Với tầm nhìn xa trông rộng, Chủ tịch Hồ Chí Minh sớm thấy được khả năng thắng lợi của cuộc kháng chiến chống Pháp, nên từ tháng 5/1954, Người đã có ý định di dời căn cứ từ Tuyên Quang về Thái Nguyên, chuẩn bị tiếp quản Thủ đô. Địa điểm được Người lựa chọn là nơi ở và làm việc đầu tiên và lâu nhất (từ tháng 8 đến tháng 10/1954) là Vai Cầy, xã Bản Ngoại, huyện Đại Từ, tỉnh Thái Nguyên.

hanh trinh tim lai 1
Các cựu binh đã tìm ra di tích Vai Cầy trở lại thăm Khu Di tích mới được xây dựng ở đồi Thanh Trúc, xã Bản Ngoại, Đại Từ, Thái Nguyên

Vì nhiều lý do, sau nửa thế kỷ, địa danh lịch sử này mới được 5 vị lão thành trong lực lượng Công an và là những người xây dựng nên căn cứ tìm thấy. Đến nay, Vai Cầy đã được Bộ Văn hóa - Thông tin công nhận là Di tích quốc gia và Bản Ngoại được Chính phủ công nhận là “Xã An toàn Khu” (ATK) cùng với danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân do Nhà nước trao tặng. Với tình cảm “Uống nước nhớ nguồn”, dịp Quốc khánh 2006, Bộ Công an đã đầu tư nửa tỉ đồng để xây dựng ở đây một công trình văn hóa cộng đồng.

Ông Tạ Quang Chiến (một trong 8 cán bộ giúp việc Bác Hồ, được Bác đặt tên: Trường - Kỳ - Kháng - Chiến -Nhất - Định -Thắng -Lợi; nguyên là Đội trưởng Đội I, Cục Cảnh vệ, nguyên Tổng Cục trưởng Tổng cục Thể thao và đại biểu Quốc hội khóa VII) nhớ lại: Một ngày hè 1954, ông Chiến, khi đó là Đội trưởng Đội Thanh niên xung phong 36, cùng các ông Phan Mỹ và Hoàng Hữu Kháng được Bác Hồ giao nhiệm vụ về Vai Cầy xây dựng một khu căn cứ để Bác và Thường vụ TƯ Đảng, Chính phủ chuyển về ở và làm việc. Đại đội 272 cấp tốc về Vai Cầy, nhưng ngày ấy, nguyên tắc bảo mật nên không một ai trong C272 biết địa danh này là ở đâu.

Ông Nguyễn Văn Hậu, nguyên A trưởng A1, B1, C272, nguyên cán bộ Cục Cảnh vệ và Trưởng phòng Tổ chức (Bộ Thương mại), nhớ lại: Trung đội I của chúng tôi vinh dự được dựng ngôi nhà sàn của Bác và bắc cây cầu tre qua suối. Ngôi nhà sàn của Bác rộng 2 gian, mái lợp bằng tranh nứa, nằm nép mình dưới một khóm tre nhỏ bên đồi, mặt hướng ra suối. Tầng dưới là nơi Bác làm việc, còn tầng trên để Người ngủ. Khung nhà và cầu thang làm bằng gỗ cây đẽo vỏ, còn lại đều là tre và nứa, cả bàn ghế làm việc. Tại ngôi nhà sàn nhỏ bé này, Bác đã tiếp Đại sứ Trung Quốc La Quý Ba và nhà quay phim, đạo diễn lừng danh Liên Xô Karmen đã quay cảnh Bác ngồi làm việc trong bộ phim tài liệu nổi tiếng “Việt Nam” cũng chính ở ngôi nhà này.

 Theo ông Hậu, từ năm 1941 đến năm 1954, có lẽ đây là ngôi nhà sàn đầu tiên của Bác, bởi trước đó Người đều ở những ngôi lán nhỏ hoặc ở nhờ nhà dân. Đây cũng là ngôi nhà có nhiều dáng dấp của ngôi nhà sàn sau này ở Phủ Chủ tịch. Trước khi ngôi nhà được hoàn thành, B1 đã dựng một căn lán dài và rộng để Bác ở tạm. Vì vậy, trong thời gian căn nhà đang được dựng, lúc rảnh rỗi, Hồ Chủ tịch vẫn ra động viên anh em chiến sĩ làm việc. Người ân cần thăm hỏi hoàn cảnh từng gia đình các chiến sĩ, khiến ai nấy vừa cảm động vừa thấy hết được vinh dự Người dành cho...

hanh trinh tim lai
Ngôi nhà sàn của Hồ Chủ tịch ở Vai Cầy năm 1954.

Bờ suối phía ngôi nhà sàn của Bác cao chừng 2-3 mét, lòng suối rộng, lô xô đá, nước chảy xiết vì đang mùa mưa nên các chiến sĩ thanh niên xung phong phải khẩn trương làm một cây cầu qua đây. Căn cứ vào địa hình thực tế, đồng chí Hoàng Văn Học, B trưởng B1, C272, thiết kế một cây cầu treo. Cầu được kết nối, lắp ghép với nhau bằng các con sỏ và dây rừng. Các cây mai lớn được ghép lại, đặt trong những cặp quang treo cũng bằng mai, treo trên các cành cổ thụ la đà mặt suối. Suối rộng nên phải nối 3 lớp cây mai, lòng cầu rộng bằng 4 cây mai đường kính 15-20 cm. Loại mai lớn này rừng Vai Cầy không có, các chiến sĩ thanh niên xung phong phải leo ngược lên rừng mai ở Cao Vân, xã Văn Lãng cách đó gần chục cây số đưa về (sau khi nhà dựng xong, đồng chí Học đã được thưởng Huân chương Lao động hạng Ba. Được điều về Bộ Công an, năm 1965, đồng chí xung phong vào chiến trường miền Nam và đã hy sinh).

Đầu tháng 8/1954, Bác cùng các đồng chí lãnh đạo Trung ương Đảng, Quốc hội và Chính phủ chuyển từ Tuyên Quang về Vai Cầy và sống, làm việc tại đây cho đến đầu tháng 10/1954.

Khi cơ quan Trung ương rời khỏi Vai Cầy, công việc bộn bề nên khu nhà ở của Bác  chưa được bàn giao lại cho địa phương. Nơi đây lại nằm sâu trong núi, vốn rất bí mật, nên đã gần như bị lãng quên suốt nửa thế kỷ… Nhưng trong ký ức của những cán bộ lão thành, ATK Vai Cầy là một di tích không thể thiếu được của lịch sử. Vì vậy, 5 cán bộ đã nghỉ hưu nguyên là thanh niên xung phong thuộc Đại đội 272 tiếp tục trở lại đây với quyết tâm tìm bằng được di tích. Đó là Đại tá Nguyễn Văn Dần, nguyên cán bộ Cục Cảnh vệ, Thư ký của cố Bộ Trưởng Bộ Công an Trần Quốc Hoàn; Đại tá Nguyễn Huy Niêm, nguyên giảng viên Trường Đại học An ninh nhân dân; Thượng tá Bùi Xuân Đường, nguyên cán bộ Cục Cảnh vệ; Trung tá Nguyễn Thành Kính, nguyên cán bộ Bộ Công an và ông Nguyễn Văn Hậu.

Theo Đại tá Nguyễn Văn Dần thì từ năm 1990, cán bộ, chiến sĩ của C272 đã nhiều lần tìm lại địa danh này nhưng chưa thấy do thời gian đã quá lâu nên khó hình dung được. Các cán bộ, chiến sĩ C272 người mất, người còn, tuổi đều đã cao lại không ai biết chính xác khu nhà nằm ở địa điểm nào của huyện Đại Từ. “Tài sản” quí giá ngày ấy chỉ là một tấm ảnh chụp ngôi nhà do ông Nguyễn Văn Hậu giữ.

Đặt vấn đề với lãnh đạo Công an tỉnh Thái Nguyên và được các đồng chí nhiệt tình ủng hộ, nên mùa đông năm 2003, bất chấp cái “rét Thái Nguyên rét về Yên Thế”, một lần nữa, 5 cán bộ lão thành nói trên lại tìm về Đại Từ và được cán bộ, chiến sĩ Công an huyện Đại Từ tận tình giúp đỡ. Qua trao đổi, các đồng chí dự đoán di tích có thể nằm ở xã La Bằng, Hoàng Nông hoặc Bản Ngoại, nên nơi đầu tiên đoàn tìm đến là La Bằng. Theo mô phỏng của các cụ: Từ Vai Cầy đi sâu chừng 2 km thì đến một con suối rộng, bên kia là nơi dựng nhà cho Bác, đi về phía trên chừng 2 km là dãy núi có những tảng đá to bằng cái bàn chồng lên nhau, bao quanh là rừng tre nứa rậm rạp. Cách khu vực nhà sàn chừng 1 cây số có  duy nhất một ngôi nhà dân.

Đồng chí Trần Sửu, Bí thư Đảng ủy xã La Bằng khẳng định đúng là địa hình ở vùng này. Núi kể trên là núi Điệng, thuộc xã La Bằng. Còn con suối gần Vai Cầy thuộc xã Bản Ngoại. Ngôi nhà duy nhất cách đó chừng một cây số là nhà cụ Đường Nhất Quý.

Hôm sau, Đoàn về xã Bản Ngoại. Các đồng chí trong UBND xã lập tức đưa các cụ về nơi trước đây có “ngôi nhà sàn của Bác ở Vai Cầy”. Nhưng không còn dấu vết gì của quá khứ. Thay vào những khu rừng rậm năm xưa là cánh đồng màu mỡ, trù phú, nhấp nhô những ngôi nhà xây nhiều tầng như một bức tranh sơn thủy. Uỷ ban nhân dân xã mời các cụ cao niên sinh trưởng tại địa phương đến cùng đoàn trao đổi và xác minh: Cụ Triệu Sơn, Triệu Văn Vượng và Bế Văn Khoa. Để đảm bảo khách quan, Đoàn phải cân nhắc trình tự từng câu hỏi, từng vấn đề đưa ra.

Khi các cán bộ lão thành đưa tấm ảnh chụp ngôi nhà sàn của Bác năm xưa, các cụ nhận ra ngay và cho biết: Khi cơ quan Trung ương rút khỏi, một số cụ đã đến đó nên vẫn nhớ chỗ nền của ngôi nhà sàn. Các cụ ở địa phương dẫn đoàn tới tận nơi. 5 cán bộ lão thành lại hỏi về cây cầu treo bằng tre bắc qua suối, thì cụ Bế Văn Khoa cho biết, cụ từng nhìn thấy cây cầu treo bằng mai chứ không phải bằng tre. Các cụ cho biết, ngày đó, đứng ở ngọn đồi trước mặt còn thấy có cụ già làm việc trong ngôi nhà sàn, thỉnh thoảng thấy cụ tập thể dục hoặc đánh bóng chuyền ở bãi cỏ chân đồi, mãi sau này mới biết đó chính là Bác Hồ.

Nghe vậy, khỏi nói hết niềm vui của những người khao khát tìm được di tích suốt bao năm qua. Đến lúc này, những cựu binh đã dựng nên căn nhà sàn của Bác ở Vai Cầy mới được biết, địa điểm dựng nhà là đồi Thanh Trúc, thuộc xã Bản Ngoại. Ai nấy đều rưng rưng khi được trở lại nơi mà gần nửa thế kỷ trước họ từng có mặt bên Bác. Những giọt nước mắt lăn dài trên gương mặt mọi người, trong nỗi xúc động nghẹn ngào. Họ hiểu rằng, họ vừa hoàn thành một trọng trách với lịch sử…

Hôm sau, với sự giúp đỡ của cụ Triệu Văn Vụ, nguyên Ủy viên Thường vụ huyện ủy Đại Từ và cụ Triệu Văn Vị là người địa phương, Đoàn tiếp tục tìm kiếm một địa danh mang dấu ấn lịch sử nữa. Đó là nơi Bác Hồ đã nói chuyện với các đơn vị bộ đội và thanh niên xung phong vào ngày 5/9/1954, trước khi tiếp quản Hà Nội. Ông Hậu nhớ lại: Buổi nói chuyện hôm ấy được tổ chức ở một khoảng đồi bằng phẳng, có nhiều bụi cây nằm phía trong trạm gác Vai Cầy. Sau khi nghe tả lại, các cụ cùng xác định địa danh đó thuộc bãi Đồng, ngõ Ngoài, xã Bản Ngoại, cách khu nhà sàn của Bác chừng 1km đường rừng.

Cuối cùng thì ước nguyện của những người cựu binh C272 đã thành hiện thực. Tìm được Di tích Vai Cầy không chỉ là một mắt xích trong chuỗi liên hoàn quần thể những Di tích về Bác từ khi Người về nước cho đến lúc Người đi xa, mà còn có ý nghĩa chính trị lớn lao với mảnh đất Đại Từ giàu truyền thống cách mạng. Việc lựa chọn Vai Cầy làm trung tâm ATK trước khi về tiếp quản Thủ đô đã chứng tỏ sự tin cậy tuyệt đối của Bác với cán bộ và nhân dân Đại Từ nói chung, với Vai Cầy, Bản Ngoại nói riêng. Nhưng điều lớn lao hơn đọng lại từ việc một di tích lịch sử quan trọng được tìm thấy sau 50 năm trăn trở tìm kiếm chứng tỏ tình cảm của cán bộ, chiến sĩ công an với Bác, với ATK mãi mãi không bao giờ phai./.

 

Theo http://vnca.cand.com.vn

Huyền Trang (st)

Bài viết khác:

https://lapak77s.pro/

https://lapak77slot.com/

https://lapak77slot.org/

https://allwpzone.com/

https://www.dirwell.com/

https://www.fmcpconservancy.org/

score8

score8

score8

score8

score8

score8

score8

score8

score8

score8

https://www.filmhead.com/

https://www.askives.com/

https://coconutjerky.net/

https://www.progettopo.net/

https://www.score8.co.com/

https://score8slot.org/

https://score8sport.id/

https://subwaycrush.net/

https://colombianbrides.net/

https://hazladetos.org/

https://ketobhbpills.org/

https://loicwacquant.net/

https://meetupislamabad.com/

https://flawedfromthestart.org/

https://ketomegamart.com/

over138

over138

https://www.frozencortex.com/

https://www.horseandcountrysingles.com/

https://www.over138.com/

https://teenageteardrops.com/

https://urbanyogissg.com/

https://myannabellelane.com/

https://northlandsclinic.com/

https://over138.info/

https://over138.net/

https://over138.org/

https://over138.xyz/

https://findonlineessaywriters.com/

https://unlimiteddetailtechnology.com/

https://www.under138.com/

https://www.under138.info/

https://bsimotors.com/

https://bukuberita.com/

https://momandpopphoto.com/

https://stellardawncentral.com/

https://weissministry.com/

https://www.jamvybez.com/

               
    |\__/,|   (`\
    |o o  |__ _) brands
  _.( T   )  `  / 
 ((_ `^--' /_<  \
 `` `-'(((/  (((/  

https://poltekpelsulut.ac.id/wp-content/lp77/

https://green.umk.ac.id/templates/system/Olymp/

https://green.umk.ac.id/templates/system/Lapak77/

https://green.umk.ac.id/images/2017/04/06/scr8/

http://crm.giftalove.com/barcodes/love/

http://crm.giftalove.com/images/

http://admin.thepackersmovers.com/CompanyDocument/packing/

http://admin.thepackersmovers.com/images/black/

https://res.giftalove.com/images/News/berita/

https://inkhaspress.inkhas.ac.id/artikel/

https://simtak.itpb.ac.id/codes/

https://simtak.itpb.ac.id/config/system/

https://mpd.langsakota.go.id/wp-content/sm/

https://stieprasetiyamandiri.ac.id/lapak77-slot-gacor-thailand-2025/

https://stieprasetiyamandiri.ac.id/lapak77-slot-gacor-thailand-2025/lapak77-slot-gacor-thailand-2025.html

https://stieprasetiyamandiri.ac.id/sdana/

https://stiesabang.ac.id/lapak77-slot-gacor-thailand-2025/

https://stiesabang.ac.id/under138-slot-gates-of-olympus-gacor-terbaru/

https://siakad.itpa.ac.id/system/lapak77pro/

https://giahungpro.vn/slot-pgsoft-terbaru-bet400-bisa-maxwin/

https://lms.akabi.ac.id/situs-gacor-gampang-menang-terbaru-2025/

https://surat-fipk.iakntarutung.ac.id/link-gacor-terbaru-gampang-menang-2025/

https://surat-fipk.iakntarutung.ac.id/situs-deposit-dana-5000-sudah-maxwin-tanpa-batas/

https://surat-fipk.iakntarutung.ac.id/daftar-situs-slot-maxwin-gacor-tanpa-batas-tiap-hari/

https://surat-fipk.iakntarutung.ac.id/raja-situs-gacor-2025-gampang-menang/

https://surat-fipk.iakntarutung.ac.id/link-daftar-slot-online-gacor-2025-sever-thailand/

https://surat-fipk.iakntarutung.ac.id/slot-online-2025-gacor-hari-ini/