Trong cuộc đời hoạt động cách mạng, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã đi qua nhiều quốc gia khắp các châu lục. Đến đâu, Bác cũng ghi lại những dấu ấn về tình hữu nghị, tình đoàn kết giai cấp vô sản. Để hôm nay, hình ảnh Bác vẫn được nhiều quốc gia lưu giữ bằng những di tích vinh danh Người.

Mới đây nhất, Hội đồng thị trấn Niu-ha-ven, miền Nam nước Anh, đã quyết định vinh danh Chủ tịch Hồ Chí Minh, khẳng định sự có mặt của người thanh niên Nguyễn Tất Thành trong hành trình tìm đường cứu nước tại địa phương này. Với những tấm biển “Những điều bạn chưa biết về Niu-ha-ven”, chính quyền thị trấn này muốn cho người dân trong vùng và nhiều nơi trên nước Anh biết đến người thanh niên Nguyễn Tất Thành, vị lãnh tụ, người anh hùng của dân tộc Việt Nam sau này, từng đến đây khi Người làm việc trên tuyến phà quốc tế nối giữa Niu-ha-ven với thị trấn Đi-ép-pê của Pháp qua eo biển Anh vào khoảng thời gian sau chiến tranh Thế giới lần thứ nhất. Đây cũng sẽ là một trong những điểm nhấn quan trọng góp phần làm giàu hơn nữa kho tư liệu lịch sử về hành trình tìm đường cứu nước của Chủ tịch Hồ Chí Minh.

di-tich-vinh-danh-a
Bức phù điêu Bác Hồ ở Quảng trường Hồ Chí Minh - Mát-xcơ-va

Tại nước bạn Trung Quốc, có rất nhiều công trình tưởng niệm Chủ tịch Hồ Chí Minh, trong đó, có 2 công trình rất tiêu biểu. Đó là nhà số 248 và 250 (trước là nhà số 13a và 13b) đường Văn Minh, thành phố Quảng Châu, tỉnh Quảng Đông. Nơi đây, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã tổ chức các lớp huấn luyện chính trị cho các thanh niên yêu nước trong thời gian từ đầu năm 1926 đến tháng 4-1927. Tầng dưới của ngôi nhà là cửa hàng bán tạp hóa. Lớp học và chỗ ở của các học viên ở tầng 3. Trước cửa nhà có gắn tấm biển đề "Chính trị đặc biệt huấn luyện Ban" bằng chữ Hán. Chính từ những bài giảng của Người, Hội Liên hiệp các dân tộc bị áp bức đã tập hợp lại và xuất bản thành cuốn "Đường Kách mệnh”, tác phẩm lý luận cách mạng đầu tiên ở Việt Nam, được những nhà cách mạng Việt Nam cuối những năm 20 của thế kỷ XX coi là cuốn "cẩm nang, sách gối đầu giường của mình".

Khách sạn Nam Dương ở Liễu Châu (nay là nhà số 2, đường Liễu Thạch, thành phố Liễu Châu, tỉnh Quảng Tây, Trung Quốc) được gắn biển Di tích Chủ tịch Hồ Chí Minh năm 2001. Bác đã ở khách sạn này từ cuối năm 1943 đến tháng 9-1944, sau khi ra khỏi nhà tù Quốc dân Đảng. Trong thời gian ở đây, Người đã triển khai nhiều hoạt động cách mạng Việt Nam, như mở lớp học đào tạo cán bộ cách mạng Việt Nam, tham gia một số hoạt động của Việt Nam cách mạng đồng minh hội, tham dự đại hội các đoàn thể cách mạng Việt Nam ở nước ngoài họp tại Liễu Châu (tháng 3-1944). Tại đây, Người cũng đã có nhiều cuộc tiếp xúc với các tổ chức chống Nhật, chống Pháp của người Việt Nam ở Liễu Châu, chắp nối liên lạc với Đảng ta, chuẩn bị điều kiện để trở về nước, tiếp tục lãnh đạo phong trào. Hiện nay, thành phố Liễu Châu đã dành cả tầng 1 và 2 phòng trên tầng 2 để trưng bày tái hiện về hoạt động của Chủ tịch Hồ Chí Minh ở Liễu Châu và một số mốc chính trong quan hệ của Chủ tịch Hồ Chí Minh với các đồng chí lãnh đạo cao cấp của Đảng và Chính phủ Trung Quốc như Mao Trạch Đông, Chu Ân Lai, Lưu Thiếu Kỳ, Tống Khánh Linh... Căn phòng Người đã ở và làm việc được trưng bày như nguyên gốc.

Tại Ấn độ, tượng Chủ tịch Hồ Chí Minh đặt tại công viên nằm giữa giao điểm đường Hồ Chí Minh và đường Gia-oa-hác-lan Nê-ru, ở thành phố Can-cút-ta. Tại Thủ đô Niu Đê-li có một đại lộ mang tên Hồ Chí Minh.

Tháng 7-1928, Nguyễn Ái Quốc đến Xiêm (Thái Lan). Từ Băng-cốc, Người đã đi đến những nơi có Việt Kiều như Phì Chịt, U-đon Tha-ni, Sa-côn Na-khon... Khoảng cuối năm 1928, Người đến bản Mạy, thuộc tỉnh Na-khon Pha-nom. Tại đây, Nguyễn Ái Quốc với bí danh là Thầu Chín ở trong nhà ông Võ Trọng Đài. Ngôi nhà này ở phía sau mảnh đất của ông Huê Đạm và bà Nguyễn Thị Nuôi. Khi thấy ông Chín khuyên mọi người làm nhà đàng hoàng để làm nơi sinh hoạt, gọi là nhà Hợp tác thì vợ chồng ông Huê Đạm đã hiến mảnh đất ấy làm trụ sở Hội và làm nơi ở cho anh em độc thân. Những ngày xây dựng nhà Hợp tác, ông Chín tham gia tất cả các công việc, như đóng gạch, dựng nhà, lợp mái...

Trong thời gian ở đây, ông Chín đã động viên mọi người học tiếng Thái để hiểu phong tục, tập quán và được cư dân bản địa quý mến. Chính Người cũng nêu một tấm gương về tự học. Người còn chủ trương mở trường học cho trẻ em, dạy trẻ em chữ Việt để các em không quên gốc gác. Ông khuyên mọi người phải biết đoàn kết giữa người Việt với người Thái, người Việt với người Việt. Những điều ông Chín dạy đã trở thành bài học cho các thế hệ Việt kiều ở bản Mạy nói riêng và Việt kiều ở Thái Lan nói chung: Dù sống nơi đâu cũng luôn hướng về Tổ quốc và hết lòng đoàn kết hữu nghị với nhân dân nước bạn.

Tháng 1-2004, Thủ tướng hai nước Việt Nam - Thái lan và các đại biểu dự Hội nghị liên Chính phủ Việt - Thái đã khai trương Làng Hữu nghị Việt - Thái ở bản Mạy, trong đó hạt nhân là di tích Nhà Hợp tác, nơi Chủ tịch Hồ Chí Minh đã từng ở và làm việc.

di-tich-vinh-danh-b
Tượng đài Chủ tịch Hồ Chí Minh tại Mê-xi-cô. Ảnh tư liệu

Trên đất nước Xin-ga-po tươi đẹp có một địa chỉ mỗi năm thu hút hàng vạn lượt khách tới tham quan. Đó là Bảo tàng Văn minh châu Á, nằm bên bờ sông Xin-ga-po. Phần trưng bày về Việt Nam trong Bảo tàng nổi bật với phiên bản trống đồng Đông Sơn, tranh Đông Hồ… Với tình cảm mến yêu Việt Nam và tôn vinh một trong những nhân vật vĩ đại nước ngoài từng đặt chân tới Xin-ga-po, nhân kỷ niệm 118 năm ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh và 35 năm ngày thiết lập quan hệ ngoại giao giữa Việt Nam và Xin-ga-po, Ủy ban Di sản Quốc gia Xin-ga-po đã đặt tấm bia tưởng niệm Người trước sân tiền sảnh trong khuôn viên bảo tàng.

Trong cuộc đời hoạt động cách mạng của mình, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã hai lần tới Xin-ga-po. Lần đầu vào tháng 5-1930. Lần thứ hai là tháng 1-1933. Từ tháng 9-2007, Ủy ban Di sản quốc gia Xin-ga-po và Đại sứ quán Việt Nam tại Xin-ga-po, với sự giúp đỡ trực tiếp của Bảo tàng Hồ Chí Minh đã hợp tác chặt chẽ từ việc hình thành ý tưởng đến khâu thiết kế và xây dựng nội dung tạc trên bia tưởng niệm. Bia tưởng niệm với chất liệu đá hoa cương đen, cao 1,8m, rộng 0,75m, dày 0,23m. Trên bia có chân dung Chủ tịch Hồ Chí Minh và tiểu sử tóm tắt của Người. Mặt sau bia tạc bài thơ “Giã gạo” của Bác. Hình hoa sen tiêu biểu cho làng Sen quê Bác chạm mờ được hiển thị trên cả hai mặt của tấm bia. Tên của Chủ tịch Hồ Chí Minh được đánh dấu đầy đủ theo tiếng Việt, góp phần tăng thêm tính biểu tượng và tôn nghiêm cho tấm bia. Ngày 20-5-2008, Phó thủ tướng, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Phạm Gia Khiêm và Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Xin-ga-po Gioóc-giơ Y-eo đã cắt băng khánh thành bia tưởng niệm Chủ tịch Hồ Chí Minh.

Tại châu Âu, trong hệ thống di tích vinh danh Chủ tịch Hồ Chí Minh, tiêu biểu nhất là các di tích tại Liên bang Nga. Tượng đài Chủ tịch Hồ Chí Minh là một trong những bức tượng đồng có tầm cỡ ở Mát-xcơ-va. Cuối năm 1969, sau khi Người tạ thế, khu Công viên A-ka-đê-mi-chê-xki rộng hơn một héc-ta được đặt hòn đá đầu tiên chuẩn bị cho việc dựng tượng. Đây là một vị trí rất đẹp của thành phố. Công viên là điểm cắt của hai con đường lớn, đường Đmi-tri-a U-li-a-nốp-va và đường 60 năm Tháng Mười, xung quanh là những ngôi nhà cổ và nhà bằng gạch cao từ tám đến mười tầng, không che mất tầm nhìn. 9 năm sau, tượng Bác bằng đồng cao 5 mét được đặt trên bệ cũng bằng đồng khối có chiều dài 6 mét, dày nửa mét. Hàng chữ “Không có gì quý hơn Độc lập, Tự do” bằng tiếng Nga, khắc sâu vào mặt trước của tượng đài, cách vài ba trăm mét vẫn có thể đọc được. Trước nhà số 1/24 và số 2/22 của hai phố Đmi-tri-a U-li-a-nốp-va và phố Công đoàn đều có hai tấm bảng bằng đá khổ 1m x 1m20 ghi rõ “Quảng trường Hồ Chí Minh” và tóm tắt thân thế và sự nghiệp của Người.

Cùng với Nga, Pháp cũng là nơi ghi nhiều dấu ấn của Bác. Trong đó, đặc biệt là nhà số 9, ngõ Công-poanh, quận 17, Pa-ri. Chủ tịch Hồ Chí Minh đã ở đây 20 tháng, từ ngày 14-7-1921 đến 14-3-1923. Tại đây, Người tham gia sáng lập "Hội liên hiệp thuộc địa" và được bầu làm ủy viên thường trực của Hội. Người đã khởi thảo Tuyên ngôn, Điều lệ và Lời kêu gọi. Đây là một tổ chức yêu nước và cách mạng có tổ chức và quy mô đầu tiên hoạt động hợp pháp ở Pa-ri. Ngày 28-11-1999, Đại sứ quán Việt Nam tại Pháp và chính quyền thành phố Pa-ri đã gắn lại biển di tích tại ngôi nhà số 9.

Ngày 14-3-1923, sau khi rời nhà số 9 ngõ Công-poanh, Người dọn đến số nhà 3-phố Mác-sơ Đê Pa-tơ-ri-a-sơ, quận 5, Pa-ri. Đây chính là nơi đặt trụ sở "Hội liên hiệp thuộc địa" và là toà soạn báo “Le Paria”...Năm 1983, Trung ương Đảng Cộng sản Pháp đã gắn biển di tích. Năm 1986, chủ sở hữu ngôi nhà phá bỏ nhà cũ để xây nhà mới 9 tầng. Những kỷ niệm của Chủ tịch Hồ Chí Minh được chính quyền thành phố Mông-tơ-rơi đưa về trưng bày và dựng thành "Không gian Hồ Chí Minh" trong Bảo tàng Lịch sử Mông-tơ-rơi.

Ngoài Nga và Pháp, ở châu Âu còn một số quốc gia khác có công trình, di tích vinh danh Chủ tịch Hồ Chí Minh. Đó là Anh, Hung-ga-ri, U-crai-na...

Ở châu Mỹ, ngày 16-1-2009 tại Trung tâm Lịch sử của Thủ đô Mê-xi-cô, đất nước của những nền văn hóa cổ, đã tổ chức Lễ khánh thành tượng đài Hồ Chí Minh và Công viên “Tự do cho các dân tộc”. Với những tình cảm tốt đẹp và sự ngưỡng mộ đối với nhân dân Việt Nam và cá nhân Chủ tịch Hồ Chí Minh, nhân dân Thủ đô Mê-xi-cô đứng đầu là ông Thị trưởng thành phố Mê-xi-cô Ma-xê-lô E-bran đã quyết định xây dựng công viên “Tự do cho các dân tộc” và đặt tượng Hồ Chí Minh tại Thủ đô bằng chính kinh phí của mình.

Cũng tại Mê-xi-cô, ngày 19-5-2010, Lễ khánh thành tượng đài Hồ Chí Minh được long trọng tổ chức tại thành phố biển A-ca-pun-cô, thuộc bang miền Nam Ghê-rê-rô. Tượng đài Hồ Chí Minh được đặt đối diện tượng đài Si-mông Bô-li-va, người anh hùng dân tộc được cả thế giới châu Mỹ La-tinh ngưỡng mộ. Đây là một trong những hoạt động nhằm chào mừng 35 năm ngày thiết lập quan hệ ngoại giao giữa hai nước, 120 năm ngày sinh Bác Hồ, 65 năm ngày Quốc khánh nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam, 1000 năm Thăng Long - Hà Nội, 200 năm ngày Độc lập và 100 năm Cách mạng Mê-xi-cô.

Tại quốc gia anh em Cu-ba có rất nhiều di tích vinh danh Chủ tịch Hồ Chí Minh. Trong đó, tiêu biểu nhất là tượng Bác ở thủ đô La Ha-ba-na và Trường cấp II Hồ Chí Minh ở tỉnh Gia-ru-gô. Trong chuyến thăm hữu nghị chính thức Cu-ba của Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng Phạm Văn Đồng, ngày 23-3-1974, Chủ tịch Phi-đen Ca-xtơ-rô và đồng chí Phạm Văn Đồng đến thăm và chính thức khánh thành trường. Trong cuộc mít tinh trọng thể, Chủ tịch Phi-đen đã quyết định trường mang tên Chủ tịch Hồ Chí Minh. Từ khi thành lập đến nay, trường là một trong hai cơ sở mạnh trong các hoạt động đoàn kết, hữu nghị với Việt Nam và là một trong hai cơ sở đầu tiên được Ban Bí thư Trung ương Đảng Cộng sản Cu-ba công nhận.

Ngoài các công trình, di tích vinh danh Chủ tịch Hồ Chí Minh trên đây, còn có nhiều công trình khác tại Phi-líp-pin, Mông Cổ, Ma-đa-ga-xca, An-gô-la, Vê-nê-du-ê-la...

Văn Ngọc Hoa

Theo Báo Quân đội nhân dân

Thanh Huyền (st)

Bài viết khác:

https://lapak77s.pro/

https://lapak77slot.com/

https://lapak77slot.org/

https://allwpzone.com/

https://www.dirwell.com/

https://www.fmcpconservancy.org/

score8

score8

score8

score8

score8

score8

score8

score8

score8

score8

https://www.filmhead.com/

https://www.askives.com/

https://coconutjerky.net/

https://www.progettopo.net/

https://www.score8.co.com/

https://score8slot.org/

https://score8sport.id/

https://subwaycrush.net/

https://colombianbrides.net/

https://hazladetos.org/

https://ketobhbpills.org/

https://loicwacquant.net/

https://meetupislamabad.com/

https://flawedfromthestart.org/

https://ketomegamart.com/

over138

over138

https://www.frozencortex.com/

https://www.horseandcountrysingles.com/

https://www.over138.com/

https://teenageteardrops.com/

https://urbanyogissg.com/

https://myannabellelane.com/

https://northlandsclinic.com/

https://over138.info/

https://over138.net/

https://over138.org/

https://over138.xyz/

https://findonlineessaywriters.com/

https://unlimiteddetailtechnology.com/

https://www.under138.com/

https://www.under138.info/

https://bsimotors.com/

https://bukuberita.com/

https://momandpopphoto.com/

https://stellardawncentral.com/

https://weissministry.com/

https://www.jamvybez.com/

               
    |\__/,|   (`\
    |o o  |__ _) brands
  _.( T   )  `  / 
 ((_ `^--' /_<  \
 `` `-'(((/  (((/  

https://poltekpelsulut.ac.id/wp-content/lp77/

https://green.umk.ac.id/templates/system/Olymp/

https://green.umk.ac.id/templates/system/Lapak77/

https://green.umk.ac.id/images/2017/04/06/scr8/

http://crm.giftalove.com/barcodes/love/

http://crm.giftalove.com/images/

http://admin.thepackersmovers.com/CompanyDocument/packing/

http://admin.thepackersmovers.com/images/black/

https://res.giftalove.com/images/News/berita/

https://inkhaspress.inkhas.ac.id/artikel/

https://simtak.itpb.ac.id/codes/

https://simtak.itpb.ac.id/config/system/

https://mpd.langsakota.go.id/wp-content/sm/

https://stieprasetiyamandiri.ac.id/lapak77-slot-gacor-thailand-2025/

https://stieprasetiyamandiri.ac.id/lapak77-slot-gacor-thailand-2025/lapak77-slot-gacor-thailand-2025.html

https://stieprasetiyamandiri.ac.id/sdana/

https://stiesabang.ac.id/lapak77-slot-gacor-thailand-2025/

https://stiesabang.ac.id/under138-slot-gates-of-olympus-gacor-terbaru/

https://siakad.itpa.ac.id/system/lapak77pro/

https://giahungpro.vn/slot-pgsoft-terbaru-bet400-bisa-maxwin/

https://lms.akabi.ac.id/situs-gacor-gampang-menang-terbaru-2025/

https://surat-fipk.iakntarutung.ac.id/link-gacor-terbaru-gampang-menang-2025/

https://surat-fipk.iakntarutung.ac.id/situs-deposit-dana-5000-sudah-maxwin-tanpa-batas/

https://surat-fipk.iakntarutung.ac.id/daftar-situs-slot-maxwin-gacor-tanpa-batas-tiap-hari/

https://surat-fipk.iakntarutung.ac.id/raja-situs-gacor-2025-gampang-menang/

https://surat-fipk.iakntarutung.ac.id/link-daftar-slot-online-gacor-2025-sever-thailand/

https://surat-fipk.iakntarutung.ac.id/slot-online-2025-gacor-hari-ini/