Ky vat Nga a

Cuộc gặp gỡ thân thiết của Bác Hồ cùng phi hành gia nổi tiếng của Liên Xô - German Titov
năm 1962. Ảnh
: T.L

Trong số những tài liệu hiện vật là sách có nhiều cuốn của tác giả là các nhà khoa học, nhà văn, nhà hoạt động chính trị của nước Nga kính tặng Chủ tịch Hồ Chí Minh. Có những cuốn được tác giả trực tiếp đề tặng Người, có những cuốn được tác giả gửi tặng và những cuốn do Chủ tịch Hồ Chí Minh yêu cầu các cơ quan Đại sứ Liên Xô tại Việt Nam, Văn phòng Bộ Ngoại giao cung cấp phục vụ khi Người cần khai thác thông tin, tư liệu.

Anh hùng Ti tốp tặng Người cuốn “700.000 km trong vũ trụ” 

Cuốn sách "700.000 km trong vũ trụ”, của nhà du hành vũ trụ, anh hùng Liên Xô Giéc man Ti tốp tặng Chủ tịch Hồ Chí Minh, được in bằng tiếng Nga, do Nhà xuất bản Sự Thật Liên Xô, xuất bản năm 1961.

Trên trang đầu cuốn sánh tác giả ghi lời đề tặng bằng tiếng Nga, tạm dịch là:

"Kính tặng Bác Hồ với lòng biết ơn”

G.Titốp, 24/01/62

Sinh thời, Bác Hồ rất quan tâm, theo dõi nền khoa học vũ trụ của Liên Xô. Khi thấy có bài viết nào liên quan đến về vấn đề đó, Người thường cắt lại làm tư liệu nghiên cứu, viết bài đăng báo, giới thiệu cho nhân dân ta hiểu thêm về những thành tựu vĩ đại của nhân dân Liên Xô anh em. Mỗi khi Liên Xô phóng vệ tinh, Bác đều có bài viết đăng báo Nhân dân và gửi điện chúc mừng Đảng và Nhà nước Liên Xô. Từ ngày 21-1 đến ngày 25-1-1962, Giéc man Ti tốp lúc đó là Thiếu tá, phi công vũ trụ Liên Xô, Anh hùng Liên Xô sang thăm Việt Nam. Bác Hồ dành thời gian đón tiếp Ti tốp như vị khách quý đặc biệt của nhân dân Việt Nam.

Bác Hồ đã đích thân đưa Giéc man Titốp đi thăm một số địa phương ở miền Bắc, ra thăm vịnh Hạ Long. Bác Hồ đã đặt tên cho hòn đảo mang số 42 trong Vịnh Hạ Long là đảo Titốp để ghi nhớ kỷ niệm hữu nghị này. G.Titốp đã vô cùng xúc động trước tình cảm nồng thắm của Đảng, của nhân dân Việt Nam và của Bác Hồ kính yêu. Trong buổi tiệc chiêu đãi Ti tốp trước lúc về nước tổ chức vào tối 24-1-1962 tại Phủ Chủ tịch, với tình cảm kính trọng và xúc động trước tấm lòng trời biển của Bác Hồ, trong giờ phút sắp chia tay lưu luyến, Ti tốp đã tặng Bác Hồ cuốn sách 700.000 km trong vũ trụ”. Cuốn sách là món quà kỷ niệm của một anh hùng vũ trụ Liên Xô tặng Chủ tịch Hồ Chí Minh, vì thế Người đã đón nhận và gìn giữ nó ngay nơi ở và làm việc của mình.

Ky vat Nga b
Bìa cuốn sách "700.000 km trong vũ trụ”

"Lệ Bác Hồ rơi in trên chữ Lê-nin”

Cuốn sách: Bàn về cuộc cách mạng xã hội chủ nghĩa Tháng Mười vĩ đại” in bằng tiếng Nga hiện đang được trưng bày ở tầng một nhà sàn. Cuốn sách do Nhà xuất bản Chính trị Nga xuất bản lần thứ 2 năm 1966. Sách do các cán bộ Viện Mác-Lênin thuộc Ban Chấp hành Đảng Cộng sản Liên Xô tập hợp và biên soạn từ một số bài viết, bài phát biểu của V.I.Lê-nin trong khoàng thời gian từ ngày 7-11-1917 đến năm 1922. Theo đồng chí Vũ Kỳ - Thư ký riêng của Chủ tịch Hồ Chí Minh kể lại: Năm 1967, khi Người cần tư liệu để viết bài Cách mạng Tháng Mười vĩ đại mở ra con đường giải phóng cho các dân tộc” gửi báo Sự thật (Liên Xô) nhân dịp kỷ niệm 50 năm Ngày cách mạng Tháng Mười Nga, Người đã yêu cầu Văn phòng Bộ Ngoại giao cung cấp cho Người những tài liệu liên quan đến nội dung trên và cuốn sách Bàn về cách mạng Xã hội chủ nghĩa Tháng Mười” là một trong những tài liệu đó và được gửi cho Người theo đường ngoại giao. Người đã đọc cuốn sách này và sử dụng tư liệu để viết bài "Cách mạng Tháng Mười Nga vĩ đại mở ra con đường giải phóng cho các dân tộc” gửi báo Sự thật (Liên Xô) ngày 28-10-1967.

Chủ tịch Hồ Chí Minh là người có tình cảm đặc biệt với V.I.Lê nin. Nhờ có tình cảm đặc biệt và lòng biết ơn vô hạn đó mà Chủ tịch Hồ Chí Minh đã tìm hiểu về cuộc đời, sự nghiệp cách mạng vĩ đại của V.I.Lê nin qua đó học tập, nghiên cứu và vận dụng học thuyết của Lê-nin vào cách mạng Việt Nam đưa nhân dân ta giành độc lập, tự do và tiến lên Chủ nghĩa xã hội. Vì thế, hiện nay ở các nhà Di tích của Người trong Khu Phủ Chủ tịch hiện đang còn lưu giữ rất nhiều những cuốn sách về Lê-nin: Nhà 54 có 28 cuốn là các tác phẩm của Lê-nin đều xuất bản bằng tiếng Pháp do Nhà xuất bản Ngoại văn Mát-xcơ-va xuất bản trong các năm 1952, 1954. Nhà BK1 có 26 cuốn là các tác phẩm của Lê-nin xuất bản bằng tiếng Pháp, tiếng Trung . Đặc biệt, nhà Sàn có 18 cuốn là các tác phẩm về Lê-nin và nước Nga xuất bản bằng tiếng bằng tiếng Nga, Trung, Việt ... Trên bàn làm việc ở tầng 2 ngôi nhà sàn, trong hộp đựng bút, Chủ tịch Hồ Chí Minh đặt trang trọng một tấm bưu thiếp có in hình V.I.Lê nin. Tấm bưu thiếp là của một đồng chí chiến sĩ cách mạng lão thành K.I Davưkin người Ucraina thuộc Liên bang Xô Viết gửi đến tặng Người nhân dịp kỷ niệm 40 năm Cách mạng Tháng Mười Nga và 12 năm nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa giành được độc lập. Sinh thời có rất nhiều loại bưu thiếp, thư từ được gửi đến cho Chủ tịch Hồ Chí Minh, nhất là vào những dịp sinh nhật Người hoặc ngày lễ, tết của dân tộc, trong số những tấm bưu thiếp đó, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã giữ lại tấm bưu thiếp có in hình V.I.Lê nin trên bàn làm việc của mình. 

Những chiếc xe con made in CCCP”

Chiếc xe ЗИЛ hiện đang trưng bày trong Khu Di tích Phủ Chủ tịch, là món quà mà Đảng Cộng sản Liên Xô tặng Chủ tịch Hồ Chí Minh năm 1954. Xe 4 chỗ, sơn màu đen được cấu tạo bằng thép chịu lực và kính chống đạn, trọng lượng khoảng 2.575kg (2 tấn rưỡi). Loại xe này được sản xuất rất hạn chế tại Liên Xô vì chỉ dành cho các nguyên thủ sử dụng. Xe  mang biển số đăng ký HN 481, đã được dùng để phục vụ Chủ tịch Hồ Chí Minh từ tháng 12 năm 1954. Từ năm 1965, đế quốc Mỹ leo thang bắn phá miền Bắc, chiếc xe luôn thường trực sẵn sàng để phục vụ Chủ tịch Hồ Chí Minh và các đồng chí trong Bộ Chính trị. Tuy nhiên, trong thực tế thì Chủ tịch Hồ Chí Minh ít khi sử dụng chiếc xe này mà chiếc xe này chủ yếu được dùng để đưa đón các nguyên thủ quốc gia một số nước khi sang  thăm Việt Nam.

Chiếc xe Pô--đa hiện đang trưng bày trong Khu Di tích Phủ Chủ tịch: Là một trong sáu chiếc Chính phủ Liên Xô tặng Chính phủ Việt Nam năm 1955. Lúc đầu những chiếc xe này được đăng ký và sử dụng phục vụ trong Vụ lễ tân Bộ Ngoại giao. Đầu tháng 3 năm 1957, Vụ Lễ tân đã lựa chọn một trong số 6 chiếc Pô-bê-đa để trao tặng cho Văn phòng Chủ tịch nước. Chiếc xe được lựa chọn có màu ghi, mang biển số HN 158, số máy: 795.515, số khung: 164.996. Xe được sử dụng để phục vụ Chủ tịch Hồ Chí Minh từ tháng 3 năm 1957 đến cuối tháng 8 năm 1969. Đồng chí Cù Văn Chước, nguyên Trưởng phòng của Văn phòng Phủ Chủ tịch, sau này là Giám đốc Bảo tàng Hồ Chí Minh, kể lại: Bữa đi dự họp với Quân ủy Trung ương tại Tam Đảo, Văn phòng Phủ Chủ tịch xin phép Bác mượn chiếc xe Vonga khác máy khỏe hơn để đi cho êm và leo dốc một mạch không phải nghỉ lại ở cốt 400 như xe Pô--đa của Bác. Bác đồng ý và chuyến đi đó Bác dùng xe Vonga của đồng chí Mười Cúc (Nguyễn Văn Linh). Khi về đến sân nhà Phủ Chủ tịch, anh Vũ Kỳ báo cáo với Bác Xe Pô--đa của Bác đã cũ, bây giờ nhiều đồng chí Trung ương, Bộ trưởng đã thay xe Vonga cả rồi, xe rất khỏe, chúng cháu muốn thay xe Vonga để Bác dùng. Bác nhìn anh Kỳ và chúng tôi cười vui và nói thế xe cũng có cấp à? Xe Bác còn dùng được đấy chú ạ. Nghe Bác nói vậy, chúng tôi hiểu kế hoạch định thay xe cho Bác của Văn phòng là  không thành. Có lẽ, Bác nghĩ đây là một món quà kỷ niệm đầy ý nghĩa của Chính phủ Liên Xô sự giúp đỡ tặng Chính phủ Việt Nam. Qua đó, giúp chúng ta thấy rõ hơn đức tính giản dị và cao quý ở Người cũng như tình cảm, sự trân trọng đối với nhân dân nước Nga. Tình cảm ấy cũng có thể thấy được qua Bức tranh Mác-Ănghen-Lênin, Phù điêu có hình V.I.Lê nin, mô hình tháp Kremlin của Liên Xô v.v... được đặt hoặc treo ở những vị trí trang trọng nhất tại phòng làm việc của ngôi nhà Sàn và nhà 54 trong Khu Di tích Phủ Chủ tịch.

Nguyễn Văn Dương 

(Khu Di tích Hồ Chí Minh tại Phủ Chủ tịch) 

Theo http://daidoanket.vn

Thu Hiền (st)

Bài viết khác: