Năm 1946, Hà Nội, Tết Độc lập đầu tiên, vừa qua 80 năm nô lệ, tủi nhục, đói nghèo….Lại cùng mới thoát khỏi nạn đói, lụt năm rồi. Lại còn nạn “Tàu Vàng” quân Quốc dân Đảng của Tưởng Giới Thạch, xác xơ rách nát, ăn vạ, ăn cắp định chây lỳ…Và tiếng súng “Nam bộ kháng chiến” đã nổ, báo cho một tình huấn khó có thể tránh được, cả nước phải đi vào cuộc kháng chiến lâu dài, gian khổ.

noi

Là người cầm lái con thuyền cách mạng,  là Chủ tịch nước, Bác muốn thông qua Hà Nội, tiếp xúc với những người dân chân thật nhất - không phải ai đó bố trí, giới thiệu - để hiểu dân “ăn Tết” thế nào? Đối với Chính phủ ra sao? Bác mời Chủ tịch thành phố Hà Nội là bác sĩ Trần Duy Hưng, mà không yêu cầu cán bộ Thành ủy cùng đi. Bác sĩ Trần Duy Hưng, một thầy thuốc, huynh trưởng hướng đạo sinh, người đã kề cận bên Bác nhiều năm, đã được Bác gọi đùa là “Bác gái HỒ CHÍ MINH”…

Đêm 30 ấy, Hà Nội mưa lất phất và rét, cái rét cuối Đông, đầu Xuân rất Hà Nội… đồng chí lái xe và bảo vệ đưa “Bác gái” và Chủ tịch nước đến phố Sinh Từ (nay là phố Nguyễn Khuyến),  một phố “ văn hóa ca trù”,  nôm na dân gọi là phố “cô đào hát”, “cô đầu”, với tên gọi thời Pháp thuộc là phố Khâm Thiên ….Bác xuống xe bảo tắt đèn đi rồi tìm đường đi vào ngõ Hàng Đũa. Ngõ này, nay vẫn còn. Năm ấy, mặt đường nhấp nhô, không được sạch, đèn đường công cộng không tới, đồng chí bảo vệ phải bật đèn pin….

Đến một ngôi nhà lụp xụp sâu trong ngõ, Bác Hồ bảo Chủ tịch thành phố Hà Nội “ta vào đây”… 

Người nhà chẳng biết khách là ai. Hỏi thăm ông chủ nhà đang ốm nằm trên chõng tre, đắp chiếu rách, Bác được biết ông làm nghề kéo xe tay…Khi biết khách là Chủ tịch nước, một phụ nữ lay lay người ốm: “Cụ Hồ đến thăm gia đình đấy…” Chủ nhà lật chiếc chiếu, ho sù sụ, định ngồi dậy. Bác ra hiệu cho đồng chí bảo vệ kéo chiếc chiếu lên, che kín cho ông chủ. Nhìn quanh ngôi nhà một lát, Bác kéo tay Chủ tịch Trần Duy Hưng đi ra ngoài. Hai người yên lặng cho đến khi lên xe…

Trước khi xe nổ máy, Bác nói với mọi người mà như nói với riêng mình “ba mươi Tết mà chẳng có Tết”….Chủ tịch Trần Duy Hưng ngồi im lặng, bỏ cặp kính xuống, lau mấy giọt nước mắt….Hối hận không kịp mang theo quà gì, dù biết “món quà quí” Bác Hồ đã tặng gia đình rồi.

Tiện đường xe, Bác đến số nhà 51 phố Găm BetTa, nay là Trần Hưng Đạo. Bấm chuông, người nhà ra thưa: “Dạ, Cố vấn Thụy đang ốm”. Bác bảo đồng chí bảo vệ đưa một bọc giấy hồng,  trong đó có một lọ mắm quí gửi biếu cố vấn. “Để Cố vấn nghỉ ta đi thôi”.

 Xe chạy từ từ qua các phố, chỗ sáng, chỗ tối, phố nhỏ, phố lớn. Bác “chỉ huy” rẽ vào đâu, dừng lại đâu là theo ý Bác. Loanh quanh một lúc, xe đến phố Hàng Vải, dừng lại trước một ngôi nhà lớn. Nghe tiếng có người đến, vào giữa đêm 30, chủ nhà bật đèn cổng, thấy có xe ô tô, lố nhố, lo sợ. Khách vào nhà, đèn trong nhà được bật sáng chiếu rõ bàn thờ khói hương nghi ngút, chậu quất, chậu cúc, lọ cắm cành đào, bộ sa lông, tủ, bàn ghé gỗ quí…..Chủ nhà nhận ra khách, quá bất ngờ, hốt hoảng xen lẫn mừng vui, chắp tay, quì xuống đất “lạy Cụ! Thưa Cụ Hồ! Con có tội gì xin Cụ thương cho, Cụ dạy bảo cho …” Chủ tịch Thành phố Trần Duy Hưng đỡ chủ nhà đứng dậy. Bác nói “nghe nói ông là viên chức nhà băng, nhưng thanh liêm, lại có lòng tốt, tôi và bác sĩ Trần Duy Hưng đến chúc Tết gia đình. Bây giờ, nước nhà được độc lập rồi, làm việc cho Chính phủ là làm việc cho dân, cho nước, đã thanh liêm, phải thanh liêm hơn…..”. “Dạ, dạ, con xin nghe lời Cụ”. Bác đứng lên, nhìn căn phòng sang trọng, gật gật đầu với các thành viên trong đình, nắm chặt hai bàn tay mình giơ lên, tạm biệt…Và tiếp tục cuộc “vi hành”, “xuất hành” đầu năm….

Cuộc kháng chiến chống Pháp, rồi chống Mỹ có thể đã “đưa” số phận những con người được gặp Bác, được Bác đến chúc Tết, tặng quà năm ấy đi những con đường khác nhau, chìm trong dĩ vãng….Nhưng câu chuyện về Bác năm ấy được bác sĩ Trần Duy Hưng kể lại, chúng ta thật “ thấm thía”, học được một gì đó ở Bác….

Ngày nay, thực hiện di chúc thiêng liêng của Bác. Đảng và Nhà nước ta luôn quan tâm đến đời sống của nhân dân, đặc biệt một bộ phận dân nghèo. Tuy điều kiện kinh tế đất nước còn nhiều khó khăn, nhưng với mong muốn “đêm 30 có Tết cho người nghèo”, Chính phủ đã chi ra hàng ngàn tỷ đồng . Thế nhưng…..Một bộ phận “công bộc” của dân, đã cắt, xén  hoặc chìa tay ra để chia phần với người nghèo…

    Toàn Đảng, toàn dân, toàn quân đang ra sức học tập làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh. Nhưng một bộ phận “công bộc” lại đi ngược với chủ trương lớn này. Thật đáng xấu hổ… cần phải được xử lý một cách nghiêm minh.                              

            (Theo tư liệu của Ban lịch sử Hà Nội và Viện HỒ CHÍ MINH)

 

                                                             http://thanhtra.quangnam.gov.vn

Huyền Trang (st)

 

Bài viết khác: