Nghiên cứu học tập tư tưởng Hồ Chí Minh
Tư tưởng Hồ Chí Minh là một hệ thống quan điểm toàn diện và sâu sắc về những vấn đề cơ bản của cách mạng Việt Nam, là tài sản tinh thần vô cùng to lớn và quý giá của Đảng và dân tộc ta, trong đó có tư tưởng về giáo dục - bộ phận quan trọng trong vấn đề xây dựng nhân tố con người.
Huân chương Sao Vàng vừa được Đảng, Nhà nước truy tặng cụ Huỳnh Thúc Kháng khiến nhiều người nhớ về cuộc đời một chí sĩ yêu nước, từng được Chủ tịch Hồ Chí Minh tin tưởng giao trọng trách là Quyền Chủ tịch nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa khi Người đi công tác dài ngày ở nước ngoài. Câu chuyện về cuộc đời cụ Huỳnh gắn chặt với tấm lòng biệt đãi nhân sĩ, trí thức của Bác Hồ.
Cũng như mọi người, Bác Hồ rất nâng niu, quý trọng tình cảm gia đình, đây cũng chính là cội nguồn, là cơ sở bền vững của lòng yêu nước, thương dân trong Bác.
Tham ô là hành động xấu xa nhất của con người. Nhân dân lao động ta làm lụng đổ mồ hôi sôi nước mắt để góp phần xây dựng của công - của Nhà nước và của tập thể. Của công ấy là nền tảng vật chất của chế độ xã hội chủ nghĩa, là nguồn gốc chủ yếu để nâng cao đời sống của nhân dân ta.
Độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội là một trong những nội dung trung tâm của tư tưởng Hồ Chí Minh; trong đó, những luận giải rất phong phú của Người về chủ nghĩa xã hội và con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam như một biểu trưng mẫu mực về sự nghiền ngẫm uyên bác những nguyên lý của chủ nghĩa Mác - Lênin, về tinh thần sáng tạo, phát triển chủ nghĩa Mác - Lênin vào hoàn cảnh các nước thuộc địa.
Bệnh tham lam - Những người mắc phải bệnh này thì đặt lợi ích của mình lên trên lợi ích của Đảng, của dân tộc, do đó mà chỉ "tự tư, tự lợi". Dùng của công làm việc tư. Dựa vào thế lực của Đảng để theo đuổi mục đích riêng của mình.
Tại Lễ kỷ niệm 30 năm Ngày thành lập Đảng (3/2/1930 - 3/2/1960), Chủ tịch Hồ Chí Minh đã tự hào khẳng định: “Đảng ta là đạo đức, là văn minh” và “Đảng ta thật là vĩ đại”.
Là người sáng lập, lãnh đạo và rèn luyện Đảng ta, hơn ai hết, Chủ tịch Hồ Chí Minh thấy rất rõ vai trò, vị trí của vấn đề cán bộ. Vì thế Người có những yêu cầu rất cao và có những chỉ dẫn hết sức sáng suốt về vấn đề này.
Sinh thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh đặc biệt quan tâm đến vấn đề đạo đức cách mạng và chống chủ nghĩa cá nhân trong Đảng. Người coi đó là cuộc đấu tranh trực tiếp liên quan tới vận mệnh của Đảng và quyết định đến thành công của sự nghiệp cách mạng.
Như chúng ta đã biết, sau một thời gian dạy học ở Trường Dục Thanh (Phan Thiết, Bình Thuận), Bác Hồ đi vào Sài Gòn, để thực hiện hoài bão của mình, đó là ra đi tìm đường cứu nước. Sau một thời gian sinh sống ở đây, Bác đã gặp được anh Lê và trở thành một đôi bạn thân thiết. Những ngày này, Bác thấy được nhiều điều mới lạ, từ xem đèn điện, chiếu bóng đến ăn kem...
Chủ tịch Hồ Chí Minh không câu nệ về “đối đẳng chức vụ”, không bị ràng buộc bởi nghi thức ngoại giao mà luôn chủ động, linh hoạt và hết sức chú trọng đến mục tiêu, hiệu quả của công tác đối ngoại. Đúng như lời cố Thủ tướng Phạm Văn Đồng nhận xét: “Sự ứng xử linh hoạt của Hồ Chí Minh trong giao tiếp ngoại giao đã trở thành những câu chuyện huyền thoại”.