CUỘC KHÁNG CHIẾN CHỐNG MỸ có thể còn kéo dài. Đồng bào ta có thể phải hy sinh nhiều của, nhiều người. Dù sao, chúng ta phải quyết tâm đánh giặc Mỹ đến thắng lợi hoàn toàn. Còn non, còn nước, còn người, Thắng giặc Mỹ, ta sẽ xây dựng hơn mười ngày nay! Dù khó khǎn gian khổ đến mấy, nhân dân ta nhất định sẽ hoàn toàn thắng lợi. Đế quốc Mỹ nhất định phải cút khỏi nước ta. Tổ quốc ta nhất định sẽ thống nhất. Đồng bào Nam Bắc nhất định sẽ sum họp một nhà.  - Di chúc của Chủ tịch Hồ Chí Minh công bố năm 1969.

Lời dặn dò trong Di chúc của Chủ tịch Hồ Chí Minh như một lời tiên tri và là động lực để toàn quân, toàn dân chiến đấu. Với Chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử, quân và dân ta đã thực sự đánh cho Mỹ cút, đánh cho ngụy nhào giải phóng hoàn toàn miền Nam thống nhất đất nước. Đại thắng mùa Xuân đã làm thất bại hoàn toàn cuộc chiến tranh xâm lược và ách thống trị thực dân mới của đế quốc Mỹ ở miền Nam, giải phóng hoàn toàn miền Nam, kết thúc vẻ vang cuộc chiến tranh cứu nước lâu dài nhất, khó khăn nhất và vĩ đại nhất trong lịch sử chống ngoại xâm của nhân dân ta.

40 năm trôi qua, nhưng mỗi khi nhắc lại sự kiện lịch sử này, ai trong chúng ta cũng đều cảm thấy tự hào về các anh hùng dân tộc đã đứng lên bảo vệ và đấu tranh giành lại độc lập cho Tổ quốc. Thời khắc thiêng liêng ấy vẫn mãi là biểu tượng rực rỡ nhất của cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước - một trong những sự kiện có tầm quan trọng quốc tế to lớn và có tính thời đại sâu sắc trong lịch sử Việt Nam.

Hòa trong không khí chào mừng kỷ niệm 40 năm Ngày giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước, cùng nhìn lại một số hình ảnh sống động, hiếm có ghi lại khoảnh khắc chiến thắng 30/4/1975 lịch sử.

anh 1  dc Le duc tho vao nam truc tiep chi dao chien d ch gp sai gon

Cuối tháng 3/1975, đồng chí Lê Đức Thọ từ miền Bắc vào Nam cùng đồng chí Phạm Hùng và Đại tướng Văn Tiến Dũng thay mặt Bộ Chính trị trực tiếp chỉ đạo Chiến dịch giải phóng Sài Gòn

anh 2  xe tang 390 len tau h a vao Nam tham gia chien dich giai phong mien Nam

Năm 1972, xe tăng 390 lên tàu hỏa từ ga Vĩnh Yên vào Nam, tham gia cuộc tổng tiến công và nổi dậy năm 1975, sau chiến thắng 30/4 vinh dự được xếp hàng đầu trong Lễ duyệt binh mừng chiến thắng ngày 15/5/1975 tại Sài Gòn.

anh 3  quan gp tieu diet cac cu diem tren chien truong Quang tr

Quân giải phóng tiêu diệt các cứ điểm của địch trên chiến trường Quảng Trị

anh 4  quan gp tien vao thanh Hue

Quân giải phóng tiến vào thành Huế

anh 5  quan gp danh vao Da Nang

Quân giải phóng tiến vào Đà Nẵng

anh 6  quan gp danh vao Buon Me Thuot

Quân giải phóng tiến đánh vào Buôn Ma Thuột

anh 7  quan gp danh san bay Bien Hoa

Quân giải phóng tiến đánh sân bay Biên Hoà

anh 8  quan gp danh tren xa lo Bien hoa

Lữ đoàn tăng 203 cùng Sư đoàn bộ binh 304, Quân đoàn 2 đánh địch trên xa lộ Biên Hòa-Sài Gòn, tiến vào giải phóng thành phố Sài Gòn (Ảnh: Đinh Quang Thành).

anh 9  quan gp danh san bay Tan Sn Nhat

Quân giải phóng đánh Sân bay Tân Sơn Nhất ngày 30/4/1975.
(Ảnh: Đinh Quang Thành)

anh 10 xe tang 390 hoc do cong Dinh doc lap

Bức ảnh chụp chiếc xe tăng 390 - chiếc xe đầu tiên húc đổ cánh cổng Dinh Độc Lập trưa ngày 30.4.1975 của nữ nhà báo Pháp Francoise de Mulder

anh 11  toan canh doi hinh xe tang danh vao dinh doc lap

Toàn cảnh đội hình xe tăng Lữ đoàn 203 tiến vào Dinh Độc Lập trưa ngày 30/4/1975 (Ảnh: Borries Gallasch).

anh 12  xe tang 390 trong dinh doc lap

Xe tăng 390 trong Dinh Độc Lập. (Ảnh: Borries Gallasch).

anh 13  TT Duong Van Minh tren duong den doc loi dau hang
Tổng thống Dương Văn Minh và Thủ tướng Vũ Văn Mẫu trên đường đến Đài Phát thanh để đọc lời tuyên bố đầu hàng vô điều kiện quân giải phóng trưa ngày 30/4/1975.

anh 14 TTDuong Van Minh tuyen bo dau hang

Nhà báo B.Gallasch (ngồi bên trái) giúp quân giải phóng ghi âm lời đầu hàng của Tổng thống Dương Văn Minh (ngồi bên phải) tại Đài Phát thanh Sài Gòn trưa ngày 30/4/1975. (Ảnh của Kỳ Sơn - hãng AP)

anh 15  loi tuyen bo dau hang cua TT duong van minh

Lời tuyên bố đầu hàng của ông Dương Văn Minh và lời chấp nhận đầu hàng của đại điện QĐNDVN

anh 16  to lich cua dai tuong Van Tien dung khi nghe tin GP SG

Tờ lịch lịch sử của Đại tướng Văn Tiến Dũng khi nghe tin giải phóng Sài Gòn

Kim Yến (Tổng hợp)

Bài viết khác: