Tin tổng hợp
Hai mươi năm trước ở hang này
Đảng vạch con đường đánh Nhật, Tây;
Lãnh đạo toàn dân ra chiến đấu
Non sông gấm vóc có ngày nay.
Tính đến mùa Xuân này là tròn 44 mùa Xuân Bác Hồ mãi mãi ra đi. Và cũng có nghĩa là 44 giao thừa không còn có được sự hồi hộp chờ đợi giây phút thiêng liêng: Bác Hồ đọc thơ chúc Tết đồng bào, chiến sĩ cả nước và kiều bào ở nước ngoài trên Đài tiếng nói Việt Nam.
Năm 1946, Hà Nội, Tết Độc lập đầu tiên, vừa qua 80 năm nô lệ, tủi nhục, đói nghèo….Lại cùng mới thoát khỏi nạn đói, lụt năm rồi. Lại còn nạn “Tàu Vàng” quân Quốc dân Đảng của Tưởng Giới Thạch, xác xơ rách nát, ăn vạ, ăn cắp định chây lỳ…Và tiếng súng “Nam bộ kháng chiến” đã nổ, báo cho một tình huấn khó có thể tránh được, cả nước phải đi vào cuộc kháng chiến lâu dài, gian khổ.
Sinh thời, Bác Hồ kính yêu đã nhiều lần đón Xuân cùng nhân dân Hà Nội. Trong những ngày Tết cổ truyền, hòa trong dòng người đi hái lộc, du Xuân, Bác đến xông nhà, chúc phúc đầu Xuân, mang may mắn đến cho các gia đình, nhất là những gia đình nghèo còn gặp nhiều khó khăn.
Sinh thời, Bác Hồ vô vàn kính yêu của chúng ta luôn luôn dành tình cảm đặc biệt cho đồng bào, cán bộ miền Nam ruột thịt, bởi miền Nam chịu đựng gian khổ "đi trước về sau" trong cuộc kháng chiến của dân tộc. Với các văn nghệ sĩ, trí thức người miền Nam tập kết ra Bắc, Bác càng dành tình cảm vô bờ bến của mình cho anh chị em.
Tuần báo Đây Paris ra ngày 18-6-1946 là một trong những bài viết sớm nhất, tương đối đầy đủ nhất về phong cách của Bác Hồ.
Trong một bài báo viết cho Tạp chí "Vì một nền hòa bình lâu dài, vì một nền dân chủ nhân dân" vào đầu năm 1952 (Xuân Nhâm Thìn), Bác Hồ kể với bạn bè quốc tế mùa Xuân ở Việt Nam:
Thật hiếm đôi vợ chồng nào trong cả nước có vinh dự, hạnh phúc nhiều lần được trực tiếp gặp Bác, bảo vệ Bác, được báo cáo với Bác, được nghe Bác trò chuyện, khuyên bảo, được Bác chụp ảnh cùng, tặng kỷ vật, được ăn cơm với Bác, được túc trực bên linh cữu Bác như cựu chiến binh, đại tá Nguyễn Sáng, nguyên Tham mưu phó, Cục trưởng Cục Kinh tế Quân khu Ba cùng vợ là bà Lê Thị Định, nguyên đại biểu Quốc hội khoá II, Thường vụ Tỉnh uỷ, Phó chủ tịch UBND tỉnh Thái Bình. Qua những câu chuyện kể của ông Sáng, bà Định, chúng ta càng hiểu thêm và học tập được nhiều bài học về tấm gương đạo đức sáng ngời của Chủ tịch Hồ Chí Minh.