Nghiên cứu học tập tư tưởng Hồ Chí Minh
Trong bối cảnh toàn cầu hóa và hội nhập quốc tế hiện nay, vai trò của quan hệ quốc tế ngày càng trở nên quan trọng, đóng góp hiệu quả vào quá trình xây dựng quan hệ hợp tác, hòa bình, hữu nghị giữa các quốc gia và nỗ lực chung tay giải quyết các vấn đề toàn cầu. Bài viết khái quát nội dung cơ bản trong tư tưởng Hồ Chí Minh về quan hệ quốc tế và đề xuất hướng vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh về quan hệ quốc tế trong thời gian tới.
Sinh thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn mong ước “xây dựng một nước Việt Nam hòa bình, thống nhất, độc lập, dân chủ và giàu mạnh”, có thể “sánh vai với các cường quốc năm châu”. Thực hiện ước nguyện này của Người, Đại hội XIII của Đảng (tháng 1-2021) đã đặt ra ba mục tiêu cụ thể đến năm 2025, năm 2030 và năm 2045.
Ủy viên Bộ Chính trị, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ vừa có bài viết quan trọng về “Vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh trong hoạt động lập pháp, góp phần xây dựng và hoàn thiện Nhà nước pháp quyền XHCN Việt Nam”. Trân trọng giới thiệu bài viết của Chủ tịch Quốc hội.
Chủ tịch Hồ Chí Minh - nhà ngoại giao kiệt xuất, người sáng lập nền ngoại giao Việt Nam hiện đại. Trên cương vị Chủ tịch Đảng và Chủ tịch nước, Người luôn quan tâm chỉ đạo công tác đối ngoại, đoàn kết quốc tế nhằm phát huy sức mạnh của dân tộc, đồng thời tranh thủ sự ủng hộ của các nước và nhân dân thế giới trong cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc và xây dựng đất nước.
Học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh về ý chí tự lực, tự cường và khát vọng xây dựng đất nước phồn vinh, hạnh phúc là sự vận dụng và phát triển sáng tạo tư tưởng Hồ Chí Minh trong bối cảnh hiện nay, góp phần vào việc thực hiện thắng lợi Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng.
Tiếp cận ở chức năng tư tưởng của báo chí cho thấy, báo chí là phương tiện làm công tác tư tưởng rất lợi hại. Thông tin báo chí tác động vào tư tưởng, tình cảm của quần chúng, từ đó làm thay đổi nhận thức, thái độ và hành vi của công chúng. Chính vì vậy, các nhà cách mạng, nhà hoạt động chính trị đều nắm lấy báo chí để làm vũ khí tư tưởng.
Chủ tịch Hồ Chí Minh, vị lãnh tụ thiên tài, kiệt xuất của dân tộc, người thầy vĩ đại của cách mạng Việt Nam. Người “là biểu tượng cao đẹp nhất của chủ nghĩa yêu nước và chủ nghĩa anh hùng cách mạng Việt Nam. Người là kết tinh rạng ngời của đạo đức, trí tuệ, khí phách, lương tri của dân tộc và thời đại”1. Trọn cả cuộc đời, Người dâng hiến cho sự nghiệp giải phóng dân tộc, giải phóng giai cấp và giải phóng con người. Tư tưởng, đạo đức, phong cách của Người là tài sản tinh thần vô giá của Đảng và dân tộc ta.
Mấy thập niên gần đây, nhiều học giả Việt Nam và nước ngoài đã nghiên cứu rất sâu sắc về các khía cạnh cơ bản trong tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh. Tuy nhiên, có một vấn đề rất nổi bật là phản ánh giá trị bao trùm và cống hiến đặc sắc của Người - tư tưởng, đạo đức, phong cách đổi mới, lại chưa được đề cập đúng tầm.
Từ nghiên cứu công bố vào năm 2000, W.J.Duiker đã đặt ra vấn đề có hay không hiện tượng “sùng bái Hồ Chí Minh”?. Ông và nhiều nhà nghiên cứu đều ghi nhận: Hồ Chí Minh được kính trọng, được ca tụng và nể phục ngay từ khi Người còn sống, và không chỉ ở Việt Nam và bởi nhân dân Việt Nam mà còn ở cả nước ngoài...
Tư tưởng Hồ Chí Minh về xây dựng một nhà nước dân chủ, của nhân dân, do nhân dân và vì nhân dân; có nền dân chủ lập hiến, quản lý đất nước bằng pháp luật luôn được Đảng ta vận dụng sáng tạo, ngày một hoàn thiện trong xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam, đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ cách mạng qua các thời kỳ.
Bài viết của đồng chí Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng sau khi đăng tải trên các phương tiện thông tin đại chúng đã có sức lan tỏa và hiệu ứng mạnh mẽ trong dư luận. Nhiều người đã bộc bạch, nhờ đọc bài viết của Tổng Bí thư mà hiểu rõ hơn mục tiêu lý tưởng của Đảng ta, hiểu sâu hơn và củng cố thêm niềm tin vào chủ nghĩa xã hội (CNXH) nói chung và con đường đi lên xây dựng CNXH ở Việt Nam nói riêng.