đối tượng sau sẽ tăng thêm 6,92% so với mức lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội và trợ cấp hàng tháng của tháng 6 năm 2018:

- Cán bộ, công chức, công nhân, viên chức và người lao động (kể cả người có thời gian tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện, người nghỉ hưu từ quỹ bảo hiểm xã hội nông dân Nghệ An chuyển sang theo Quyết định số 41/2009/QĐ-TTg ngày 16/3/2009 của Thủ tướng Chính phủ); quân nhân, công an nhân dân và người làm công tác cơ yếu đang hưởng lương hưu hàng tháng trước ngày 01/7/2018.

- Cán bộ xã, phường, thị trấn quy định tại Nghị định số 92/2009/NĐ-CP ngày 22/10/2009, Nghị định số 121/2003/NĐ-CP ngày 21/10/2003 và Nghị định số 09/1998/NĐ-CP ngày 23/01/1998 của Chính phủ đang hưởng lương hưu, trợ cấp hàng tháng trước ngày 01/7/2018.

- Người đang hưởng trợ cấp mất sức lao động hàng tháng theo quy định của pháp luật; người đang hưởng trợ cấp hàng tháng theo Quyết định số 91/2000/QĐ-TTg ngày 04/8/2000, Quyết định số 613/QĐ-TTg ngày 06/5/2010 của Thủ tướng Chính phủ; công nhân cao su đang hưởng trợ cấp hàng tháng trước ngày 01/7/2018.

- Người đang hưởng trợ cấp tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp hàng tháng trước ngày 01/7/2018.

Cụ thể mức lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội, trợ cấp hàng tháng từ tháng 7 năm 2018 được tính như sau:

Mức lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội, trợ cấp hàng tháng từ tháng 7 năm 2018 = Mức lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội, trợ cấp tháng 6 năm 2018 x 1,0692.

Thông tư này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 15/8/2018. Các chế độ quy định tại Thông tư này được thực hiện kể từ ngày 01/7/2018.

Thu Hiền (tổng hợp)

Bài viết khác: