Trong lịch sử tư tưởng Việt Nam, tư tưởng thành văn và cả tư tưởng truyền miệng đều nói đến những nhà tư tưởng lớn có khả năng tiên tri về thời cuộc, về thế sự,… như Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm, Nguyễn Trãi, v.v,… đã được nhân dân ta tôn vinh như những vị Thánh. Chủ tịch Hồ Chí Minh – Anh hùng giải phóng dân tộc, danh nhân văn hóa thế giới, được UNESCO công nhận, cũng được nhân dân ta coi là "nhà tiên tri" bởi Người đã dự báo nhiều sự kiện đem lại niềm tin và lợi ích cho dân tộc Việt Nam.

bac-ho-ngoi-thien.bqllang.gov.vn
Bác Hồ ngồi thiền trong hang đá
Ảnh: Tư liệu của Nhà văn Sơn Tùng.

Chủ tịch Hồ Chí Minh là một người kiên trì luyện tập đến thông thiền nhập định và đã đạt tới minh triết. Bác có thể Thiền ở mọi nơi, mọi lúc, trong mọi tư thế từ đi, đứng đến nằm,...

Đồng chí Đặng Tính, nguyên Chính uỷ Quân chủng Phòng không Không quân đã có câu chuyện đăng trên Báo Tiền phong, số ra ngày 11/8/1996  kể lại một kỷ niệm sâu sắc:

 “Ngày sung sướng hạnh phúc nhất... nhớ nhất là ngày đưa Bác về thăm quê... Đêm đó, mình trăn trở không sao ngủ được... mở bừng mắt trời đã hửng đông... mình ngồi dậy, Bác cười:

 - Hôm qua lạ nhà, chú không ngủ được hả?

Mình giật mình, sao Ông Cụ lại biết được nhỉ? Bác cười cười:

- Bác ngủ nhưng lại là thiền, nhập định đó, Bác hiểu thấu cả” .

Kể cả trong những năm chiến tranh ác liệt, Bác vẫn luyện tập thiền. Nhà văn Sơn Tùng đã có được một bức ảnh độc nhất vô nhị chụp Bác đang ngồi thiền trong hang đá.

Lối sống của Bác chính là lối sống của một nhà tu hành thiền định, thể hiện qua sự nhân từ, giản dị, khiêm tốn, tiết kiệm và đặc biệt là tình yêu thương mọi người. Quan sát từ góc độ hào quang năng lượng có thể thấy hào quang của Bác rất rộng, chính vì vậy những lời nói của Bác luôn tràn đầy tình yêu thương và đi vào lòng người. Đó cũng là lý do những người sống gần Bác được cộng hưởng bởi hào quang ấy luôn cảm thấy tình yêu, sự gần gũi và bình yên.

Có thể cảm nhận rõ chất Thiền trong 14 lời khuyên về nguyên tắc ứng xử của Bác:

Điều 1:  Suy nghĩ trước khi nói.

Điều 2:  Kiên quyết khi thi hành.

Điều 3:  Thận trọng khi cầm bút.

Điều 4:  Bình tĩnh sáng suốt lúc nguy nan.

Điều 5:  Nhẫn nại ôn hòa khi tức giận.

Điều 6:  Nguyên tắc quá mất việc.

Điều 7:  Thẳng thắn quá mất lòng.

Điều 8:  Giải  quyết khéo léo từng trường hợp.

Điều 9:  Gác việc riêng mưu sự nghiệp.

Điều 10:  Bỏ đa sầu đa cảm để đời vui.

Điều 11:  Vui vẻ là liều thuốc sống.

Điều 12:  Vui vẻ phấn đấu mới hăng.

Điều 13:  Vui vẻ mới gần quần chúng.

Điều 14:  Vui vẻ mới giàu tình cảm.


Cả gia đình bác Vũ Kỳ tập môn Dưỡng sinh Trường Sinh học, Bác Vũ Kỳ (áo nâu) đang được điều chỉnh năng lượng (phụ bệnh).

Do thiền định, tri giác cao cấp được khai mở nên Chủ tịch Hồ Chí Minh có khả năng tiên tri những sự kiện cách mạng Việt Nam và thế giới theo thời gian định trước vài năm hoặc hơn chục năm. Khác với nhiều nhà tiên tri trên thế giới, Bác có thể được coi là một thiền sư hành đạo, trực tiếp chỉ đạo, trao trọng trách cho người cộng sự, các tướng lĩnh chuẩn bị thế trận chiến đấu cẩn thận đến từng chi tiết, phù hợp mỗi giai đoạn cách mạng khác nhau. Một số lời tiên tri lớn đã thành sự thực của Hồ Chủ tịch có thể kể đến như: Trung Quốc sẽ trở thành nước xã hội chủ nghĩa và bắt tay với Liên Xô; chủ nghĩa tư bản tấn công nước Nga Xô Viết; chiến tranh ở Thái Bình Dương và thực dân Pháp sẽ khai thác xứ thuộc địa Đông Dương một cách tàn khốc hơn; Hítle tấn công Liên Xô và sự ra đời của hệ thống các nước xã hội chủ nghĩa; năm 1945 nước Việt Nam độc lập; Mỹ xâm lược Việt Nam; đế quốc Mỹ đem B52 đánh phá Hà Nội và chịu thua trên bầu trời Hà Nội; năm 1975 nước nhà thống nhất; tiến trình kết thúc chiến tranh ở Việt Nam là "Mỹ cút" rồi "ngụy nhào"...

Chịu ảnh hưởng sâu sắc từ lối sống và tư tưởng của Người, nhiều vị lãnh đạo cao cấp thân cận bên Chủ tịch Hồ Chí Minh cũng luyện tập thiền như Đại tướng Võ Nguyên Giáp. Cả gia đình ông Vũ Kỳ – nguyên Thư ký của Bác – cùng thiền theo phương pháp của bộ môn Trường Sinh học Dưỡng sinh./.

Nguồn:

1. Nguyễn Đức Đạt: Tư tưởng biện chứng Hồ Chí Minh, NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 2007.

2. Hồ Chí Minh toàn tập.

3. Côbêlép: Đồng chí Hồ Chí Minh, NXB Thanh niên, Hà Nội, 1985.

4. Báo Tuổi trẻ Chủ nhật, số 19, ngày 09-5-1999.

5. Tư liệu của bộ môn Trường Sinh học Dưỡng sinh.

6. Một số nguồn tư liệu khác từ Internet.

 Đ. THU (Tổng hợp)

Theo truongsinhhocds

Bùi Hảo (st)

Bài viết khác: