Hồ Chí Minh là biểu tượng của báo chí cách mạng Việt Nam, phụng sự sự nghiệp cách mạng của Đảng, của nhân dân và của dân tộc. Bác làm báo không chú ý đến tên tuổi và sự nghiệp mà chỉ quan tâm đến cái đích thiêng liêng đó.
Vào giờ nghỉ trưa, Bác Hồ thường xuyên đọc báo.
Từ ngày Báo Thanh niên ra số đầu tiên 21/6/1925 đến tháng 8/1945, trong vòng 20 năm, hoạt động báo chí nước ta luôn gắn liền với cuộc vận động cách mạng của nhân dân. Sau bao năm bôn ba ở nước ngoài, Chủ tịch Hồ Chí Minh trở về nước và sáng lập tờ Việt Nam độc lập, nhằm kêu gọi nhân dân đoàn kết đứng lên đánh đuổi thực dân Pháp.
Từ tác phẩm đầu tiên “Quyền của các dân tộc thuộc địa” đăng trên báo Nhân đạo ngày 18/6/1919 đến tác phẩm cuối cùng “Thư trả lời Tổng thống Mỹ” đăng trên báo Nhân dân ngày 25/8/1969, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã làm báo gần như cả cuộc đời. Trong suốt cuộc đời hoạt động cách mạng, Bác Hồ đã viết khoảng 2.000 bài báo, tác phẩm với nhiều thể loại, và được ký bằng 174 tên gọi, bí danh và bút danh khác nhau. Đó là những tác phẩm lý luận quan trọng, là cẩm nang chỉ đường cho Đảng và nhân dân ta trong các giai đoạn cách mạng.
Nhân kỷ niệm 96 năm Ngày Báo chí cách mạng Việt Nam, Trang tin điện tử Ban Quản lý Lăng xin trân trọng đăng tải một số hình ảnh của Bác Hồ gắn với các nhà báo, phóng viên báo chí:
Bác Hồ thăm và nói chuyện với cán bộ, phóng viên báo Nhân Dân, tháng 1/1957.
(Ảnh tư liệu).
Bác Hồ với các nhà báo tại Đại hội lần thứ II, Hội Nhà báo Việt Nam,
ngày 16.4.1959 . Ảnh tư liệu.
Bác Hồ với các nhà báo năm 1960. Ảnh tư liệu.
Chủ tịch Hồ Chí Minh nói chuyện với các nhà báo, tháng 9/1960. Ảnh tư liệu.
Bác Hồ với các phóng viên báo đài. Ảnh tư liệu.
Bác Hồ tại Đại hội III Hội Nhà báo Việt Nam. Ảnh tư liệu.
\
Hồ Chủ tịch chụp ảnh lưu niệm với các nhà báo trong nước và nước ngoài đưa tin và chụp ảnh về Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ III (9/1960). Ảnh tư liệu.
Tại Đại hội lần thứ III những người viết báo Việt Nam, Chủ tịch Hồ Chí Minh căn dặn:
Cán bộ báo chí cũng là chiến sỹ cách mạng, cây bút, trang giấy là vũ khí sắc bén… (8/9/1962). Ảnh tư liệu.
Bác Hồ đến thăm và chụp ảnh lưu niệm với cán bộ Báo Nhân Dân. Ảnh tư liệu.
Chủ tịch Hồ Chí Minh với nhà báo Australia - Wilfred Burchett tại Phủ Chủ tịch,
ngày 20/4/1966. Ảnh: TL.
Bác Hồ kính yêu đã khẳng định “Một tờ báo không được đại đa số (dân chúng) ham thích thì không xứng đáng là một tờ báo” và “Không riêng vì viết sách, viết báo, mà công tác gì muốn làm tốt đều phải coi trọng ý kiến của nhân dân”. Với sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam, đặc biệt là vai trò của Chủ tịch Hồ Chí Minh, báo chí thực sự đã lắng nghe tiếng nói của nhân dân. Ở vị trí của mình, báo chí đã và đang phát huy tốt vai trò góp phần củng cố niềm tin của nhân dân vào sự lãnh đạo của Đảng, sự quản lý của Nhà nước; là một trong những động lực trực tiếp tham gia và thúc đẩy sự nghiệp xây dựng và phát triển đất nước.
Bác đã đi xa nhưng những hình ảnh của Bác vẫn luôn còn mãi. Khắc ghi lời dạy của Người, báo chí Việt Nam đã không ngừng cố gắng, cống hiến và làm tốt vai trò là người tuyên truyền. Hơn hết, đội ngũ những người làm báo cách mạng vẫn đang nỗ lực học phương pháp làm báo của Bác và rèn luyện bản lĩnh, tố chất của người làm báo để phục vụ Đảng, Nhà nước và nhân dân, thể hiện rõ ràng tinh thần học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh, ngày càng xứng đáng với niềm mong mỏi của Người./.
Thanh Huyền (Tổng hợp)