1. Bộ Y tế: Quyết định số 1469/QĐ-BYT ngày 06/3/2021 về việc phân bổ vắc xin phòng COVID-19

Theo đó,  phân bổ đợt 1 vắc xin COVID-19 Vaccine AstraZeneca cho các đơn vị sau:

- Các địa phương, đơn vị:

STT

Các địa phương, đơn vị

Số liều vắc xin

1

Trung tâm KSBT Thành phố Hà Nội

8.000

2

Trung tâm KSBT tỉnh Hải Dương

32.000

3

Trung tâm KSBT Thành phố Hồ Chí Minh

8.000

4

Trung tâm KSBT tỉnh Quảng Ninh

3.800

5

Trung tâm YTDP Thành phố Hải Phòng

2.800

6

Trung tâm KSBT tỉnh Bắc Ninh

2.100

7

Trung tâm KSBT tỉnh Hòa Bình

1.600

8

Trung tâm KSBT tỉnh Hưng Yên

3.100

9

Trung tâm KSBT tỉnh Bắc Giang

3.100

10

Trung tâm KSBT tỉnh Gia Lai

1.800

11

 

 

12

Trung tâm KSBT tỉnh Bình Dương

1.200

13

Trung tâm KSBT tỉnh Điện Biên

1.800

14

Bộ Quốc phòng, Bộ Công an

30.000

- Các bệnh viện điều trị bệnh nhân COVID-19:

STT

Bệnh viện

Số liều vắc xin

1

Bệnh viện trường ĐHKT Y tế Hải Dương

300

2

Bệnh viện Đa khoa tỉnh Hải Dương cơ sở 2

500

3

Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương cơ sở 2

450

4

Bệnh viện Dã chiến 2 Quảng Ninh

200

5

Bệnh viện Dã chiến tỉnh Gia Lai

100

6

Bệnh viện Dã chiến Củ Chi

150

7

Bệnh viện Đa khoa Tây Ninh

400

8

Bệnh viện Đa khoa tỉnh Bắc Ninh

800

9

Bệnh viện Hữu nghị Việt Tiệp cơ sở 2

200

10

Trung tâm Y tế TP Điện Biên Phủ

100

11

Bệnh viện Đa khoa khu vực Đồng Tháp Mười

250

12

Bệnh viện Đa khoa khu vực Hồng Ngự

350

13

Bệnh viện Đa khoa tỉnh Bình Dương

500

14

Bệnh viện Bệnh nhiệt đới Khánh Hòa

100

15

Bệnh viện Sản Nhi Quảng Ninh

100

16

Bệnh viện Phổi Đà Nẵng

100

17

Trung tâm Y tế huyện Long Điền (Bà Rịa Vũng Tàu)

200

18

Bệnh viện đa khoa huyện Xín mần

100

19

Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới TP.Hồ Chí Minh

900

20

Trung tâm Y tế TP Chí Linh

100

21

Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới tỉnh Hải Dương

100

- Dự án Tiêm chủng mở rộng quốc gia - Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương tiếp nhận, vận chuyển vắc xin tới các cơ sở tiêm chủng theo danh sách trên theo đúng quy định.

- Dự án TCMR quốc gia hướng dẫn các địa phương, đơn vị thực hiện bảo quản, phân phối và phối hợp với các cơ sở tiêm chủng khác để sử dụng vắc xin phòng COVID-19 theo Hướng dẫn về việc tiếp nhận, bảo quản, phân phối và sử dụng vắc xin phòng COVID-19 ban hành kèm theo Quyết định số 1464/QĐ-BYT ngày 05/03/2021 của Bộ Y tế cho các đối tượng ưu tiên tiêm chủng theo qui định tại Nghị Quyết số 21/NQ-CP ngày 26/02/2021 của Chính phủ về việc mua và sử dụng vắc xin phòng COVID-19 (trừ lực lượng quốc phòng, công an); báo cáo Sở Y tế, các Viện Vệ sinh dịch tễ, Viện Pasteur theo phân vùng quản lý và Cục Y tế dự phòng.

- Bộ Quốc phòng và Bộ Công an chủ động tiếp nhận và triển khai tiêm chủng cho các đối tượng ưu tiên theo thẩm quyền quản lý; thực hiện quản lý, sử dụng vắc xin hiệu quả, đúng đối tượng theo quy định và thông báo kết quả tiêm chủng về Bộ Y tế (Cục Y tế dự phòng) để tổng hợp.

- Sử dụng 600 liều vắc xin để kiểm định chất lượng và lưu mẫu tại đơn vị nhập khẩu và Viện Kiểm định quốc gia vắc xin và Sinh phẩm y tế theo quy định.

2. Bộ Y tế: Quyết định số 1470/QĐ-BYT ngày 06/3/2021 về việc ban hành tài liệu chuyên môn “Hướng dẫn điều trị, quản lý bệnh thận mạn giai đoạn cuối trong dịch COVID-19”

Tài liệu chuyên môn “Hướng dẫn điều trị, quản lý bệnh thận mạn giai đoạn cuối trong dịch COVID-19” được áp dụng tại các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh trong cả nước.

Theo đó, nguyên tắc chung đối với các cơ sở khám, chữa bệnh trong điều trị, quản lý bệnh thận mạn giai đoạn cuối trong dịch COVID-19 là:

- Cần bảo vệ tất cả các nhân viên y tế không bị mắc COVID-19 để các nhân viên y tế có thể cung cấp dịch vụ chăm sóc, điều trị cho người bệnh.

- Tất cả nhân viên y tế liên quan đến việc tiếp nhận, đánh giá và chăm sóc người bệnh, người nghi ngờ hoặc mắc COVID-19 phải tuân theo hướng dẫn về phòng ngừa và kiểm soát nhiễm khuẩn.

- Nhân viên y tế giao tiếp với người bệnh và hỗ trợ sức khỏe tinh thần của người bệnh để giúp giảm bớt lo lắng và sợ hãi về COVID-19 mà người bệnh có thể có.

- Giảm thiểu tiếp xúc trực tiếp giữa nhân viên y tế và người bệnh bằng cách cung cấp tư vấn qua điện thoại, viber, zalo, facebook..., ngừng đợt tái khám trực tiếp nếu không cần thiết.

- Bố trí khám bệnh, chữa bệnh để giảm thiểu thời gian người bệnh ở khu vực chờ đợi bằng cách: lên lịch khám bệnh cụ thể, khuyến khích người bệnh không đến sớm, nhắn tin hoặc thông báo cho người bệnh khi bác sỹ đã sẵn sàng khám bệnh...

- Nhân viên nên ăn uống vào các thời điểm khác nhau để hạn chế tập trung. Rửa tay, tháo kính, khẩu trang và mũ trước khi ăn, hạn chế nói chuyện trong khi ăn để giảm thiểu sự phát tán của giọt bắn.

- Các bác sĩ, nhân viên y tế và các nhân viên khác phải được cập nhật kiến thức về dịch COVID-19, được thông báo về các nguy cơ lây nhiễm, các hướng dẫn từ Chính Phủ, Bộ Y tế, Sở Y tế và Bệnh viện về tình hình dịch tễ, nguy cơ và các giải pháp dự phòng và kiểm soát dịch COVID-19.

- Cập nhật thông tin của nhân viên y tế và các thành viên trong gia đình về du lịch, đi lại, nghề nghiệp, địa chỉ liên lạc và tiền sử tiếp xúc ổ dịch hoặc có người mắc, người nghi mắc COVID-19.

- Nhân viên phải tự đánh giá các triệu chứng và báo cáo cho lãnh đạo nếu bản thân hay gia đình có triệu chứng nghi ngờ hoặc đã xác định mắc COVID-19.

- Đảm bảo trang bị đủ các phương tiện phòng hộ cá nhân cho các nhân viên theo đúng quy định.

- Nhân viên y tế thực hiện sát khuẩn tay (a) trước và (b) sau khi tiếp xúc với người bệnh (c) sau khi tiếp xúc với dịch hoặc nguy cơ tiếp xúc với dịch cơ thể, (d) sau khi chạm hay tiếp xúc với khu vực của người bệnh, (e) trước khi thực hiện thủ thuật sạch hay vô khuẩn, (f) trước khi mang và (g) sau khi tháo các thiết bị phòng hộ cá nhân).

- Giảm thiểu các hoạt động tập trung đông người trong Đơn vị lọc máu, tăng cường sử dụng hình thức truyền đạt thông tin, họp, tập huấn... qua trực tuyến.

- Tăng cường chăm sóc sức khỏe tinh thần cho nhân viên y tế, phát hiện sớm những vấn đề sức khỏe và sức khỏe tinh thần của nhân viên y tế để có biện pháp hỗ trợ, chăm sóc, điều trị kịp thời.

-  Cần bảo đảm tất cả các người bệnh thận giai đoạn cuối tiếp tục nhận được điều trị phù hợp với tình trạng COVID-19 (người đã mắc, nghi ngờ hoặc có nguy cơ cao mắc COVID-19) và hạn chế tối đa nguy cơ lây nhiễm COVID-19 giữa các người bệnh.

-  Cung cấp cho tất cả các người bệnh, người chăm sóc thông tin về dấu hiệu và triệu chứng của COVID-19. Các áp phích, bảng báo hướng dẫn về các triệu chứng của COVID-19; các quy trình và biện pháp vệ sinh (như rửa tay, ho/hắt hơi, mang khẩu trang đúng cách...) phải được dán tại cửa ra vào, khu vực chờ.

-  Các câu hỏi sàng lọc cần được thực hiện cho người bệnh khi đến cơ sở khám, chữa bệnh. Nếu trả lời có đối với bất kỳ câu hỏi sàng lọc nào, khuyến cáo cách tiếp cận như với người bệnh COVID dương tính hoặc nghi ngờ với phương tiện phòng hộ cá nhân thích hợp, tuân theo các nguyên tắc và các quy định hiện hành về kiểm soát nhiễm khuẩn.

-  Nhắc nhở người bệnh và người chăm sóc về trách nhiệm báo cáo về các triệu chứng của họ và giải thích để người bệnh yên tâm rằng bất kỳ triệu chứng nào sẽ không ảnh hưởng đến việc điều trị của người bệnh.

-  Thông báo cho người bệnh, người nhà phải thực hiện các biện pháp phòng, chống dịch COVID-19 theo hướng dẫn của Chính Phủ, Bộ Y tế, Ủy ban nhân dân (UBND) các tỉnh, thành phố và chính quyền địa phương.

-  Tất cả người bệnh và người chăm sóc phải mang khẩu trang y tế, được kiểm tra nhiệt độ khi đến lọc máu.

3. Bộ Y tế: Quyết định số 1464/QĐ-BYT ngày 05/3/2021 về việc ban hành Hướng dẫn tiếp nhận, bảo quản, phân phối và sử dụng vắc xin phòng COVID-19

Hướng dẫn tiếp nhận, bảo quản, phân phối và sử dụng vắc xin phòng COVID-19 là căn cứ để các đơn vị, địa phương triển khai thực hiện (Hướng dẫn này sẽ được cập nhật theo tình hình dịch và khả năng cung ứng vắc xin).

Bộ Y tế ban hành hướng dẫn này nhằm triển khai tiếp nhận, vận chuyển, bảo quản và tổ chức tiêm chủng một cách an toàn, đáp ứng nhanh cho công tác phòng chống dịch.

Theo đó, Dự án TCMR quốc gia hoàn thiện các thủ tục nhập khẩu từ nước ngoài hoặc tiếp nhận vắc xin từ nhà phân phối tại Việt Nam và vật tư tiêm chủng.

Vận chuyển, bảo quản, phân phối vắc xin và vật tư tiêm chủng: Trong vòng 07 ngày sau khi có giấy phép xuất xưởng lô, sau khi tiếp nhận vắc xin dự án TCMR quốc gia vận chuyển đến các Viện Vệ sinh dịch tễ, Viện Pasteur và các đơn vị thực hiện bàn giao cho các tuyến như sau:

- Tuyến khu vực: Viện Vệ sinh dịch tễ, Viện Pasteur hoặc các nhà phân phối, nhập khẩu được huy động vận chuyển vắc xin tới kho Trung tâm Kiểm soát bệnh tật (KSBT) các tỉnh, thành phố trong vòng 07 ngày kể từ khi tiếp nhận vắc xin.

- Tuyến tỉnh: Trung tâm KSBT tỉnh, thành phố tiếp nhận và bảo quản vắc xin phòng COVID-19 tại kho tỉnh và thực hiện cấp phát vắc xin như sau:

+ Cấp phát vắc xin cho Trung tâm y tế cấp huyện ít nhất 03 ngày trước khi tổ chức tiêm.

+ Cấp phát vắc xin cho bệnh viện trung ương, khu vực, tỉnh/TP, bệnh viện ngành thuộc địa bàn tỉnh/TP 01 ngày trước khi tiêm hoặc ngay trước buổi tiêm. Đối với các bệnh viện có đủ dây chuyền lạnh bảo quản vắc xin theo đúng qui định thì tiến hành bảo quản vắc xin tại kho của bệnh viện trong những ngày tổ chức tiêm chủng. Đối với các bệnh viện chưa có đủ hệ thống dây chuyền lạnh, Trung tâm KSBT tỉnh, thành phố cung cấp vắc xin cho mỗi buổi tiêm hoặc cấp bổ sung tạm thời hòm lạnh, phích vắc xin cho các bệnh viện triển khai chiến dịch, vắc xin còn tồn cuối đợt tiêm tại các bệnh viện được trả lại Trung tâm KSBT tỉnh, thành phố.

- Tuyến huyện: Trung tâm Y tế cấp huyện vận chuyển vắc xin từ kho tỉnh về kho huyện hoặc Trung tâm KSBT tỉnh, thành phố chuyển vắc xin về huyện để bảo quản và cấp phát cho cấp xã, bệnh viện cấp huyện hoặc các điểm tiêm chủng dịch vụ được yêu cầu hỗ trợ 01 ngày trước khi tiêm chủng hoặc ngay trong buổi tiêm.

- Tuyến xã hoặc cơ sở được phép tiêm chủng: Nhận vắc xin từ tuyến huyện, bảo quản vắc xin và vận chuyển cho các điểm tiêm trong buổi tiêm chủng.

Trong trường hợp hệ thống dây chuyền lạnh sẵn có của hệ thống tiêm chủng mở rộng không đáp ứng được nhu cầu vận chuyển, bảo quản vắc xin thì Dự án TCMR quốc gia phối hợp với Cục Y tế dự phòng và Cục Quản lý Dược đề xuất phương án huy động hệ thống dây chuyền lạnh của các nhà phân phối, nhập khẩu, cơ sở tiêm chủng dịch vụ công lập và tư nhân trên toàn quốc.

Số lượng vắc xin, bơm tiêm và hộp an toàn nhập kho và xuất kho tại tất các tuyến sẽ được ghi và theo dõi qua sổ quản lý xuất, nhập vắc xin kèm theo biên bản bàn giao (theo qui định...). Sổ quản lý xuất nhập vắc xin sẽ được cập nhật hàng tháng tại tất cả các tuyến.

Về tổ chức buổi tiêm: Tổ chức buổi tiêm chủng theo đúng hướng dẫn tổ chức buổi tiêm chủng để triển khai một cách đồng bộ, đáp ứng đầy đủ các yêu cầu về tiêm chủng và đảm bảo công tác phòng chống dịch COVID-19 và đảm bảo an toàn tiêm chủng và an toàn cho cán bộ thực hiện tiêm chủng

- Hình thức tiêm chủng: Tổ chức theo hình thức tiêm chiến dịch trong thời gian ngắn nhất. Sử dụng hệ thống tiêm chủng mở rộng sẵn có, trong trường hợp cần thiết, Sở Y tế các tỉnh, thành phố huy động các cơ sở tiêm chủng dịch vụ của nhà nước, tư nhân và các cơ sở khác đủ điều kiện tiêm chủng tham gia tổ chức tiêm chủng.

- Cơ sở thực hiện tiêm chủng: Đối với các đơn vị đủ điều kiện tiêm, Trung tâm KSBT tỉnh, thành phố hướng dẫn các đơn vị tổ chức tiêm chủng cho các đối tượng theo quy định. Đối với các cơ sở y tế chưa công bố cơ sở đủ điều kiện tiêm chủng, Sở Y tế chỉ đạo việc triển khai các cơ sở tiêm chủng lưu động bảo đảm đủ điều kiện tiêm chủng để triển khai kế hoạch của địa phương.

+ Bệnh viện trung ương, tỉnh/TP, Bệnh viện và Trung tâm Y tế cấp huyện: Thực hiện tiêm cho các đối tượng là các cán bộ y tế của cơ sở, nhân viên tham gia phòng chống dịch tại cơ sở, các đối tượng đang điều trị tại bệnh viện và các đối tượng khác theo kế hoạch của địa phương nhưng phải đảm bảo đúng đối tượng theo qui định; Tổ chức các đội cấp cứu tại đơn vị mình và hỗ trợ cho các điểm tiêm chủng, đặc biệt là các xã ở các vùng đi lại khó khăn, ít nhất 01 đội cấp cứu lưu động tại mỗi cụm 3-4 xã theo sự phân công của địa phương; Bệnh viện đa khoa tuyến tỉnh, thành phố: Trong thời gian triển khai tiêm chủng COVID-19, các bệnh viện phải dự phòng 01 cơ số giường bệnh hồi sức tích cực nhất định (để trống tối thiểu 5 giường/Bệnh viện) để sẵn sàng xử trí trường hợp tai biến nặng sau tiêm chủng.

+ Trạm Y tế cấp xã: Tổ chức chiến dịch tiêm vắc xin phòng COVID-19 tại trạm và điểm tiêm lưu động; Thực hiện tiêm cho các đối tượng là nhân viên y tế, nhân viên tham gia công tác phòng chống dịch, lực lượng quốc phòng, công an, giáo viên trên địa bàn, những người cung cấp các dịch vụ thiết yếu, những người già trên 65 tuổi đang sinh sống trên địa bàn và các trường hợp mắc bệnh mãn tính không điều trị nội trú theo kế hoạch của địa phương, sau khi kết thúc chiến dịch phải tiến hành tiêm vét cho các đối tượng chưa được tiêm (các đối tượng tiêm phải đúng qui định); Bố trí trang thiết bị, phương tiện xử trí cấp cứu tại chỗ và phương án cụ thể để hỗ trợ cấp cứu trong trường hợp cần thiết.

+ Bệnh viện, Bệnh xá, cơ sở y tế... thuộc các Bộ, ngành: Xây dựng kế hoạch, thực hiện tiêm cho các đối tượng thuộc ngành mình qui định và hỗ trợ cho ngành y tế để triển khai cho các đối tượng khác (trong trường hợp cần thiết); Bố trí trang thiết bị, phương tiện xử trí cấp cứu tại chỗ và phương án cụ thể để hỗ trợ cấp cứu trong trường hợp cần thiết.

+ Cơ sở tiêm chủng dịch vụ: Thực hiện tiêm chủng cho các đối tượng theo chỉ đạo của Sở Y tế; Bố trí trang thiết bị, phương tiện xử trí cấp cứu tại chỗ và phương án cụ thể để hỗ trợ cấp cứu trong trường hợp cần thiết.

+ Các cơ sở khác được Sở Y tế huy động để tiêm cho các đối tượng theo kế hoạch của địa phương…

4. Bộ Công Thương: Công văn số 1083/BCT-TTTN ngày 01/3/2021 về việc ban hành hướng dẫn thu mua, tiêu thụ sản phẩm hàng hóa, nông sản vùng đang có dịch COVID-19

Văn bản nêu rõ, sản phẩm hàng hóa, nông sản sản xuất và lưu thông trên địa bàn phải bảo đảm an toàn dịch bệnh và an toàn thực phẩm theo đúng quy định của pháp luật. Hoạt động vận tải qua lại, đi, đến vùng, khu vực, địa điểm có dịch nhất là tại các vùng kinh tế trọng điểm phải tuân thủ các quy định về phòng, chống dịch của ngành y tế, giao thông vận tải như Công văn số 898/BYT-MT ngày 07/02/2021 của Bộ trưởng Bộ Y tế về việc hướng dẫn phòng, chống dịch COVID-19 trong vận chuyển hàng hóa (đối với các phương tiện vận chuyển, lái xe, áp tải, bán hàng, mua hàng, bốc vác, gia công và hậu cần) và các quy định hiện hành khác.

P41
Ảnh minh họa/Internet

Khi cần thiết, chỉ định cơ quan đầu mối tại địa phương (đặc biệt là các địa phương đang có dịch) để cấp các giấy tờ liên quan theo quy định về phòng chống dịch đối với sản phẩm hàng hóa, nông sản cho các tổ chức, cá nhân thu mua, tiêu thụ, đồng thời giải quyết nhanh, tạo điều kiện thuận lợi nhất cho các tổ chức, cá nhân này thực hiện hoạt động kinh doanh trên địa bàn; xử lý, hướng dẫn và tiếp nhận các thông tin về khó khăn, vướng mắc trong việc thu mua, tiêu thụ sản phẩm hàng hóa, nông sản; thông tin rộng rãi trên các phương tiện thông tin đại chúng về chức năng, nhiệm vụ của đơn vị đầu mối này (địa chỉ trụ sở, số điện thoại đường dây nóng, địa chỉ thư điện tử…) để các tổ chức, cá nhân biết, liên hệ khi cần thiết.

UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương thông báo các khu vực bị phong tỏa hoặc khu vực có ổ dịch trên địa bàn tỉnh, thành phố theo quy định trên các phương tiện thông tin đại chúng để các tỉnh, thành phố, các tổ chức, cá nhân biết, tạo điều kiện thuận lợi trong việc phối hợp,bảo đảm lưu thông hàng hóa.

UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương theo điều kiện thực tiễn tại địa phương chỉ đạo, tổ chức thực hiện hướng dẫn của Bộ Công Thương, Bộ Y tế, Bộ Giao thông vận tải và các Bộ, ngành liên quan nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho các tổ chức, cá nhân thu mua tiêu thụ sản phẩm hàng hóa, nông sản và lưu thông trên địa bàn kịp thời, hiệu quả.

Bộ Công Thương đề nghị UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương khẩn trương thực hiện; trong quá trình thực hiện nếu có khó khăn, vướng mắc gửi Bộ Công Thương (Vụ Thị trường trong nước) để xử lý hoặc tổng hợp báo cáo các cơ quan có thẩm quyền.

5. Bộ Xây dựng: Quyết định số 212/QĐ-BXD ngày 01/3/2021 Ban hành Hướng dẫn xây dựng bệnh viện dã chiến điều trị người mắc bệnh truyền nhiễm gây dịch

Theo đó, ban hành kèm theo Quyết định này “Hướng dẫn Xây dựng bệnh viện dã chiến điều trị người mắc bệnh truyền nhiễm gây dịch. Phần 1 - Tận dụng, cải tạo các công trình có sẵn; Phần 2 - Xây dựng mới trên nền đất trồng”.

Tài liệu này được xây dựng theo yêu cầu của Chính phủ tại Thông báo số 142/TB-VPCP tháng 4 năm 2020 về phương án xây dựng bệnh viện dã chiến cho tình huống khẩn cấp dịch COVID-19. Tài liệu do Tổng công ty tư vấn xây dựng Việt Nam - CTCP (VNCC) phối hợp với Viện Kiến trúc Quốc gia (VIAR); Viện khoa học Công nghệ Xây dựng (IBST) biên soạn, được Bộ Xây dựng ban hành kèm theo Quyết định số...

Tài liệu hướng dẫn xây dựng bệnh viện dã chiến gồm hai phần: Phần I - Áp dụng khi tận dụng, cải tạo các công trình có sẵn; Phần II - Áp dụng khi xây mới trên nền đất trồng. Tài liệu này dùng để hướng dẫn xây dựng Bệnh viện dã chiến phòng, chống dịch bệnh COVID-19, ngoài ra có thể tham khảo áp dụng cho các dịch bệnh truyền nhiễm khác.

Phạm vi áp dụng: Tài liệu này được sử dụng để hướng dẫn các tổ chức và cá nhân có liên quan đến hoạt động xây dựng Bệnh viện dã chiến điều trị người mắc bệnh truyền nhiễm gây dịch trên toàn quốc khi tận dụng, cải tạo các công trình có sẵn. Tài liệu này đưa ra các hướng dẫn mang tính phố quát, dây chuyền mang tính nguyên tắc. Căn cứ thực tế tại địa phương và yêu cầu nhiệm vụ cụ thể, các đơn vị thực hiện khi triển khai chi tiết có thể áp dụng toàn bộ hoặc một phần tài liệu hướng dẫn này.

Đối tượng áp dụng là bệnh viện dã chiến điều trị người mắc bệnh truyền nhiễm gây dịch tuyến trung ương và tuyến tỉnh, không áp dụng cho lều bạt và tận dụng các bệnh viện đã có.

Yêu cầu chung là:

- Thiết lập và triển khai các bệnh viện dã chiến (BVDC) để đáp ứng nhu cầu thu dung, sàng lọc, cách ly, cấp cứu, chăm sóc, theo dõi và điều trị cho các người bệnh ở mức độ nhẹ và trung bình nhằm giúp giảm tải cho các cơ sở y tế tập trung điều trị cho các bệnh nhân nặng và rất nặng.

- Việc thiết lập các BVDC không ảnh hưởng đến hệ thống khám chữa bệnh đã được hình thành để ứng phó với dịch bệnh ở tất cả các tuyến.

- Quy mô giường bệnh tùy thuộc vào tính chất, quy mô của công trình có sẵn.

- Tận dụng tối đa cơ sở vật chất, hạ tầng kỹ thuật có sẵn đảm bảo thời gian thiết kế, thi công, lắp đặt trang thiết bị công trình, trang thiết bị y tế nhanh nhất; Đảm bảo chịu được mọi điều kiện thời tiết các mùa.

Thời gian thi công, lắp đặt không quá 14 ngày.

- Bệnh viện dã chiến được tính toán sử dụng trong khoảng thời gian từ 4 ÷ 5 tháng. Trường hợp cần kéo dài thời gian sử dụng thì tổng thời gian sử dụng không quá 12 tháng.

- Sau khi kết thúc hoạt động của BVDC, sẽ tháo dỡ cơ sở vật chất và các hệ thống kỹ thuật đã lắp đặt, cải tạo lại để hoàn trả công trình đảm bảo phục vụ tốt mục đích ban đầu. Các cơ sở vật chất của bệnh viện dã chiến sau khi tháo dỡ được tái sử dụng cho các mục đích khác, các cơ sở y tế khác hoặc có thể lưu kho.

- Sử dụng các không gian lớn như: nhà thể thao, nhà triển lãm, sân vận động,... có diện tích đủ để bố trí được tối thiểu 200 giường bệnh và không quá 1.000 giường bệnh (do mặt bằng tổ chức phân tán và khó đồng bộ về hạ tầng kỹ thuật), kèm theo khối phục vụ.

- Đảm bảo toàn bộ quy mô bệnh viện phải nằm tập trung trong một khu vực, có đủ điều kiện về hệ thống hạ tầng kỹ thuật.

- Khuyến khích sử dụng phương pháp lắp ghép tại chỗ các cấu kiện rời đã được gia công sẵn bằng các vật liệu nhẹ, có kích thước phù hợp cho vận chuyển, lắp đặt.

- Trong điều kiện công trình có sẵn không đáp ứng bố trí đủ các khu vực yêu cầu của BVDC thì kết hợp giữa tận dụng, cải tạo công trình có sẵn và xây mới. Phần xây mới tham khảo Phần 2 - Xây dựng mới trên nền đất trống.

- Toàn bộ hoạt động xây dựng BVDC phải trên nguyên tắc đảm bảo an toàn, chất lượng, tiến độ và tiết kiệm.

Thu Hiền (tổng hợp)

Bài viết khác: