Từ lúc khởi hành cho đến lúc kết thúc, trên chuyến tàu đưa thân nhân ra thăm cán bộ, chiến sĩ ngoài quần đảo Trường Sa, “sóng” là từ được nhắc đến nhiều nhất. Nó gắn liền với những ngày đêm say sóng bỏ cơm nằm liệt giường của những người mẹ, người vợ. Nó gắn liền với hình ảnh những người cha nằm bệt xuống sàn tàu lấy rượu làm thuốc chống say.

Còn có một thứ “sóng” khác, nó khiến cho những người đàn ông quá tuổi tri thiên mệnh khóc nấc lên như những đứa trẻ. Nó gắn liền với hình ảnh những người vợ khắc khoải đứng trên boong tàu vẫy tay liên hồi vào mịt mù sóng nước, nức nở gọi: “Anh ơi, có nhìn thấy em không”…

1. Khi đảo Trường Sa Lớn chỉ là một chấm nhỏ xuất hiện phía đường chân trời, ông Lê Đức Hòa đã tay xách nách mang gói ghém hết đồ đạc mang lên boong tàu. Người đàn ông đã ngoại ngũ tuần vừa gói đồ, vừa đưa tay lên quệt nước mắt. Run run cầm chiếc điện thoại, đã mất hơn chục phút loay hoay, ông Hòa vẫn không sao bấm nổi số máy của con trai vì nước mắt cứ ứa ra, làm mờ mịt những con số cần bấm. May sao, hồi chuông của anh Lê Đức Hải gọi tới từ Trường Sa Lớn đã giúp cha mình thoát khỏi sự lúng túng. Ông Hòa nghẹn ngào: "Bố nhìn thấy đảo của các con rồi".

Nếu nói đến một cuộc hiện đại hóa ngoạn mục cho đời sống tinh thần của những người lính ở Trường Sa, có lẽ việc quần đảo được phủ sóng di động Viettel xứng đáng được xếp là một  trong những vị trí hàng đầu. Những cán bộ kỹ sư đầu tiên của Viettel, dưới sự chủ trì của Đại tá Tống Thành Đại, nguyên Phó Tổng Giám đốc, và Đại tá Nguyễn Đình Trụ, nguyên Giám đốc Công ty Tư vấn Thiết kế, đã tiến ra Trường Sa để khảo sát vị trí, điểm đặt các trạm bộ thu sóng. Bốn năm sau đó, không chỉ sóng điện thoại mà cả mạng internet cũng đã đến với những người lính đảo.

Sự thay đổi thú vị nhưng nếu không tỉ mỉ quan sát sẽ rất dễ bỏ qua, minh chứng cho việc sóng điện thoại đã thay đổi cuộc sống và thói quen của những người chiến sĩ hải quân như thế nào, thể hiện ngay ở một thứ nhạc cụ đã từng một thời là biểu tượng của họ: Cây đàn guitar.

Nhiếp ảnh gia Xuân An, nay đã đầu quân cho Phòng Chính trị của Viettel, kể lại, anh đã khá sững sờ khi lên một số đảo, những người lính trẻ tâm sự rất chân thành rằng họ không chơi guitar nữa. Và thế là, rất nhiều bộ dây đàn Xuân An mang theo để làm quà đã nằm yên trong balô để quay về đất liền.

song-yeu-song-ghet-a

song-yeu-song-ghet-b
Liên tục chịu đựng nhiều ngày sóng gió các chị được gần chồng có 5 ngày đêm.

Những người lính đảo nay đã có internet tốc độ 2.5G để đọc báo, lướt mạng, thậm chí lướt Facebook. Thói quen khi giao lưu đưa địa chỉ hòm thư nay cũng đã được thay bằng địa chỉ Facebook hoặc thư điện tử. Một câu chuyện thú vị là nhạc sĩ Lê Tâm, người đã ra Trường Sa và sáng tác ca khúc "Đồng hương Trường Sa của tôi", ca khúc được giải Nhất "Cuộc thi tác phẩm báo chí và sáng tác ca khúc về Trường Sa và biển, đảo quê hương Khánh Hòa", đã gửi tác phẩm của mình đến với những chiến sĩ Trường Sa nhanh nhất, không phải là qua kênh bưu chính hay truyền thông phổ biến nào, mà bằng cách đưa ca khúc này lên Facebook. Những người lính Trường Sa, nhân vật chính của ca khúc này, đã nhận được món quà của mình đầu tiên, thông qua mạng internet.

Để ghi nhận sự thay đổi lớn này, phải nói tới tầm nhìn chiến lược của đơn vị thực hiện là Viettel, đã nhìn thấy và đã chủ động đi trước một bước trong việc khẳng định chủ quyền quốc gia đối với quần đảo Trường Sa, bằng việc nhanh chóng đưa sóng di động và internet ra đây. Việc dựng cột mốc chủ quyền bằng sóng này đã đi trước một bước các quốc gia đang chiếm hữu trái phép một số đảo ở Trường Sa của Việt Nam.

Đến năm 2010, Công ty Di động Trung Quốc mới xây dựng trạm thu phát sóng di động trên đảo Đá Chữ Thập mà họ chiếm đóng trái phép, sau đó cho tiến hành phủ sóng trái phép từ năm 2011. Đến đầu năm 2013, Tập đoàn Chunghwa Telecom của Đài Loan cũng mới chính thức đưa vào vận hành trái phép mạng viễn thông di động trên đảo Ba Bình…

2. Một biểu hiện thú vị và nhân văn, thậm chí gây ngạc nhiên về chuyện những chiến sĩ ở Trường Sa đã kịp cập nhật những trào lưu của cuộc sống hiện đại như thế nào, đã đến với cánh phóng viên chúng tôi trên đảo An Bang. Như lẽ thường, những buổi Giao lưu văn nghệ giữa Đội Thanh niên xung kích do Tỉnh đoàn Khánh Hòa và lính đảo sẽ diễn ra một cách chớp nhoáng, tận dụng tranh thủ lúc Thủ trưởng Đoàn  làm việc với Ban chỉ huy đảo và các nhân thân ra thăm. Nhưng hôm đó, buổi giao lưu đã bùng nổ và được kéo dài với màn biểu diễn đặc biệt: Điệu nhảy Gangnam Style. Đặc biệt là ở chỗ những diễn viên chính của điệu nhảy đang thịnh hành khắp nơi trên thế giới này lại là những người lính đảo.

Trong tiếng nhạc sôi động, những người lính trẻ tự tin và chủ động nhảy cùng những thành viên của Đội Thanh niên xung kích. Những bước chân di chuyển, những cú chéo tay lắc người đúng chất Psy được những người lính thực hiện chính xác. Nói thế nào nhỉ, nếu ai đã từng găm chặt trong đầu hình ảnh cố định những người lính biên cương hải đảo luôn đi cùng cây đàn guitar, hẳn sẽ phải có sự thay đổi.

Những người lính đảo hiện giờ đã đại diện cho một thế hệ mới, cập nhật kịp thời những trào lưu hiện đại, và sống đúng với những gì của thế hệ họ. Cũng giống như việc chúng ta phải thay đổi một nếp nghĩ cũ rằng ở Trường Sa là gian khổ vậy, bởi điều kiện vật chất của các chiến sĩ Trường Sa hiện nay đã thực sự thay đổi, khác hẳn khi những thế hệ cha anh họ đã giải phóng Trường Sa hay thực hiện chiến dịch CQ88 thuở nào.

Và cũng vẫn lại là internet, kênh liên lạc khiến những người lính đảo trẻ đã bắt kịp với những chuyển động của cuộc sống. Một người lính trẻ, nhất định giấu tên, đang thực hiện nghĩa vụ quân sự trên đảo An Bang tiết lộ, anh em ở đây không chỉ nhảy được bản Gangnam Style mà điệu mới nhất là Gentlement cũng "nhận" luôn, nhưng chỉ để nhảy khi trêu đùa nhau mà thôi. Mạng điện thoại và internet cũng khiến anh em chiến sĩ không còn là "ngố biển" khi làm quen với các cô gái khắp mọi miền đất nước nữa. Có sóng Viettel để làm công cụ, có tin tức cập nhật liên tục qua internet làm nội dung, những cuộc "tám" với bạn gái mới quen và đã quen của họ… trở nên tự tin hơn, nhiều nội dung hơn.

Và trong Đoàn công tác ra Trường Sa lần này, nhiều thành viên thậm chí còn "tị" với lính đảo rằng chỉ có ra đến đảo họ mới được gọi điện thoại, được đọc báo cập nhật tin tức. Đặc biệt là cánh báo chí, mỗi lần gần đến đảo là mừng húm leo lên boong đo sóng để gửi ảnh gửi bài. 11 đảo chìm đảo nổi mà Đoàn công tác ghé đưa thân nhân lên trong chuyến đi này đều sóng đầy sóng căng cả, không hề một giây một phút nào mất sóng.

Hiện nay, tất cả các khu vực thuộc DK1, các đảo chính thuộc quần đảo Trường Sa đều được phủ sóng với 9 trạm nhà dàn, 283 trạm biển đảo, 15 trạm Trường Sa. Và đây hoàn toàn không phải là hoạt động kinh doanh đơn thuần, bởi chi phí vận hành khai thác cho một trạm tại quần đảo Trường Sa mỗi năm lên tới xấp xỉ 30 tỉ đồng, trong khi chỉ phục vụ thường xuyên cho mỗi điểm vài chục thuê bao di động.

song-yeu-song-ghet-c
Màn trình diễn đặc biệt các chiến sĩ hải quân nhảy Flashmod Gangnam Style trên
đảo An Bằng.

3. Trong khi sóng Viettel được yêu quý bao nhiêu, thì sóng biển Trường Sa lại gây cho Đoàn thân nhân thăm đảo nhiều khốn khó vất vả bấy nhiêu. Trong chuyến đi biển kéo dài 13 ngày lần này, trừ 2 ngày đầu là trời yên biển lặng, 11 ngày tiếp theo các thành viên trong Đoàn liên tục phải chịu đựng những cơn sóng ngang sóng dọc nhồi lắc, trung bình là sóng cấp 4, hôm cao điểm lên tới gần cấp 7. Những người vợ, những người mẹ, những người bố… vốn đã hình dung cảnh đi biển nhiều vất vả, nhưng liên tục suốt 11 ngày thì đã vượt qua sức chịu đựng của nhiều người.

Chị Nguyễn Thị Hương, quê ở Hiệp Hòa, Bắc Giang ra thăm chồng tại đảo Tốc Tan… đã phải trải qua những ngày sóng nhồi lắc đến lả cả người. Từ ngày thứ 3, sóng lớn và mưa lớn khiến con tàu vận tải HQ-571 2.000 tấn hiện đại của Hải quân Việt Nam lắc lư như chiếc lá tre.

Theo lịch trình, đến ngày thứ 5, tức là hết 3 ngày vật vã, HQ-571 mới đến được đảo Tốc Tan. Hôm xuống xuồng cao tốc từ tàu vào đảo, sóng lớn nhồi lên nhồi xuống và mưa rét khiến chị Hương như hoàn toàn kiệt sức. Thiếu tá Ngô Chí Thực gần như phải vừa dìu vừa bế vợ đưa lên mái hiên tránh mưa. Không kìm được xúc động, vị thiếu tá này mặc kệ bao ánh mắt xung quanh, ôm chặt lấy vợ và đặt một nụ hôn rất sâu…

Nhưng khi ra đảo, có vất vả mấy, có say sóng mấy, động lực được gặp người thân vẫn tiếp thêm sức mạnh cho các chị. Nhưng đến khi về, nỗi buồn cộng thêm những cơn sóng lắc dữ dội đã khiến nhiều chị suy sụp. Trong những bữa cơm chiều lúc trên đường về, tôi có theo chân nhân viên phục vụ của Công ty Hải Thành xem các chị ăn uống như thế nào. Chàng nhân viên phục vụ trẻ lẳng lặng đặt mâm cơm xuống nền căn phòng tối om om. Trên 5 căn giường tầng, 10 chiếc chăn trùm kín 10 người, im phăng phắc. Một tiếng sau, chúng tôi quay lại dọn mâm. Mâm cơm vẫn còn nguyên, nguội ngắt. 10 tấm chăn vẫn im lìm trong tiếng sóng ầm ì.

"Chúng tôi hết sức cảm động với sự chăm sóc của đội ngũ nhân viên trên tàu HQ-571. Khi chúng tôi say sóng không ăn được cơm, các anh chị đã lấy thêm cơm cháy, cháo, thậm chí lục trong kho ra những củ khoai lang cuối cùng để nướng cho chị em ăn lấy sức", chị Trịnh Thị Thủy, ra thăm chồng là Trung úy Hoàng Cao Cường tại điểm C đảo Đá Tây, xúc động tâm sự. "Lúc chia tay, các anh trên đảo nói khóc đi nhé, khóc đi nhé. Mình nói với các anh là không khóc đâu. Nhưng khi đặt chân xuống xuồng, nước mắt cứ thế trào ra, không nỡ rời xa đảo. Khi lên tàu, nhận được sự quan tâm của các anh chị trên tàu, mình mệt thì mệt, nhưng xúc động mà nước mắt cứ trào ra mãi".

4. Nhưng dù mệt, dù say sóng, các chị, các mẹ và các bố vẫn gắng sức làm tròn trách nhiệm của một vị "đại sứ" từ đất liền, như Đại tá Ngô Mậu Bình, Phó Chủ nhiệm Chính trị Vùng 4 nhắn nhủ. Dù say đến mấy, họ vẫn gắng gượng không chỉ nằm trong phòng chồng con, mà đi thăm tất cả các chiến sĩ khác ngoài đảo, đại diện cho tất thảy những người vợ, người mẹ, người cha của các chiến sĩ khác trên đất liền. Họ cố gắng chia sẻ sự ấm áp mình đang dành cho người thân, để những chiến sĩ khác cũng cảm nhận được sự ấm áp từ đất liền.

"Sau chuyến đi này về, mình đã hiểu hơn về cuộc sống của cán bộ, chiến sĩ ngoài đảo. Mình sẽ kể với mọi người ở đất liền về cuộc sống của các chiến sĩ ngoài đảo chìm. Cuộc sống của các anh so với trước đây cũng là đầy đủ rồi, nhưng vẫn còn thiếu thốn rau xanh, thực phẩm tươi sống và nhất là nguồn động viên từ đất liền. Lần sau, nếu có cơ hội được ra Trường Sa, dù có say sóng sợ sóng đến mấy, tôi cũng nhất quyết sẽ ra, để chia sẻ cho các chiến sĩ sự ấm áp của đất liền", chị Thủy tâm sự.

"Khi tôi nhận được lời mời của Bộ Tư lệnh Hải quân ra thăm đảo thì tôi rất là mừng. Không biết là ngoài đấy như thế nào, chưa thể hình dung nổi.  Mẹ cháu cũng rất lo. Nhưng khi bước chân lên đảo thì rất là ngỡ ngàng, vì cơ sở vật chất phục vụ cuộc sống rất khang trang, công sự quốc phòng vững chắc. Nhà là nhà tầng, có điện, có nước. Chúng tôi không thể tưởng tượng được. Ở quê cứ nghĩ là hoang vu, nhà chỉ lèo tèo vài cái thôi. Không nghĩ là ngoài đảo lại thanh bình đến thế, có tiếng ve kêu, có cả cò. Chúng tôi rất là tin tưởng và thực sự yên tâm" - ông Nguyễn Đình Cường, ở Thái Thụy, Thái Bình, ra thăm con là Nguyễn Trung Kiên, đảo Trường Sa Lớn, cho biết.

 Việt Đông

Theo Báo Quân đội nhân dân

Thanh Huyền (st)

Bài viết khác:

https://lapak77s.pro/

https://lapak77slot.com/

https://lapak77slot.org/

https://allwpzone.com/

https://www.dirwell.com/

https://www.fmcpconservancy.org/

score8

score8

score8

score8

score8

score8

score8

score8

score8

score8

https://www.filmhead.com/

https://www.askives.com/

https://coconutjerky.net/

https://www.progettopo.net/

https://www.score8.co.com/

https://score8slot.org/

https://score8sport.id/

https://subwaycrush.net/

https://colombianbrides.net/

https://hazladetos.org/

https://ketobhbpills.org/

https://loicwacquant.net/

https://meetupislamabad.com/

https://flawedfromthestart.org/

https://ketomegamart.com/

over138

over138

https://www.frozencortex.com/

https://www.horseandcountrysingles.com/

https://www.over138.com/

https://teenageteardrops.com/

https://urbanyogissg.com/

https://myannabellelane.com/

https://northlandsclinic.com/

https://over138.info/

https://over138.net/

https://over138.org/

https://over138.xyz/

https://findonlineessaywriters.com/

https://unlimiteddetailtechnology.com/

https://www.under138.com/

https://www.under138.info/

https://bsimotors.com/

https://bukuberita.com/

https://momandpopphoto.com/

https://stellardawncentral.com/

https://weissministry.com/

https://www.jamvybez.com/

               
    |\__/,|   (`\
    |o o  |__ _) brands
  _.( T   )  `  / 
 ((_ `^--' /_<  \
 `` `-'(((/  (((/  

https://poltekpelsulut.ac.id/wp-content/lp77/

https://green.umk.ac.id/templates/system/Olymp/

https://green.umk.ac.id/templates/system/Lapak77/

https://green.umk.ac.id/images/2017/04/06/scr8/

http://crm.giftalove.com/barcodes/love/

http://crm.giftalove.com/images/

http://admin.thepackersmovers.com/CompanyDocument/packing/

http://admin.thepackersmovers.com/images/black/

https://res.giftalove.com/images/News/berita/

https://inkhaspress.inkhas.ac.id/artikel/

https://simtak.itpb.ac.id/codes/

https://simtak.itpb.ac.id/config/system/

https://mpd.langsakota.go.id/wp-content/sm/

https://stieprasetiyamandiri.ac.id/lapak77-slot-gacor-thailand-2025/

https://stieprasetiyamandiri.ac.id/lapak77-slot-gacor-thailand-2025/lapak77-slot-gacor-thailand-2025.html

https://stieprasetiyamandiri.ac.id/sdana/

https://stiesabang.ac.id/lapak77-slot-gacor-thailand-2025/

https://stiesabang.ac.id/under138-slot-gates-of-olympus-gacor-terbaru/

https://siakad.itpa.ac.id/system/lapak77pro/

https://giahungpro.vn/slot-pgsoft-terbaru-bet400-bisa-maxwin/

https://lms.akabi.ac.id/situs-gacor-gampang-menang-terbaru-2025/

https://surat-fipk.iakntarutung.ac.id/link-gacor-terbaru-gampang-menang-2025/

https://surat-fipk.iakntarutung.ac.id/situs-deposit-dana-5000-sudah-maxwin-tanpa-batas/

https://surat-fipk.iakntarutung.ac.id/daftar-situs-slot-maxwin-gacor-tanpa-batas-tiap-hari/

https://surat-fipk.iakntarutung.ac.id/raja-situs-gacor-2025-gampang-menang/

https://surat-fipk.iakntarutung.ac.id/link-daftar-slot-online-gacor-2025-sever-thailand/

https://surat-fipk.iakntarutung.ac.id/slot-online-2025-gacor-hari-ini/