Câu chuyện cụ Ích kể đã bảng lảng màu sương khói thời gian nhưng vẫn ngời lên vẹn nguyên lòng kính yêu vị lãnh tụ của dân tộc. 

Anh Đào Kim Khải - Giám đốc một Trung tâm tư vấn du học nói với tôi:

- Bố em ngày trước cũng cắt tóc cho Bác Hồ đấy, cụ còn giữ được cả tóc của Bác. Cụ là bố vợ em, cụ Nguyễn Công Ích, nguyên là chiến sĩ đơn vị cảnh vệ của Bác.

Sau đó gặp Thắng, Trưởng phòng Kinh tế - Kế hoạch Ủy ban nhân dân quận Cầu Giấy, tôi rủ đi cùng. Nghe bảo đi thăm cụ Ích ngày xưa là cảnh vệ, cắt tóc cho Bác Hồ, Thắng hồ hởi:

- Ô, bố em ngày xưa cũng cắt tóc cho Bác Hồ đấy. Bố em là ông Nguyễn Văn Liệu, cùng đơn vị cảnh vệ với bác Ích, em còn nhớ bác ấy.

nguoi-cat-toc-bh-a
Cụ Ích bên ban thờ Bác Hồ

Sao lại có sự trùng hợp may mắn đến thế - Tôi thầm nghĩ.

Đúng hẹn, anh Khải lái xe đến, trên xe có vợ anh, chị Nguyễn Thị Hồng Minh Phương, cán bộ Công an Hà Nội. Dọc đường đi, Thắng và Phương xúc động ôn lại chuyện các ông bố. Thì ra đơn vị cảnh vệ của Bác Hồ như một gia đình, anh em đều biết rõ hoàn cảnh của nhau, đến con cái cũng quen nhau, thuộc tên các chú, các bác đồng đội của bố mình. Hai người con chiến sĩ cảnh vệ của Bác Hồ năm xưa thi nhau kể chuyện, nào chú Bảo lái xe cứu hỏa, chú Đới bảo vệ... Thắng kể, ngày bé thỉnh thoảng chủ nhật lại được theo bố đến ngôi nhà nhỏ 33 Trần Phú là phòng cắt tóc chuyên phục vụ lãnh đạo cấp cao của Đảng, Nhà nước; tóc đứa trẻ nào dài thì các chú cắt cho...

Trong phòng có nồi đun nước nóng, to như nồi quân dụng. Các chú phục vụ đun nước lá sả, chắt vào cái chai, khi gội đầu cho “các cụ” thì rót ra, làm gì có dầu gội với dầu xả đủ các loại thương hiệu như bây giờ. Lúc xả tóc, “các cụ” đứng lom khom, cúi đầu vào cái lavabo cho các chú phục vụ dội nước, không nằm ghế như bây giờ. Từ trên gác nhà 33 nhìn sang nhà 35 là nhà Bác Tôn Đức Thắng, nhiều lần thấy Bác Tôn sửa xe đạp ngoài sân, các chú phục vụ xúm quanh, thân mật như cha con...

Nhà cụ Ích ở thôn Trung, xã Liên Trung, huyện Đan Phượng, ngay ven đê sông Hồng. Người cận vệ của Bác năm xưa còn tinh nhanh, mái tóc để dài bạc phơ, khuôn mặt điềm tĩnh, cặp mắt nhỏ nhìn thẳng vào người nói chuyện. Cụ bà thấy các con đưa khách về chơi cũng lập cập ra chào, khuôn mặt cụ thật phúc hậu. Nghe Thắng giới thiệu là con ông Liệu, cụ Ích nắm cánh tay, hỏi: Nhà ông Liệu ở Khâm Thiên, tôi đã đến chơi. Cậu còn ở đấy không. Cậu có cô em gái, bây giờ làm gì... Này, tôi vẫn đi xe máy về Hà Nội đấy, có hôm đèn pha xe máy hỏng, tôi phải buộc cái đèn pin lên để mà đi...

Căn nhà cụ Ích nằm trong khuôn viên khoảng một sào Bắc Bộ. Ngôi nhà cấp bốn phía trước đầy sập gụ tủ chè, hoành phi câu đối, là nơi đặt ban thờ gia tiên, có ảnh cụ Ích chụp chung với Chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết, Chủ tịch nước Trương Tấn Sang, mấy tấm Huân chương kháng chiến, Huy chương và Giấy khen Uỷ ban nhân dân xã tặng cụ Ích treo trên tường. Gian đầu hồi nhà có cầu thang dẫn lên tầng hai phía sau, nơi đặt ban thờ Hồ Chủ tịch và thờ Phật, trên tường treo kín ảnh Bác Hồ với bộ đội, Bác Hồ với nhân dân, Bác đi chống hạn, Bác chụp chung với anh em chiến sĩ cảnh vệ... chứng tỏ chủ nhân vẫn vẹn nguyên lòng thành kính với Bác.

Cụ Nguyễn Công Ích sinh năm 1927, tuổi Đinh Mão. Ngày khởi nghĩa Tháng Tám 1945, cụ có mặt trong đoàn quân đi giành chính quyền ở Phủ Khâm sai. Có lúc tiểu đội cụ xuống gác tại kho Tô-panh ở phố Hàng Chuối. Cụ kể trong thời gian gác kho Tô-panh, cả tiểu đội chỉ có một khẩu súng hai nòng và một khẩu khai hậu. Có lần quân Tàu Tưởng đi xe ôtô đến, bắt nửa tiểu đội, hôm sau nó bắt nốt nửa còn lại, giam một đêm. Cụ Ích bị nó dùng cái thước gỗ vuông, nặng lắm, đánh mấy cái vào tay, dọa không được chống quân Tưởng.

Hôm sau nó thu khẩu súng hai nòng, trả cho khẩu khai hậu rồi thả cả về. Ngày 31-5-1946, đơn vị cụ Ích nhận nhiệm vụ bảo vệ, đưa tiễn Bác Hồ sang sân bay Gia Lâm đi đàm phán với Chính phủ Pháp. Bác đứng trước hàng quân, căn dặn: “Các chú ở nhà phải chịu khó tập luyện, Bác đi rồi Bác lại về”. Toàn quốc kháng chiến bùng nổ, mới 19 tuổi, cụ Ích được phân công ở lại làm Xã đội trưởng Liên xã Liên Trung, Liên Hà, Đông Lai huyện Đan Phượng, đánh địch suốt một dải bờ sông Hồng.

Năm 1948, cụ lên chiến khu Việt Bắc, để lại người vợ trẻ và đứa con nhỏ ở quê nhà trong vùng địch tạm chiếm. Sau ngày giải phóng Thủ đô, cụ làm việc tại Phòng Quản trị Bộ Tư lệnh Cảnh vệ cho đến năm 1985 thì về hưu. Hai cụ có 6 người con, 4 người công tác trong lực lượng công an, hai người làm ngành dược.

Cụ Ích kể: “Do khéo tay nên tôi hay được anh em trong đơn vị nhờ cắt tóc hộ. Năm 1966, tôi được ông Ninh, ông Kháng là thủ trưởng Cục Cảnh vệ cử ra phục vụ tại nhà số 33 Trần Phú. Nhà số 35 bên cạnh là nhà Bác Tôn, cứ cuối năm Bác Tôn lại cho anh em cảnh vệ bên nhà 33 một mâm cơm tất niên, ông Vũ Kỳ cũng gửi bánh kẹo và thiếp chúc tết của Bác Hồ cho anh em chia nhau đem về cho gia đình. Lần đầu tiên được cắt tóc cho Bác Hồ, tôi vô cùng xúc động.

Trước đó, việc sửa râu, tóc cho Bác là ông Thiệp, ông Liệu, bố anh Thắng và ông Trần Hạnh. Cứ mỗi tháng một lần, ông Vũ Kỳ lại điện gọi cho tôi vào cắt tóc, sửa râu cho Bác tại Nhà thợ điện của Phủ toàn quyền cũ, nay là nhà số 54 Khu Di tích Chủ tịch Hồ Chí Minh tại Phủ Chủ tịch. Bác Hồ thường cắt tóc vào đầu giờ chiều, anh em cảnh vệ chỉ phục vụ cắt tóc, xong Bác tự gội đầu lấy. Bao giờ tôi cũng hơ cồn, sát trùng bộ đồ nghề cẩn thận rồi mới dùng.

Mỗi lần phục vụ Bác chỉ khoảng 30 phút. Bác vừa ngồi cho tôi bấm tỉa vừa hỏi chuyện gia đình, chú có mẹ già không, chăm sóc mẹ có chu đáo không, nhân dân mua hàng bằng tem phiếu có thuận tiện không, thực phẩm mua được có tốt không, bà con ăn uống có được no không...

Mỗi lần cắt tóc cho Bác Hồ xong tôi đều gom tóc lại, cất giữ cẩn thận, đánh số thứ tự theo thời gian”.

Cụ Ích ngưng nghỉ một lát rồi bồi hồi nói tiếp: “Tôi không bao giờ để rơi tóc của Bác. Tóc của Bác gom được, tôi cất trong cái hòm riêng, những món tóc ngả màu theo thời gian, số sợi bạc ngày càng nhiều”. Cụ bảo chúng tôi: Tóc Bác Hồ không phải bạc trắng mà hơi hoe vàng. Mỗi khi đi công tác, cụ Ích thường mang theo một món tóc của Bác trong túi áo ngực trái để như thấy có Bác ở bên mình.

Trong thời gian từ cuối năm 1967 đến cuối năm 1969, đi bảo vệ hai phái đoàn ta dự Hội nghị Paris tại Pháp, cụ cũng mang theo tóc Bác như một bảo vật. Ngày Bác qua đời, trong khi cả nước tổ chức tang lễ Người, bên trời Âu xa xôi, cụ Ích lặng lẽ lấy món tóc của Bác ra, đặt lên bàn, ngồi âm thầm khóc, truy điệu Bác một mình.

Trời đã chiều muộn, anh Khải, anh Thắng ra hiệu cho tôi xin phép chào cụ ra về.

Tiễn chúng tôi ra sân, người cận vệ năm xưa của Bác Hồ bảo, đất nước đang đi lên, gần đây khánh thành Thủy điện Sơn La, mừng lắm, nhưng nhiều nơi để thất thoát nhiều tỉ đồng thế, xót xa lắm. Ra đến cổng, cụ chỉ vào cái rãnh cống ven tường đang nạo vét dở, nói như người có lỗi: “Mấy hôm nay họ vét cống nên lem nhem lắm, tôi phải cho ít tiền để các anh ấy dọn cho đấy”.

Câu chuyện cụ Ích kể đã bảng lảng màu sương khói thời gian nhưng vẫn ngời lên vẹn nguyên lòng kính yêu vị lãnh tụ của dân tộc.

Việt Dương

Theo Petrotimes

Thanh Huyền (st)

Bài viết khác:

https://lapak77s.pro/

https://lapak77slot.com/

https://lapak77slot.org/

https://allwpzone.com/

https://www.dirwell.com/

https://www.fmcpconservancy.org/

score8

score8

score8

score8

score8

score8

score8

score8

score8

score8

https://www.filmhead.com/

https://www.askives.com/

https://coconutjerky.net/

https://www.progettopo.net/

https://www.score8.co.com/

https://score8slot.org/

https://score8sport.id/

https://subwaycrush.net/

https://colombianbrides.net/

https://hazladetos.org/

https://ketobhbpills.org/

https://loicwacquant.net/

https://meetupislamabad.com/

https://flawedfromthestart.org/

https://ketomegamart.com/

over138

over138

https://www.frozencortex.com/

https://www.horseandcountrysingles.com/

https://www.over138.com/

https://teenageteardrops.com/

https://urbanyogissg.com/

https://myannabellelane.com/

https://northlandsclinic.com/

https://over138.info/

https://over138.net/

https://over138.org/

https://over138.xyz/

https://findonlineessaywriters.com/

https://unlimiteddetailtechnology.com/

https://www.under138.com/

https://www.under138.info/

https://bsimotors.com/

https://bukuberita.com/

https://momandpopphoto.com/

https://stellardawncentral.com/

https://weissministry.com/

https://www.jamvybez.com/

               
    |\__/,|   (`\
    |o o  |__ _) brands
  _.( T   )  `  / 
 ((_ `^--' /_<  \
 `` `-'(((/  (((/  

https://poltekpelsulut.ac.id/wp-content/lp77/

https://green.umk.ac.id/templates/system/Olymp/

https://green.umk.ac.id/templates/system/Lapak77/

https://green.umk.ac.id/images/2017/04/06/scr8/

http://crm.giftalove.com/barcodes/love/

http://crm.giftalove.com/images/

http://admin.thepackersmovers.com/CompanyDocument/packing/

http://admin.thepackersmovers.com/images/black/

https://res.giftalove.com/images/News/berita/

https://inkhaspress.inkhas.ac.id/artikel/

https://simtak.itpb.ac.id/codes/

https://simtak.itpb.ac.id/config/system/

https://mpd.langsakota.go.id/wp-content/sm/

https://stieprasetiyamandiri.ac.id/lapak77-slot-gacor-thailand-2025/

https://stieprasetiyamandiri.ac.id/lapak77-slot-gacor-thailand-2025/lapak77-slot-gacor-thailand-2025.html

https://stieprasetiyamandiri.ac.id/sdana/

https://stiesabang.ac.id/lapak77-slot-gacor-thailand-2025/

https://stiesabang.ac.id/under138-slot-gates-of-olympus-gacor-terbaru/

https://siakad.itpa.ac.id/system/lapak77pro/

https://giahungpro.vn/slot-pgsoft-terbaru-bet400-bisa-maxwin/

https://lms.akabi.ac.id/situs-gacor-gampang-menang-terbaru-2025/

https://surat-fipk.iakntarutung.ac.id/link-gacor-terbaru-gampang-menang-2025/

https://surat-fipk.iakntarutung.ac.id/situs-deposit-dana-5000-sudah-maxwin-tanpa-batas/

https://surat-fipk.iakntarutung.ac.id/daftar-situs-slot-maxwin-gacor-tanpa-batas-tiap-hari/

https://surat-fipk.iakntarutung.ac.id/raja-situs-gacor-2025-gampang-menang/

https://surat-fipk.iakntarutung.ac.id/link-daftar-slot-online-gacor-2025-sever-thailand/

https://surat-fipk.iakntarutung.ac.id/slot-online-2025-gacor-hari-ini/