Tròn 30 năm miệt mài, ngược xuôi để sưu tầm được gần 2000 tấm ảnh, tư liệu, bài viết về Bác Hồ, đối với ông Nguyễn Đình Sơn là cả gia tài...

can canh bao tang 1

Ông Nguyễn Đình Sơn, bên chiếc tủ đựng tư liệu về Bác Hồ được làm từ vỏ chiếc máy bay Mic 17 của Liên Xô do CA Thanh Hóa tặng. Ảnh. Xuân Hải.

Tìm đến nhà ông Sơn quả không khó, người dân ở tổ dân phố phường Lam Sơn 1, phường Tân Sơn, thành phố Thanh Hóa, tỉnh Thanh Hóa đều biết đến ông bởi sự đam mê sưu tầm tư liệu, ảnh về Bác.

Mái tóc bạc trắng, dáng người thấp, nhỏ, ông Sơn lẫm chẫm, dò từng bước một trong căn  phòng rộng khoảng hơn 20m2, để lục tìm từng bức ảnh, tư liệu về Bác Hồ mà ông đã tích lũy được suốt 30 năm qua, rồi kể vanh vách về lịch sử, nguồn gốc của từng kỷ vật.

Ông kể, ông sinh ra đúng vào năm thành lập Đảng 1930, tham gia cách mạng từ tháng 8/1945, trong Đội Thanh niên xung phong Thanh Hóa. Đến tháng 2/1955 ông được chuyển về công tác ở Cục Cảnh vệ Bảo vệ Bác Hồ và Trung ương Đảng. Đến năm 1964, do vợ ông mất sớm để lại 3 người con nhỏ nên cấp trên điều ông về công tác tại Công an tỉnh Thanh Hóa.

Năm 1982, ông nghỉ hưu cũng là lúc con cái đã trưởng thành. Kể từ đó ông bắt đầu sưu tầm những bức ảnh, tư liệu về Bác Hồ. Cũng trong thời gian này, ông Sơn được tỉnh Thanh Hóa giao làm chủ nhiệm Ban đề tài tư liệu lịch sử “Chủ tịch Hồ Chí Minh với các lực lượng vũ trang và nhân dân Thanh Hóa - TLLS 2253 NV - TH”.

Ông cũng tham gia viết, cung cấp tư liệu cho nhiều đề tài sách: “Bác Hồ với Thanh Hóa - Thanh Hóa làm theo lời Bác 1988”; “Chung một tấm lòng với Bác - 2005”; “Trọn lòng với Bác kính yêu năm 2007”...

Ông đã được tặng huy hiệu 55 năm tuổi Đảng; 4 lần ông vinh dự được tặng Huy hiệu Bác Hồ (trong đó có 2 lần được tặng khi Bác Hồ còn sống); 3 Huân chương Kháng chiến; 2 Huân chương Chiến công; 2 Huy chương Chiến thắng và nhiều thành tích, tặng thưởng khác...

Ông Sơn cho biết: Trong thời gian được làm việc, bảo vệ Bác, tôi đã học được rất nhiều điều. Từng việc làm của Bác, như cuốc đất trồng cây, tiếp xúc với dân, từ trẻ em cho đến người già đều in đậm trong tâm trí của tôi. Đối với tôi mọi tư liệu liên quan đến Bác Hồ đều rất quý, ngay cả việc dạy con cháu tôi cùng đều bảo hãy học tập và làm theo lời Bác.

"Năm nay tôi đã hơn 83 tuổi, sức khỏe yếu lắm, thêm vào đó vết thương thi thoảng lại hành hạ khiến người đau ê ẩm nên ngày sinh nhật Bác 19.5.2013 này tôi không thể ra Lăng Bác thắp hương và cũng là dịp để anh em cảnh vệ về hưu họp mặt, tôi buồn lắm", ông Sơn nói.

Sau đây là “bảo tàng” tại tư gia của người cựu cảnh vệ bảo vệ Bác Hồ do phóng viên Infonet ghi lại:

can canh bao tang 2
Trang trọng chính giữa bàn thờ của gia đình ông Sơn là bức ảnh Bác Hồ

can canh bao tang 3
Những tấm bia đá khắc dòng chữ về Bác Hồ cũng được ông Sơn sưu tầm

can canh bao tang 4
Quý hơn cả là bức ảnh Bác Hồ có chữ ký, bút tích Hồ Chí Minh

can canh bao tang 5 
Những bức ảnh Bác được Bảo tàng Hồ Chí Minh trao tặng

can canh bao tang 6

can canh bao tang 7
Những tấm huy hiệu có hình Bác Hồ cũng được ông Sơn cất giữ cẩn thận

can canh bao tang 8

can canh bao tang 9
Những chiếc hộp sắt cũng được ông Sơn sử dụng để lưu giữ tư liệu về Bác

can canh bao tang 10
Những tấm ảnh về Bác được ông Sơn lưu giữ cẩn thận

can canh bao tang 11

Có cả bút tích của đồng chí Vũ Kỳ, thư ký của Bác Hồ viết gửi ông Sơn

can canh bao tang 12

can canh bao tang 13
Bức ảnh Bác Hồ về thăm quê năm 1967

canh canh bao tang 14
Cả thư của đồng chí Vũ Kỳ gửi cho anh em cảnh vệ về hưu, hẹn gặp vào dịp sinh nhật Bác 19.5 hàng năm

can canh bao tang 15
Ông Sơn tại "bảo tàng" tư gia năm 2009

can canh bao tang 16

Ông Sơn giới thiệu về  nguồn gốc từng chiếc huy hiệu có hình Bác Hồ

can canh bao tang 17
Ông Sơn tự hào với chiếc tủ độc nhất vô nhị của mình

 

Theo Xuân Hải

http://infonet.vn

Huyền Trang (st)

Bài viết khác: