nguoi-chien-binh-a

Ông Đỗ Thanh Hiến bên tấm bảng Gia đình vẻ vang.

Ông tên là Đỗ Thanh Hiến, Trung tá đặc công, thương binh nặng hạng 2/4, hiện ở tại nhà số 073, phố Ngô Quyền, thị xã Lai Châu, tỉnh Lai Châu. Sinh năm 1948, quê ở xã Hải Sơn, Hải Hậu, Nam Định, người cựu chiến binh này đã hai lần được gặp Bác Hồ và có một quãng đời chiến đấu hào hùng như huyền thoại.

Ba lần viết đơn bằng máu xin nhập ngũ

Trước mặt tôi là người đàn ông 65 tuổi, thấp đậm và có nụ cười đôn hậu, hiền lành. Trông ông đi lại, nói năng, không thể ngờ là ông mang trên mình hơn 40 vết thương, trong đó có đến 18 vết thương nặng, là thương binh 2/4.

Ông bồi hồi nhớ lại những trang đời của mình: Chàng trai trẻ Đỗ Thanh Hiến sinh năm 1948 trong một gia đình cách mạng. Tuy nhiên, khi lớn lên, thì gia đình ông bị chính quyền và xóm giềng dị nghị về việc bố ông… là phản động, đi theo “địch” vào Nam. Khi ông hỏi thì mẹ ông chỉ khóc và không nói (dù bà biết sự thực nhưng không thể nói cho con biết) làm ông nghi ngờ, lòng đầy uẩn khúc. Sự thật, bố ông là cán bộ hoạt động bí mật, sau này hy sinh lúc mang quân hàm Đại tá quân đội, nhưng đó là chuyện mãi về sau này khi được minh oan.

Cái tiếng “con nhà phản động” và niềm tin vào người bố của mình đã nung nấu trong Đỗ Thanh Hiến quyết tâm nhập ngũ, đánh giặc, bảo vệ danh dự cho bố, cho gia đình.

Tháng 8-1966, vừa học xong lớp 10, Hiến mới 18 tuổi, và chỉ nặng 32 kg, anh tự tìm đến nhà ông xã đội trưởng xin nhập ngũ. Ông xã đội trưởng phán: "Bây giờ mày bé lắm, bao giờ mày to tao mới cho mày đi". Một tháng sau, Hiến quay lại nhà ông xã đội trưởng cùng lá đơn tình nguyện nhập ngũ viết bằng máu. Ông xã đội trưởng nói không tin, bảo Hiến dùng mực đỏ viết. Hiến liền dùng kim đâm luôn vào đầu ngón tay cho máu chảy ra rồi viết lại lá đơn ngay trước mặt ông xã đội trưởng. Nhưng vẫn không được đồng ý.

Một năm sau, Hiến lớn vổng lên, được 40kg, Hiến quay lại nhà ông xã đội trưởng lần thứ ba. Lần này, Hiến không dùng kim nữa mà dùng dao cắt thẳng vào ngón tay cho máu chảy ra rồi viết đơn. Đến mức này, ông xã đội trưởng đành gật đầu, “Thôi được rồi tao cho mày đi!”.

Nhập ngũ, Hiến công tác tại Đồn Công an Biên phòng Văn Quán - Chợ Cồn (Nam Định). Chỉ sau bốn tháng, Hiến đã nổi bật với khả năng bắn giỏi, hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao, nên anh được cử đi học tại Trường Sỹ quan Đặc công khóa II (1967 - 1969), ở Sơn Tây. Hiệu trưởng của Trường lúc đó là ông Trần Quang Mít.

Và hai lần vinh dự được gặp Bác Hồ

Ngay trong năm học đầu tiên, Hiến đạt kết quả học tập xuất sắc, được bầu chọn đi dự Đại hội Chiến sĩ thi đua của Trường, vào tháng 9-1967. Nhân dịp này, Bác Hồ đã đến dự, thăm trường. Ông Hiến vẫn còn nhớ Bác đi đôi dép cao su bốn quai, mặc bộ quần áo bà ba và đội nón lá. Bác nói với hiệu trưởng cho gặp các cháu học viên giỏi nhất. Và lần này, Đỗ Thanh Hiến là một trong 12 chiến sĩ học viên được Bác gặp riêng và tặng mỗi người một cây bút Trường Sơn làm kỷ niệm. Khi lãnh đạo trường giới thiệu với Bác:Đồng chí Đỗ Thanh Hiến là chiến sĩ trẻ, bắn giỏi, chấp hành nghiêm nhất các điều lệnh của nhà trường”, Hiến đứng trước Bác rưng rưng nước mắt. Thấy vậy, Bác Hồ ân cần hỏi: “Cháu sợ Bác hay sao mà khóc?”. Hiến trả lời: “Dạ không ạ, do cháu lần đầu tiên được gặp Bác, cháu vui sướng quá nên không kìm được nước mắt!”. Bác Hồ mỉm cười, lại hỏi tiếp: “Thế cháu quê ở đâu?”. Hiến trả lời quê ở biển Hải Hậu. Bác cười, ôm Hiến rồi khen: "Cháu là trai quê biển thì học đặc công là đúng rồi, cháu đẹp lắm, khỏe lắm, cháu phải cố gắng học thật giỏi và bắn thật giỏi để khi ra trường trực tiếp vào trong Nam đánh giặc Mỹ, cháu có sợ không?”. Hiến khẳng định: “Thưa Bác, cháu không sợ ạ!”

Lần thứ hai được gặp Bác Hồ là khi Hiến chuẩn bị ra trường. Lần này Bác đến, vẫn với dáng vẻ ung dung, ân cần, giản dị. Khi Bác nói chuyện với các chiến sĩ sắp tốt nghiệp, ông Hiến còn nhớ đinh ninh lời Bác căn dặn đại ý: Hiện nay là giai đoạn chiến tranh ác liệt nhất của đất nước. Tổ quốc rất trông mong vào sự chiến đấu của các cháu. Là những đặc công tinh nhuệ, khi vào chiến trường phải làm sao đánh nhanh, thắng nhanh với phương châm “thần tốc, kiên trì, gan dạ”. Nếu bị địch bắt thì thà hy sinh chứ không được khai và luôn luôn phải nhìn về lá cờ Tổ Quốc...

Rồi Bác đi bắt tay toàn thể các sĩ quan sắp ra trường. Khi đến lượt Hiến, Bác Hồ dừng lại nói: "À, cháu này lần trước Bác đã gặp rồi đúng không? Thế cháu có phải là cháu Hiến không?” Hiến lại một lần nữa ứa nước mắt, cảm động vì sau hai năm gặp lại, Bác vẫn nhớ tên mình. Sau đó, với cương vị là lớp trưởng, Hiến cùng cả đơn vị hô vang... Hồ Chủ tịch muôn năm! Hồ Chủ tịch muôn năm! Quyết tâm nghe theo lời Hồ Chủ tịch! Quyết tâm...

Cuộc chiến hào hùng trên ba chiến trường và hai lần báo tử

Chiếc bút Trường Sơn được Bác Hồ tặng, anh Hiến mang theo vào chiến trường, và luôn gài trên ngực trái. Sau khi tốt nghiệp, anh được điều thẳng vào Chiến trường C, phối thuộc với Sư đoàn 316 để đánh phỉ Vàng Pao.

Cũng trên chiến trường này, kỷ niệm với vết thương nặng đầu tiên cũng gắn bó với chiếc bút Bác tặng. Đó là khi Hiến chỉ huy một tốp đặc công đánh chiếm cao điểm 168 ở Bun Xa Phẳn (gần cánh đồng Chum). Khi trận chiến gần xong, thì anh bị một tên phỉ bắn lén từ trên cao, đạn xuyên dọc cánh tay trái. Anh vẫn còn nhớ lúc đó, với phản xạ nhanh như chớp, cánh tay trái của anh (vừa bị đạn bắn xuyên qua) vẫn ấp vào ngực để giữ cây bút của Bác, tay phải kịp rút súng ngắn bắn một phát. Đạn trúng ngực tên phỉ trong hang đá làm hắn rơi xuống từ trên cao như một con mèo… Kết quả trận này, chỉ có 16 chiến sĩ đặc công mà diệt được 156 tên địch, chiếm lại cao điểm.

Sự phối thuộc của lính đặc công tinh nhuệ làm cho Sư đoàn 316 nổi tiếng với những trận chiến ở miền rừng núi. Hết chiến trường Lào, Đỗ Thanh Hiến được cử đi Liên Xô và Triều Tiên để tập huấn đặc công, rồi năm 1973, vào miền Nam.

Năm 1974, anh dự trận chiến lịch sử ở Buôn Mê Thuột, rồi cùng những mũi tiên phong đánh xuống Lai Khê, Bình Dương. Chính ở trận chiến Lai Khê -Bình Dương, anh và một số đồng đội bị dính một quả đạn pháo, hy sinh gần hết. Riêng Hiến bị mất một mảnh sọ. Theo lời các bác sĩ quân y sau này kể lại cho anh, hôm đó có hai thương binh nặng phải khoan sọ, thì cùng đêm đó cả hai (hỏng hết thần kinh) đều tự bò đi mất ra khỏi bệnh xá. Hiến không nhớ mình bò đi khỏi bệnh xá như thế nào. Chỉ láng máng nhớ mình đến được trước cổng một ngôi nhà và nghe một tiếng kêu: “Má ơi, ông giải phóng”, rồi bất tỉnh. Gia đình đã cứu giúp và nuôi sống “anh giải phóng” với cái đầu bị thủng một cái lỗ bằng cái chén uống rượu ấy là má Nguyễn Thị Thanh Bưởi và con gái Trần Thị Út (là bà mẹ nuôi và em nuôi thứ nhất của anh Hiến, hiện nay vẫn còn sống).

Sáu tháng trời thập tử nhất sinh, nhớ nhớ quên quên, từ 70kg, Hiến sụt xuống còn hơn 30 kg. Khi đã khỏe hơn một chút, cô Trần Thị Út lấy xe đưa Hiến đi chơi (lúc này đã giải phóng), đi ngang qua một đơn vị, Hiến chợt nhận ra một người bạn là anh Hải, cùng là C trưởng. Khi về lại đơn vị cũ, Hiến cũng vừa được biết đơn vị đã báo tử mình được… bốn tháng. Lần báo tử hụt này làm anh Hiến… mất đi mối tình đầu.

Vài tháng sau, khi được trở ra Bắc về quê, nửa đêm, anh gọi cửa mà mẹ ở trong nhà không dám mở. Cụ cứ cầu khấn: “Hiến ơi, con sống khôn chết thiêng…, đừng về dọa mẹ”. Mệt quá vì đi bộ và người còn yếu, anh trải nilon ra ngủ ngay ngoài hè. Đến sáng ra, khi mẹ mở cửa ra la ầm lên thì người đầu tiên chạy đến là người yêu của anh, vừa bị gia đình ép lấy chồng do đã nhận giấy báo tử… Cuộc đoàn tụ sau lần báo tử hụt đầu tiên này tốn không biết bao nhiêu là nước mắt!

Những tưởng đã giải phóng, thần chết bay qua đầu một lần là xong, nhưng không ngờ hòa bình chưa bao lâu thì hai cuộc chiến tranh biên giới liên tiếp xảy ra.

Tháng 2-1979, đang ở chiến trường Tây Nam thì Đỗ Thanh Hiến được điều động gấp ra biên giới phía Bắc. Cuộc chiến vừa mới xảy ra, lực lượng quân ta còn rất mỏng. Lần đó, khi anh đang đứng trên chòi quan sát ở cao điểm 800, khu vực đèo Ô Quy Hồ, Sa Pa thì bị một mảnh đạn pháo - theo lời anh kể là: “Xèo một cái, thì mình đã bị mất hai quả mông và một cái xương sườn, đầu gối, chân cũng bị mảnh, tổng cộng là tám vết thương”. Sau đó, anh được đồng đội dìu vào trong hang đá, nằm bảy ngày đêm gần chết ở trong đó. Lần thoát chết này cũng là một sự thần kỳ, vì Hiến kiên quyết không uống nhiều nước. Theo lời bà mẹ nuôi thứ hai kể lại, là khi đó địch tấn công lên trận địa của ta, rồi dùng xe trâu chở xác các liệt sĩ và thương binh của ta về bên trận địa của chúng để “khoe công”. Khi quân ta đánh giải vây thì chúng bỏ chạy, bỏ lại một số xe trâu. Khi lật xác người chết trên xe, bà Đỗ Thị Chủng - Trưởng phòng quân y Sa Pa thấy một chiến sĩ mắt còn lờ đờ ngoi ngóp, bà bảo “Thằng này còn sống, để tao đem về nuôi”. Ba tháng chăm nuôi và cứu chữa, gắp từng con giòi to bằng đầu đũa trên mình Hiến ra, bà Chủng và ông Nung chồng bà, cùng cô con gái là Nguyễn Thị Khánh đã cứu được anh Hiến về từ tay tử thần. Đến khi anh tìm được đường về đơn vị, khi đó lui về đóng tại Phố Ràng (nay là Bảo Yên) thì cũng được biết, đơn vị vừa gửi tin báo tử lần thứ hai cho anh…

Bồi hồi kể lại chuyện cũ mà cứ như vừa mới xảy ra, ông Hiến bảo, không hiểu sao ông lại thoát chết kỳ diệu như vậy. Hỏi chiếc bút Trường Sơn Bác Hồ tặng, ông còn giữ được không? Thì ông thở dài tiếc nuối, giá như để lại ở nhà thì có thể vẫn còn, vì chiếc bút đã mất cùng với hành trang bên chiến trường Lào. Cuốn nhật ký mà ông ghi rõ từng trận đánh, cũng đã mất cùng với chiếc ba lô, trong đó có 20 triệu ông được đồng đội vừa cho, vừa cho vay để về xây nhà năm 1992. Những “nhân chứng, vật chứng” còn lại của cuộc đời ông, chính là trí nhớ cực kỳ sắc sảo của một cựu binh đặc công tinh nhuệ đã trải qua hơn 50 trận đánh ác liệt lớn nhỏ (dù đã… thủng sọ mà vẫn nhớ kỹ rất nhiều cao điểm, tên của địa phương đã từng chiến đấu).

Sau khi giải ngũ về hưu, ông định cư tại thị trấn huyện Than Uyên. Mới đây, gia đình ông chuyển lên thị xã Lai Châu. Vợ ông, cũng là một bác sĩ quân y, kém ông hơn chục tuổi, nhưng đã đem lòng yêu người sĩ quan thương binh năm 1980. Chuyện tình của ông bà Hiến cũng là một thiên tình sử đầy lãng mạn gắn với vết thương cuối cùng của đời ông tại Vị Xuyên, Hà Giang. Ba người con của ông Hiến đều đã trưởng thành, một con gái tốt nghiệp ngành y, hai con trai theo ngành cảnh sát.

Đó có lẽ là cái kết đẹp nhất cho cuộc đời quân ngũ của người chiến binh quả cảm với sự nghiệp anh dũng, bi hùng.

 Vũ Lâm

Theo Báo Nhân Dân điện tử

Thanh Huyền (st)

Bài viết khác:

https://lapak77s.pro/

https://lapak77slot.com/

https://lapak77slot.org/

https://allwpzone.com/

https://www.dirwell.com/

https://www.fmcpconservancy.org/

score8

score8

score8

score8

score8

score8

score8

score8

score8

score8

https://www.filmhead.com/

https://www.askives.com/

https://coconutjerky.net/

https://www.progettopo.net/

https://www.score8.co.com/

https://score8slot.org/

https://score8sport.id/

https://subwaycrush.net/

https://colombianbrides.net/

https://hazladetos.org/

https://ketobhbpills.org/

https://loicwacquant.net/

https://meetupislamabad.com/

https://flawedfromthestart.org/

https://ketomegamart.com/

over138

over138

https://www.frozencortex.com/

https://www.horseandcountrysingles.com/

https://www.over138.com/

https://teenageteardrops.com/

https://urbanyogissg.com/

https://myannabellelane.com/

https://northlandsclinic.com/

https://over138.info/

https://over138.net/

https://over138.org/

https://over138.xyz/

https://findonlineessaywriters.com/

https://unlimiteddetailtechnology.com/

https://www.under138.com/

https://www.under138.info/

https://bsimotors.com/

https://bukuberita.com/

https://momandpopphoto.com/

https://stellardawncentral.com/

https://weissministry.com/

https://www.jamvybez.com/

               
    |\__/,|   (`\
    |o o  |__ _) brands
  _.( T   )  `  / 
 ((_ `^--' /_<  \
 `` `-'(((/  (((/  

https://poltekpelsulut.ac.id/wp-content/lp77/

https://green.umk.ac.id/templates/system/Olymp/

https://green.umk.ac.id/templates/system/Lapak77/

https://green.umk.ac.id/images/2017/04/06/scr8/

http://crm.giftalove.com/barcodes/love/

http://crm.giftalove.com/images/

http://admin.thepackersmovers.com/CompanyDocument/packing/

http://admin.thepackersmovers.com/images/black/

https://res.giftalove.com/images/News/berita/

https://inkhaspress.inkhas.ac.id/artikel/

https://simtak.itpb.ac.id/codes/

https://simtak.itpb.ac.id/config/system/

https://mpd.langsakota.go.id/wp-content/sm/

https://stieprasetiyamandiri.ac.id/lapak77-slot-gacor-thailand-2025/

https://stieprasetiyamandiri.ac.id/lapak77-slot-gacor-thailand-2025/lapak77-slot-gacor-thailand-2025.html

https://stieprasetiyamandiri.ac.id/sdana/

https://stiesabang.ac.id/lapak77-slot-gacor-thailand-2025/

https://stiesabang.ac.id/under138-slot-gates-of-olympus-gacor-terbaru/

https://siakad.itpa.ac.id/system/lapak77pro/

https://giahungpro.vn/slot-pgsoft-terbaru-bet400-bisa-maxwin/

https://lms.akabi.ac.id/situs-gacor-gampang-menang-terbaru-2025/

https://surat-fipk.iakntarutung.ac.id/link-gacor-terbaru-gampang-menang-2025/

https://surat-fipk.iakntarutung.ac.id/situs-deposit-dana-5000-sudah-maxwin-tanpa-batas/

https://surat-fipk.iakntarutung.ac.id/daftar-situs-slot-maxwin-gacor-tanpa-batas-tiap-hari/

https://surat-fipk.iakntarutung.ac.id/raja-situs-gacor-2025-gampang-menang/

https://surat-fipk.iakntarutung.ac.id/link-daftar-slot-online-gacor-2025-sever-thailand/

https://surat-fipk.iakntarutung.ac.id/slot-online-2025-gacor-hari-ini/