Tin tổng hợp
Trong suốt 70 năm qua, hình tượng Bộ đội Cụ Hồ được bồi đắp trở thành một biểu tượng của một giai đoạn lịch sử. Trong thi ca, đó là những con người có vẻ đẹp thuần hậu, trong sáng, giản dị mà anh dũng tuyệt vời; trong mỹ thuật đã để lại những tượng đài lẫm liệt, hùng tráng, đậm chất sử thi.
Tháng Tám vừa rồi, từ Nha Trang ra Hà Nội, nhà báo - nhà quay phim Phạm Việt Tùng lễ mễ mang theo trong hành lý một chiếc máy chữ đời cũ khá to và nặng. Thì ra, đó là chiếc máy chữ mà nhà thơ - nhà báo Giang Nam vừa tặng ông và ông đã quyết định tặng lại kỷ vật quý này cho Bảo tàng Báo chí Việt Nam đang trong giai đoạn xúc tiến thành lập.
Khác với giới văn chương và âm nhạc, người họa sĩ ít có điều kiện thực hiện một tác phẩm hoàn chỉnh nơi chiến trường. Nếu ví các bức ký họa như những nốt nhạc thì ta có nhiều nốt nhạc tuyệt đẹp. Trong hai cuộc kháng chiến, chúng ta có những bức ký họa giá trị đẹp về nghệ thuật, sâu về ý nghĩa. Mới thấy tâm hồn Việt, dù trong chiến tranh gian khổ, vẫn vút lên các giá trị chân - thiện - mỹ.
Năm 1923, nhà thơ Nga Ôkíp Mandenxtam đã nói với thế giới rằng, từ Nguyễn Ái Quốc tỏa ra một nền văn hóa của tương lai. Trên nền tri thức cơ bản của một học sinh Quốc học Huế, trên hành trình dấn thân đi tìm chân lý, bàn chân của Bác Hồ đã in trên khắp các châu lục.
Sáng nay, anh Hiến(2) triệu tập tôi về Bộ có việc cần. Tôi vẫn đinh ninh như mọi bận, về nhận chủ trương mới. Tôi hỏi anh Hiến có phải chuẩn bị gì không. Anh chỉ cười và bảo: "Bình thường". Ai ngờ đến giờ phút này anh mới nói thật với tôi là "Bác gọi".
“Trung tá QNCN Trương Văn Hảo không tham của rơi” - tiêu đề của bài báo đăng trên mục “Người tốt - Việc tốt”, Báo Quân đội nhân dân khiến tôi chú ý. Khi đến đơn vị anh, được nghe đồng đội kể về tấm gương khiêm nhường, giản dị, luôn nỗ lực và cố gắng không ngừng trong cuộc sống cũng như trong thực hiện nhiệm vụ của anh, tôi càng thêm cảm phục.
Cách đây 53 năm, vào ngày 26/3/1961, Đảng bộ, chính quyền và đồng bào các dân tộc Hà Giang vinh dự, tự hào và phấn khởi được đón Bác Hồ lên thăm. Đó là một sự kiện trọng đại, nguồn động viên vô bờ bến đối với Đảng bộ, chính quyền và đồng bào các dân tộc tỉnh ta.
Dồn hết tâm sức, tình cảm tôn kính của mình gửi vào tranh đá để kể cho muôn đời sau một câu chuyện súc tích, cô đọng, cảm động về cuộc đời và sự nghiệp Chủ tịch Hồ Chí Minh là một việc hiếm có mà nhà điêu khắc Triệu Hoàng Giang (Lâm Thao, Phú Thọ) đã làm được.