Tin tổng hợp
Đảng Cộng sản Việt Nam do Chủ tịch Hồ Chí Minh sáng lập, rèn luyện từ mùa xuân năm 1930 và đã lãnh đạo cách mạng Việt Nam đi từ thắng lợi này đến thắng lợi khác, nhờ đó đất nước Việt Nam “có được cơ đồ, tiềm lực, vị thế và uy tín quốc tế như ngày nay”(1).
Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng nhận định: phát triển bền vững trở thành xu thế bao trùm trên thế giới; kinh tế số, kinh tế tuần hoàn, tăng trưởng xanh đang là mô hình phát triển được nhiều quốc gia lựa chọn. Bài viết phân tích sự ra đời và điều kiện, môi trường tồn tại của Nhà nước kiến tạo phát triển; nội dung cơ bản và một số giải pháp góp phần thực hiện hiệu quả tầm nhìn chiến lược của Đảng và Nhà nước về phát triển bền vững đến năm 2045.
Báo cáo khi được “tô hồng”, khuyết điểm được giấu đi sẽ gây trì trệ cho sự phát triển kinh tế-xã hội và đời sống chính trị của đất nước, làm suy giảm niềm tin của nhân dân với Đảng, với cấp ủy, chính quyền, đoàn thể địa phương... Nó giống như thầy thuốc chẩn bệnh sai. Về lâu dài là mối nguy hại ảnh hưởng đến sự tồn vong của Đảng, của chế độ.
Chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh là nền tảng tư tưởng, kim chỉ nam cho hành động của Đảng và cách mạng Việt Nam. Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn đánh giá rất cao vai trò, tầm vóc của chủ nghĩa Mác-Lênin và luôn khẳng định là một người mácxít-lêninít.
“Tô hồng” báo cáo, thổi phồng thành tích, “đánh bóng” tên tuổi, giấu giếm khuyết điểm để tạo nên sự vững mạnh giả tạo là một căn bệnh đặc biệt nguy hiểm đối với sự tồn vong của chế độ.
Vào thời điểm Cách mạng Tháng Tám năm 1945 diễn ra, đồng chí Nguyễn Quyết (sau này là Đại tướng Nguyễn Quyết) mới 23 tuổi đời, 5 năm tuổi Đảng nhưng đã là Ủy viên Ban cán sự đảng, Bí thư Thành ủy Hà Nội, Ủy viên quân sự trong Ủy ban Khởi nghĩa Hà Nội, Ủy viên chính trị Ủy ban Quân sự Hà Nội, Chính trị viên Chi đội 2 Vệ Quốc quân.
Mối quan hệ giữa pháp luật và quyền lực là nội dung cốt lõi của các tư tưởng chính trị, gắn liền với tiến trình vận động và phát triển của xã hội loài người, là một nội dung cơ bản của nhà nước pháp quyền; trong đó, pháp luật được sử dụng nhằm điều chỉnh và kiểm soát cơ chế vận hành quyền lực chính trị và quyền lực nhà nước; ngược lại, pháp luật không thể tồn tại nếu thiếu quyền lực nhà nước - với tư cách là điều kiện bảo đảm quan trọng nhất để pháp luật được bảo vệ và thực thi nghiêm minh.
Văn kiện Đại hội XIII của Đảng đề cao xây dựng, chỉnh đốn Đảng toàn diện về chính trị, tư tưởng, đạo đức, tổ chức và cán bộ, bảo đảm cho Đảng thật sự trong sạch, vững mạnh, nâng cao năng lực lãnh đạo, cầm quyền của Đảng.