Tin tổng hợp
Trước lúc đi xa, trong Di chúc để lại cho đời sau, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã thể hiện một nhân cách vĩ đại - trọn đời đấu tranh cho sự nghiệp giải phóng dân tộc, giải phóng giai cấp, giải phóng con người.
Ông là Đại tá Nguyễn Việt Cường, người y tá từng dám liều chích thuốc cứu Bác Hồ lúc Người trong cơn nguy kịch tại lán Nà Lừa ngày 15/7/1945, người được cử làm Trưởng ban Hậu cần lo nấu cơm phục vụ Quốc dân Đại hội Tân Trào ngày 16/8/1945.
"Còn đất nước thì nhất định không được chia!", đó là lời dặn của Bác trong lần chúc thọ cuối cùng của Người. Đó là đêm 3/9/1969. Trên đường vượt dốc cao điểm 405 để chuẩn bị cho trận đánh mới, chúng tôi nhận được tin đau đớn: Bác Hồ qua đời.
Dù đã 44 năm trôi qua nhưng phút giây đặc biệt được lái máy bay tham gia đội hình tiễn biệt Hồ Chủ tịch (ngày 9/9/1969) vẫn luôn vẹn nguyên đối với ông Hội thẩm Nguyễn Văn Lý.
Ngày 20/2/1927, Nguyễn Ái Quốc viết bài "Khổng Tử" đăng trên báo "Thanh Niên", đây là lần Bác viết kỹ nhất về Khổng Tử và Khổng giáo.
Cái nóng gay gắt dịu dần khi xe chúng tôi bắt đầu đi vào địa phận xã Thuận Hưng, cửa ngõ của cuộc hành trình đi về Đền thờ Bác thuộc xã Lương Tâm, huyện Long Mỹ, tỉnh Hậu Giang cũng như Khu Di tích lịch sử Đền thờ Bác Hồ ở xã Long Đức, thành phố Trà Vinh. Gặp hai người con gái đang làm công việc thuyết minh ở hai khu di tích, chúng tôi thấy ấm lòng hơn khi thấy đâu đâu trên khắp đất nước ta, những người trẻ hôm nay vẫn ngày ngày đóng góp phần việc nhỏ bé của mình để thắp lên ngọn lửa tình yêu quê hương đất nước, Bác Hồ kính yêu đối với nhân dân mình cũng như đồng bào ngoại quốc khi đến thăm đất nước của chúng ta.
Sống gần hết cuộc đời, bà vẫn tâm niệm một điều: Hạnh phúc lớn nhất trong cuộc đời bà là vinh dự được gặp Bác Hồ 3 lần. Đã hơn 50 năm trôi qua, nhưng khoảnh khắc ấy vẫn còn nguyên vẹn trong trái tim của nữ giám thị trại giam này.
Ông chủ cửa hiệu radio Hà thành Nguyễn Dực trực tiếp tham gia chuẩn bị cho sự kiện trọng đại của đất nước: Phụ trách âm thanh trong ngày Hồ Chủ tịch đọc Tuyên ngôn Độc lập, 2/9/1945.