Tin tổng hợp
Làng Kim Long (nay là thôn Tân Lập), xã Tân Trào (Sơn Dương, Tuyên Quang) là nơi Bác Hồ cùng các bậc tiền bối cách mạng đã ở và làm việc trong những ngày trước Cách mạng Tháng Tám năm 1945. Hơn 74 năm trôi qua, hiện chỉ còn cụ Hoàng Ngọc, 83 tuổi, nhân chứng sống cuối cùng của thôn Tân Lập từng vinh dự nhiều lần gặp Bác.
Công tác đảng, công tác chính trị là hoạt động lãnh đạo của Đảng đối với Quân đội, nguyên tắc cơ bản xây dựng Quân đội vững mạnh về chính trị, làm cơ sở để nâng cao chất lượng tổng hợp, sức mạnh chiến đấu, thực hiện thắng lợi mọi nhiệm vụ được giao. Vì vậy, đổi mới tư duy và hoạt động công tác đảng, công tác chính trị trong thực hiện Chiến lược Quốc phòng, Chiến lược Quân sự vấn đề hết sức quan trọng và cấp thiết.
Công tác kiểm tra, giám sát và thi hành kỷ luật của Đảng có vị trí, vai trò đặc biệt quan trọng trong công tác xây dựng Đảng và hoạt động lãnh đạo của Đảng.
Cách đây 75 năm, trước yêu cầu của cách mạng Việt Nam và thực hiện chỉ thị của Lãnh tụ Hồ Chí Minh, ngày 22-12-1944, Đội Việt Nam Tuyên truyền Giải phóng quân - tiền thân của Quân đội nhân dân Việt Nam được thành lập. Đây là sự kiện chính trị, lịch sử trọng đại, đánh dấu sự ra đời, phát triển của lực lượng vũ trang cách mạng Việt Nam; đồng thời, khẳng định sự vận dụng đúng đắn, sáng tạo chủ nghĩa Mác - Lênin về xây dựng quân đội kiểu mới của giai cấp công nhân của Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh vào thực tiễn cách mạng Việt Nam.
Đảng, Nhà nước ta luôn phát huy dân chủ, tiếp thu, lắng nghe ý kiến của cán bộ, đảng viên (CB, ĐV) và các tầng lớp nhân dân, phát huy trí tuệ tập thể vào nhiệm vụ xây dựng Đảng, xây dựng bộ máy Nhà nước. Cùng với việc gương mẫu chấp hành cương lĩnh, điều lệ, các nghị quyết, chỉ thị của Đảng và pháp luật của Nhà nước, mỗi đảng viên còn phải chấp hành nghiêm các quy định của Đảng, những điều đảng viên không được làm, trong đó có kỷ luật phát ngôn.
Xây dựng văn hóa trong chính trị và kinh tế được Đảng ta và Chủ tịch Hồ Chí Minh quan tâm từ rất sớm. Ngay từ khi chưa giành chính quyền, Đảng Cộng sản Việt Nam đã nhận thức được sự cần thiết phải gắn kết phát triển văn hóa với xây dựng, phát triển kinh tế xã hội; phải xây dựng văn hóa trong Đảng, trong hệ thống chính trị, trọng tâm là xây dựng tư tưởng, đạo đức lối sống và đời sống văn hóa trong các tổ chức Đảng, Nhà nước, đoàn thể nhân dân, trong cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức.
Sinh thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn thể hiện tấm lòng trân trọng, mối quan tâm sâu sắc giàu tình nhân ái và những mong muốn thiết tha về Hà Nội, với Hà Nội. Người xác định vị trí “đầu tàu”, “gương mẫu” của Hà Nội mà “cả nước nhìn về Thủ đô ta. Thế giới trông vào Thủ đô ta” nên Người mong muốn làm sao để cho Hà Nội “thành một Thủ đô bình yên tươi đẹp, mạnh khỏe cả về vật chất và tinh thần”.
Những năm gần đây, với sự chuyển biến nhanh chóng của tình hình thế giới, khu vực, nhiệm vụ phòng thủ, bảo vệ đất nước, nhất là an ninh trên biển đứng trước nhiều khó khăn, thách thức. Để thực hiện tốt nhiệm vụ này, bên cạnh việc quán triệt quan điểm của Đảng về mục tiêu, nhiệm vụ, phương thức bảo vệ Tổ quốc trong tình hình mới, cần đồng thời phát huy hiệu quả sức mạnh của khối đại đoàn kết toàn dân, xây dựng thế trận an ninh nhân dân vững chắc trong bảo đảm duy trì hòa bình, ổn định và giữ vững chủ quyền vùng biển, đảo của Tổ quốc.