BH đền Hùng  a
Bác Hồ nói chuyện với cán bộ, chiến sĩ Đại đoàn Quân Tiên Phong tại Đền Hùng

Ngày 19-9-1954, Bác Hồ thăm Đền Hùng lần thứ nhất đã nói “Các Vua Hùng đã có công dựng nước, Bác cháu ta phải cùng nhau giữ lấy nước” đó là lời tiên tri. Bởi vì giới khảo học đã chứng minh được thời kỳ Hùng Vương là có thật trong lịch sử Việt Nam chấm dứt chuyện Vua Hùng chỉ là “Hoang đường”.

Ngày 19-8-1962, Bác về thăm Đền Hùng lần thứ hai “Bác khen phong cảnh ở đây thật đẹp, càng lên cao càng mát, càng đẹp” (Hồ sơ lưu trữ Bảo tàng Đền Hùng). Kết thúc cuộc đi thăm vào buổi trưa Bác căn dặn: “Chú ý bảo vệ, trồng thêm hoa, cây cối để Đền Hùng ngày càng “trang nghiêm, đẹp đẽ thành công viên cho con cháu về tham quan”. Đây là lời tiên tri định hướng của Bác về bảo tồn tôn tạo, phát huy Di tích Đền Hùng.

Thật vậy, 15 năm sau đó tháng 6-1977, Hội nghị quy hoạch Đền Hùng, lần thứ nhất họp ở Đền Hùng các chuyên gia khoa học đầu ngành có liên quan đã nhất quán xác định tính chất quy hoạch: “Tính chất tưởng niệm là chủ yếu và thời gian tưởng niệm từ Hai Bà Trưng trở về nước”.

Vào nửa thế kỷ sau (1962 – 2012), Đoàn khảo sát UNESCO về dự án “Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương ở Phú Thọ” di sản văn hóa phi vật thể thế giới, đề nghị xem “Rước kiệu lễ vật Giỗ Tổ Hùng Vương – Lễ hội Đền Hùng” của cư dân 6 xã vùng ven trình ngày 6-3 năm Nhâm Thìn tại sân lễ hội Đền Hùng họ muốn nhận chân cái gốc tín ngưỡng dân gian được trao truyền từ thế hệ này đến thế hệ khác.

Hai sự kiện cách nhau 35 năm, hoàn toàn được độc lập với nhau, nhưng cách suy nghĩ đều tìm về cái gốc thời đại Hùng Vương cho thấy Bác nhìn xa trông rộng. Lời dạy của Người thăm Đền Hùng  lần thứ hai là những “chữ chìa khóa” để mở ra cho việc quản lý, xây dựng bảo tồn, phát huy di tích.

Nửa thế kỷ đã đi qua lời căn dặn của Bác tại Đền Hùng năm 1962 là “chìa khóa vàng” mở ra định hướng cho ngày hôm nay về bảo tồn phát huy di sản văn hóa trong cộng đồng dân tộc Việt Nam sinh sống trong nước cũng như ở ngoài nước; góp phần vào sự nghiệp phát triển nền văn hóa tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc.

Năm 1986, khởi công nhà bảo tàng tại Khu Di tích, các đền, chùa, lăng tẩm đã bảo tồn tôn tạo, nhiều công trình mới mọc lên như Đền Âu Cơ, Đền Lạc Long Quân, hồ nước Khuôn Muồi, hồ cảnh quan Ngã 5 Đền Giếng, các con đường hệ thống điện nước, bãi đỗ xe, trung tâm lễ hội, cổng Khu di tích Đền Hùng ở Ngã Ba Hàng, trồng cây bản địa... tạo thuận lợi cho khách về hành hương. Thực hiện lời Bác dạy việc xây dựng lớn như Tháp Hùng Vương, làng du lịch văn hóa Hùng Vương, khu rừng cấm Quốc gia... Cần sớm được triển khai, để Đền Hùng thực sự là điểm hội tụ của con cháu người Việt bốn phương.

Lời dạy của Bác có ý nghĩa đặc biệt thời kỳ thế giới đang theo dòng chảy “Toàn cầu hóa về kinh tế, quốc tế hóa về văn hóa”, nhất là khi nước ta đang trong quá trình hội nhập ngày càng sâu vào quốc tế và khu vực; kinh tế thị trường đang bùng phát. Càng nghĩ, càng thấm thía, kỳ lạ và vĩ đại về lời tiên tri của Bác trong di sản văn hóa  - chúng ta phải học cho hiểu, cho thấu và làm theo./.

                                                                  Theo baophutho.vn
Minh Thu(st)

Bài viết khác: