Nghiên cứu học tập tư tưởng Hồ Chí Minh

 Có lần, nhân câu chuyện kể với các bạn trẻ trong Khu Phủ Chủ tịch, Bác Hồ nói: “Các cô, các chú bây giờ đi học có trường, có bàn ghế, có thầy cô, bạn bè, sách vở, giấy bút, có giờ giấc đoàng hoàng. Tối đến có đèn điện, thế mà học một năm không lên được một lớp là không đúng. Ngày xưa, lúc Bác đang tuổi các cô, các chú thì tất cả bàn ghế, thầy, bạn, sách vở, giấy bút chỉ có trong bàn tay này thôi”.

Nha nuocTư tưởng Hồ Chí Minh về nhà nước của nhân dân, do nhân dân và vì nhân dân là một hệ thống các quan điểm lý luận về bản chất, chức năng, cơ chế hoạt động, tổ chức bộ máy, xây dựng đội ngũ cán bộ công chức nhà nước; trong đó, quan niệm về nhà nước pháp quyền là một tư tưởng nhất quán, thể hiện tầm nhìn vượt thời đại và có giá trị lâu bền. Hồ Chí Minh luôn khẳng định: Pháp luật của ta là pháp luật dân chủ, phải nghiêm minh và phát huy hiệu lực thực tế. Nhà nước ta cũng sử dụng pháp luật để quản lý xã hội. Song pháp luật của ta đã có sự thay đổi về chất, mang bản chất của giai cấp công nhân, là một loại hình pháp luật kiểu mới, pháp luật thật sự dân chủ, vì nó bảo vệ quyền tự do, dân chủ rộng rãi cho nhân dân lao động.

Bác Hồ đã viết bài “Một cách giải thích khéo”, nêu tấm gương của một nữ cán bộ tuyên truyền, do có cách giải thích khéo nên ai nghe cũng hiểu.

Ngày 24-11-1954, trên Báo Nhân Dân số 271, với bút danh C.B, Người viết bài “Việc nhỏ, ý nghĩa to”, nêu ý kiến nhận xét nhân việc các báo ở Thủ đô Hà Nội đăng tin nêu gương người tốt, việc tốt. Người yêu cầu “cần khen thưởng đúng mức để động viên mọi người hăng hái làm việc ích nước lợi nhà”.

Cách đây 59 năm, trên Báo Nhân Dân, số 150, từ ngày 26 đến 30-11-1953, trong bài báo “Tích cực và nóng nảy” (bút danh C.B), Bác phân tích:

''Bác Hồ - Người là tình yêu tha thiết trong lòng dân và trong trái tim nhân loại. Cả cuộc đời Bác hy sinh cho dân tộc Việt Nam.'' Bác Hồ - vị cha già dân tộc  muôn vàn kính yêu đã rời xa chúng ta đến nay đã hơn 40 năm.Trước lúc đi xa, Người để lại bản ''Di chúc'' với muôn vàn tình thương yêu cho toàn Đảng, toàn quân, toàn dân và căn dặn những công việc phải làm.

Cách đây 66 năm, ngày 20-11-1946, trên Báo Cứu quốc số 411, Bác Hồ đã viết bài “Tìm người tài đức”. Bài báo khẳng định: “Nhà nước cần phải kiến thiết. Kiến thiết cần phải có nhân tài”.

Trên Báo Nhân Dân số 149 từ ngày 21 đến 25-11-1953, với bút danh C.B, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã viết bài: “Anh hùng giả và anh hùng thật”.

Chủ tịch Hồ Chí Minh đã đi xa, nhưng Người để lại cho chúng ta những di sản tinh thần to lớn, những giá trị nhân văn cao cả, trong đó đặc biệt là tư tưởng về thực hành tiết kiệm và phòng chống tham ô, lãng phí.

Trong suốt cuộc đời hoạt động của mình, từ bài giảng đầu tiên trong tác phẩm Đường Kách Mệnh(1) đến bản Di chúc cuối cùng, Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn quan tâm đến vấn đề đạo đức và việc tu dưỡng đạo đức, coi đạo đức là “cái gốc” của người cách mạng.

 

Suốt cuộc đời hoạt động cách mạng của mình, Chủ tịch Hồ Chí Minh thường xuyên quan tâm đến công tác xây dựng và chỉnh đốn Đảng, làm cho Đảng mãi mãi là một Đảng đạo đức và văn minh. Với Người, xây dựng và chỉnh đốn Đảng là nhiệm vụ vừa có tính cấp bách, vừa có tính thường xuyên của Đảng cầm quyền.