Hệ thống Trợ năng

Thứ bảy, 08/02/2025

Tin tức

chao-co-cNgày nào cũng vậy, đúng 6 giờ mùa nóng, hoặc 6 giờ 30 phút mùa lạnh, trước Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh đều diễn ra Lễ chào cờ trang nghiêm và xúc động. Nhưng hôm nay, ngày 11 tháng 10 năm 2013, khác với thường nhật: Đúng 12 giờ trưa, Lễ chào cờ đã diễn ra theo nghi thức treo cờ rủ trong những ngày Quốc tang Đại tướng Võ Nguyên Giáp.

Bac ho va bac giap cChủ tịch Hồ Chí Minh và Đại tướng Võ Nguyên Giáp là những người con anh hùng của dân tộc Việt Nam. Lịch sử nước nhà mãi lưu danh hai nhân vật vĩ đại: Chủ tịch Hồ Chí Minh, anh hùng giải phóng dân tộc, danh nhân văn hóa kiệt xuất và Đại tướng Võ Nguyên Giáp - vị tướng huyền thoại, thiên tài quân sự, Anh Cả của Quân đội Nhân dân Việt Nam, người học trò xuất sắc của Chủ tịch Hồ Chí Minh. Lịch sử đã đưa hai con người xuất chúng ấy đến gần với nhau, trở thành hai thầy trò, hai người đồng chí, hai người tri kỷ để làm nên hai cái tên mà chắc là hàng trăm năm nữa, lịch sử còn phải nhắc tới.

nho-bac-aCách đây hơn 6 năm, vào ngày 14 tháng 5 năm 2007, Bộ Tư lệnh Bảo vệ Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh tổ chức Hội thảo khoa học “Bác Hồ với Đá Chông” tại Khu Di tích K9 (Đá Chông, Ba Vì, Hà Nội). Trước giờ khai mạc, các đại biểu làm Lễ dâng hương, tưởng nhớ Bác và tham quan những hiện vật tại Khu Di tích K9. 

 

DSC 0026 1Ngày 5/10, Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam, Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và Quân ủy Trung ương đã ra Thông cáo đặc biệt về việc Đại tướng Võ Nguyên Giáp từ trần.

a-dt-a18 giờ 09 phút, ngày 4 tháng 10 năm, tại Bệnh viện Trung ương Quân đội 108, Đại tướng Võ Nguyên Giáp đã từ trần. Hàng triệu trái tim nhân dân Việt Nam trên khắp đất nước, kiều bào ta ở nước ngoài, nhân dân quốc tế thương tiếc trước sự ra đi của vị Đại tướng huyền thoại, người Anh cả của Quân đội nhân dân Việt Nam.

trang-tin-aTrang tin điện tử Ban Quản lý Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh chính thức hoạt động từ ngày 18 tháng 5 năm 2007 trên mạng Internet tại địa chỉ http://www.bqllang.gov.vn http://www.hcmm.gov.vn vào dịp kỷ niệm 117 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh theo Giấy phép số 126/GP-TTĐT ngày 28/08/2012 - Bộ Thông tin và Truyền thông.

hoi-thi-pn-fHội thi “Cán bộ Hội Phụ nữ giỏi và tuyên truyền viên giỏi về phẩm chất đạo đức người phụ nữ Việt Nam thời kỳ đẩy mạnh CNH, HĐH đất nước” của Bộ Tư lệnh Bảo vệ Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh đã thành công tốt đẹp. Thông qua các nội dung của Hội thi, cán bộ, hội viên của đơn vị đã làm nổi bật và toả sáng phẩm chất của người phụ nữ Việt Nam: “Tự tin, tự trọng, trung hậu, đảm đang”.

dai-tuong-bĐại tướng Võ Nguyên Giáp, người học trò xuất sắc của Chủ tịch Hồ Chí Minh. Hơn 40 năm, sau sự ra đi của Chủ tịch Hồ Chí Minh, người học trò của Người cũng đã ra đi, để lại niềm tiếc thương vô hạn cho nhân dân Việt Nam.

ram but aKhi tôi còn bé, bất kỳ ai đặt chân đến nơi nào trên mảnh đất Nghệ An, từ đồng bằng đến miền núi, từ thành thị tới nông thôn đều có thể dễ dàng bắt gặp hình ảnh những cây hoa râm bụt khoe sắc màu rực rỡ, những hàng rào râm bụt đẹp mà bình dị. Hoa râm bụt là đồ chơi thân thiết của tụi trẻ con. Những cánh hoa, nhụy hoa được các em dùng để dán lên trán, lên mặt, để ghép thành hình các con vật hay vò lá râm bụt trộn chung với nước xà phòng, dùng cọng đu đủ, cọng cỏ để thổi những quả bong bóng nhiều màu bay lên… Lớn lên, khi được đi học, được đọc nhiều sách báo mới biết rằng loài hoa dân dã, thân thuộc ấy lại gắn liền với nhiều câu chuyện kể xúc động về Bác Hồ kính yêu - vị Anh hùng giải phóng dân tộc, danh nhân văn hóa kiệt xuất, người con vĩ đại của quê hương Nghệ An nói riêng, của dân tộc Việt Nam nói chung.

 

bac hồ ở chiến khu việt bắc 1947Trên các phương tiện thông tin đại chúng và trong quan niệm của nhiều người có sự khác biệt về khái niệm “Thủ đô kháng chiến” và “Thủ đô gió ngàn”. Địa danh nào được gọi là “Thủ đô kháng chiến”, còn địa danh nào là “Thủ đô gió ngàn”, hay cả hai địa danh chỉ là một?

TTHCM ve nguoi cao tuoi 1“Kính trên, nhường dưới”, “Kính lão, đắc thọ” là một trong những truyền thống lâu đời, nét văn hóa tốt đẹp của dân tộc Việt Nam. Trong gia đình, dòng họ, làng xóm, lớp người “cây cao, bóng cả” luôn luôn được kính trọng và lắng nghe; có vai trò quan trọng trong việc kết nối các giá trị truyền thống, là lớp người có công lớn trong sự nghiệp giải phóng dân tộc và trong sự nghiệp đổi mới, phát triển đất nước. Vì vậy, lúc sinh thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn dành sự quan tâm sâu sắc, khẳng định vai trò, vị trí quan trọng của lớp người cao tuổi.

CTHCM 1Sinh thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh kính yêu luôn đánh giá cao và dành sự quan tâm, niềm tin vững chắc về vị trí, vai trò của phụ nữ Việt Nam. Trong Di sản tư tưởng vĩ đại Người để lại cho muôn đời sau, vấn đề bình đẳng giới và sự tiến bộ của phụ nữ nước nhà luôn được Bác quan tâm đặc biệt.