Tin tức
Để góp phần vào chiến thắng Điện Biên Phủ, ngày 07/5/1954, lừng lẫy năm châu, biết bao tấm gương đã anh dũng hy sinh “dù bom đạn xương tan, thịt nát/ Không sờn lòng, không tiếc tuổi xanh”… Một trong những tấm gương xuất sắc, dũng cảm chiến đấu, "vì nước quên thân" và hy sinh đúng ngày giải phóng Điện Biên là Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân, liệt sĩ Trần Can.
Sinh thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh từng nói: “Vì lợi ích mười năm thì phải trồng cây, vì lợi ích trăm năm thì phải trồng người”(1). Người cho rằng, một khi đã có đường lối cách mạng đúng thì cán bộ là khâu quyết định. “Muôn việc thành công hoặc thất bại đều do cán bộ tốt hay kém”, “cán bộ là cái gốc của mọi công việc”(2).
70 năm trước đây, dưới sự lãnh đạo của Trung ương Đảng, quân và dân ta đã tổ chức thực hiện trận quyết chiến chiến lược Điện Biên Phủ và giành thắng lợi vang dội.
Thực hành dân chủ và tăng cường pháp chế, bảo đảm kỷ cương xã hội là mối quan hệ lớn được Đại hội XIII của Đảng chính thức bổ sung. Tăng cường pháp chế là yếu tố bảo đảm, bảo vệ quyền dân chủ của nhân dân được thực hành thực chất và rộng rãi trong thực tiễn; trong khi đó, thực hành dân chủ được mở rộng và phát huy sẽ là điều kiện và tiền đề để pháp chế được tăng cường và kỷ cương trong xã hội được tôn trọng.
Để bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng, bảo vệ Chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, đấu tranh vạch trần những luận điệu xuyên tạc, giả dối, gạt bỏ những luồng thông tin xấu độc làm ô nhiễm môi trường tinh thần của xã hội, chúng ta cần giữ vững niềm tin khoa học, bồi dưỡng tình cảm cách mạng và trau dồi bản lĩnh chính trị. Đó là ba điều cốt yếu để bảo vệ Đảng, bảo vệ chế độ và bảo vệ nhân dân.
Thời gian qua, trên mạng xã hội xuất hiện những ý kiến của thế lực thù địch, cơ hội chính trị cho rằng, chỉ có kinh tế thị trường (KTTT) tư bản chủ nghĩa (TBCN) mới bảo đảm công bằng xã hội, còn với chủ nghĩa xã hội (CNXH) chỉ có sự “bình quân, cào bằng” và “bất công xã hội”. Từ đó, họ ra sức phủ nhận nền KTTT định hướng xã hội chủ nghĩa (XHCN) ở Việt Nam. Đây là luận điệu xuyên tạc sai trái cần đấu tranh bác bỏ.
Đảng Cộng sản Việt Nam là ngọn cờ tập hợp và dẫn dắt dân tộc ta vững bước đi theo con đường đã chọn: Độc lập dân tộc và CNXH, thể hiện sự vững vàng về lập trường, quan điểm, về phương hướng, đường lối chính trị đúng đắn, sáng suốt của Đảng ta, trung thành một cách sáng tạo với lý tưởng, mục tiêu XHCN của Chủ nghĩa Mác-Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh.
49 năm sau ngày miền Nam được giải phóng, cả nước thống nhất cùng đi lên chủ nghĩa xã hội, tình cảm của Chủ tịch Hồ Chí Minh dành cho miền Nam ruột thịt; tinh thần, ý chí, niềm tin tất thắng, quyết tâm của Người, của toàn Đảng, toàn dân, toàn quân về một nước Việt Nam hòa bình, độc lập, thống nhất vẫn vẹn nguyên trong tâm khảm mỗi người.
Đã 70 năm trôi qua kể từ Chiến thắng Điện Biên Phủ chấn động địa cầu, đã có rất nhiều cuốn sách, bài báo của các tướng lĩnh, chính khách, các học giả và nhà báo nước ngoài viết về chiến dịch lịch sử này.
Việt Nam không chỉ thực thi, đảm bảo, thúc đẩy quyền con người ở trong nước một cách nghiêm túc, nhất quán, liên tục, mà còn nỗ lực góp phần quan trọng thúc đẩy, bảo vệ quyền con người trên phạm vi toàn cầu.
Hơn 94 năm qua, Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời, đồng hành và lãnh đạo dân tộc, nhân dân ta vượt qua muôn vàn khó khăn, thử thách để làm nên những chiến công hiển hách trong các cuộc kháng chiến và những thành tựu to lớn trong công cuộc đổi mới, xây dựng, bảo vệ và phát triển đất nước. Điều đó có cội nguồn sâu xa từ nền tảng lý luận khoa học, cách mạng, đường lối chính trị đúng đắn của Đảng Cộng sản Việt Nam.
Văn kiện Đại hội XIII của Đảng đã đưa ra mục tiêu, chỉ tiêu đến năm 2030, trong đó có các chỉ tiêu cụ thể của giai đoạn 2021-2025 và một số chỉ tiêu đến 2030. Do đó yêu cầu đặt ra là cần thực hiện tốt chỉ tiêu giai đoạn 2021-2025, đồng thời xây dựng và thực hiện chỉ tiêu giai đoạn 2026-2030, tầm nhìn đến năm 2045.