Tin tổng hợp
Khi xem lại những bức hình về Chủ tịch Hồ Chí Minh kính yêu dù được tô màu lại, mỗi người Việt Nam đều có cảm giác như Bác vẫn đang ở rất gần.
Cách đây hơn 50 năm ở Leng Su Sìn (huyện Mường Nhé, Điện Biên), cô gái Chu Chà Me - người phụ nữ Hà Nhì đầu tiên đã dũng cảm rời ngã ba biên giới để đi tìm con chữ và cũng là người Hà Nhì đầu tiên vinh dự hai lần được gặp Bác Hồ. Dù năm nay đã ngoài 70 tuổi nhưng với bà Me, kỷ niệm về hai lần được gặp Bác, từng lời Bác dạy bà vẫn khắc cốt ghi tâm.
Trong tác phẩm “Sửa đổi lối làm việc”, Hồ Chí Minh viết: “Trí thức là hiểu biết. Trong thế giới chỉ có hai thứ hiểu biết: Một là hiểu biết sự tranh đấu sinh sản - Khoa học tự nhiên do đó mà ra; Hai là hiểu biết tranh đấu dân tộc và tranh đấu xã hội - Khoa học xã hội do đó mà ra”(1).
Ngày 15-11-1968, Bác Hồ tiếp đại biểu cán bộ và công nhân ngành Than. Trước đó, ngày 4-11, Bác bị ho, bãi nhổ thấy có máu. Các bác sĩ vào khám cho Bác, cho biết: Họng vỡ tia máu, phải bôi thuốc. Từ đó, tiếng nói của Bác yếu hẳn đi.
Bác sĩ Nguyễn Ngọc Hà, nguyên Phó Trưởng ban Ban Đối ngoại của Quốc hội, nguyên Chủ nhiệm Ủy ban về người Việt Nam ở nước ngoài Thành phố Hồ Chí Minh, là nhân vật chính mà chúng tôi ghé thăm. Bác sĩ Hà là đại diện duy nhất của Tổng hội sinh viên Việt Nam tại Pháp vinh dự được tổ chức sắp xếp cho về nước gặp mặt và trò chuyện với Chủ tịch Hồ Chí Minh cách đây 42 năm, giữa bối cảnh chiến sự diễn ra ác liệt tại hai miền đất nước.
Tôi may mắn được gặp Bác Hồ nhiều lần, đó là những giây phút thiêng liêng, đã đi theo tôi suốt những năm tháng từ trung niên cho tới nay, khi đã qua cái tuổi "xưa nay hiếm”. Bác có tấm lòng nhân từ thân ái với cả những người làm bảo vệ và phục vụ như chúng tôi. Bác lại dành tình cảm rất đặc biệt, vừa thân thương, vừa ấm áp, lại rất thiêng liêng cho chúng tôi - những người lính cận vệ.
Đầu năm 1946, Chủ tịch Hồ Chí Minh thay mặt Chính phủ nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa công bố bản “Tự phê bình” trước toàn thể nhân dân. (Bản này được đăng công khai trên các phương tiện truyền thông đại chúng vào ngày 28 tháng 1 năm 1946).
Khi vào thăm Khu Di tích Chủ tịch Hồ Chí Minh tại Phủ Chủ tịch, khách thăm quan trong nước và quốc tế không chỉ mong muốn tìm hiểu về ngôi nhà 54, nhà sàn, vườn cây mà còn đặc biệt thích thú mỗi khi được ngắm nhìn những đàn cá nhiều màu sắc đang ngoi lên mặt nước đớp mồi và nghe hướng dẫn viên giới thiệu về ao cá Bác Hồ.