Tin tổng hợp
Là người bảo vệ Bác, tôi thấy Bác có thói quen làm việc rất đúng giờ. Bác chủ động đặt ra thời gian làm việc và thi hành nghiêm túc không thay đổi giờ giấc sinh hoạt, kể cả mùa Đông. Hàng ngày Bác dậy từ 5 giờ, 5 giờ 15 tập thể dục, 6 giờ ăn sáng, 7 giờ làm việc, vì vậy người phục vụ Bác cũng rất dễ dàng.
Ngày 2/9/1969, Hồ Chủ tịch đã đi xa, để lại thương tiếc cho muôn triệu trái tim. Nhưng không mấy người biết rằng, những giây phút cuối cùng của Bác đã được các nhà quay phim Quân đội ghi lại trong 3 cuốn phim nhựa (dài 900 mét) được coi là bí mật quốc gia.
Tháng 11 năm 1960, nhân dịp kỷ niệm 50 năm Ngày mất của nhà đại văn hào Nga Lép Tônxtôi, Ban Biên tập báo Văn học Liên Xô có gửi thư đề nghị Bác Hồ của chúng ta kể lại một vài kỷ niệm của Người liên quan đến con người và sự nghiệp của Lép Tônxtôi. Bài viết của Bác Hồ đã đăng trên số báo ra ngày 19 tháng 11 năm đó. Đây là một bài viết ngắn, rất lý thú. Thông qua đó, chúng ta có thể biết vị lãnh tụ kính yêu của chúng ta bắt đầu viết truyện như thế nào.
Trong câu chuyện với chúng tôi về Ngày Độc lập đầu tiên ấy, mỗi người lính già đều không giấu nổi niềm tự hào. Có thể thấy ở họ vẫn toát lên tinh thần sục sôi cách mạng, ý chí chiến đấu để thoát khỏi ách áp bức nô lệ mà khi đó, họ đã là những nhân chứng sống, nhân chứng lịch sử của ngày tháng hào hùng không thể nào quên…
Đó là một bài xã luận viết trong nước mắt. Một bài xã luận viết bằng cả tấm lòng, cả trái tim, bằng tất cả tình cảm thương yêu vô hạn của một người viết báo như tôi đối với Bác Hồ.
Ngày 2-9-1945 là một sự kiện lịch sử trọng đại để lại dấu ấn không bao giờ phai trong ký ức của chúng tôi. Những đội viên tự vệ chiến đấu cứu quốc Hoàng Diệu năm xưa, nay đều đã là những lính già đầu bạc, cứ mỗi độ thu về, lại cùng nhau họp mặt để ôn lại những kỷ niệm của một thời tuổi trẻ.
Không chỉ để lại ấn tượng sâu sắc đối với những tướng lĩnh lừng danh, Đại tướng Võ Nguyên Giáp còn là vị tướng huyền thoại mà bình dị qua câu chuyện của những người lính, nghệ sĩ từng được dịp gặp ông.
Hàng năm, khi mùa thu về, nhân dân ta không một ai là không nhớ đến sự kiện “Tổng khởi nghĩa Tháng Tám” giành chính quyền về tay nhân dân cùng với bản Tuyên ngôn Độc lập khai sinh ra nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa do Chủ tịch Hồ Chí Minh đọc ngày 02/9/1945 tại Quảng trường Ba Đình, Hà Nội đã trịnh trọng tuyên bố với toàn thế giới rằng: Nước Việt Nam hoàn toàn độc lập. Ngày 02 tháng 9 năm ấy đã trở thành ngày Quốc khánh và cùng với bản Tuyên ngôn Độc lập là nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa ra đời và có tên trên bản đồ thế giới.