Thực hiện chỉ thị của Bộ Chính trị, Quân ủy Trung ương và Bộ Tổng Tư lệnh, từ ngày 14/4 đến 29/4/1975, Quân đội nhân dân Việt Nam mà nòng cốt là Đoàn 126 đặc công hải quân tiến hành giải phóng 6 đảo: Song Tử Tây, Sơn Ca, Nam Yết, Sinh Tồn, Trường Sa Lớn và An Bang thuộc quần đảo Trường Sa do quân lực Việt Nam Cộng hòa đóng giữ. Từ những ngày đầu giải phóng đến nay, những hình ảnh về Trường Sa vẫn luôn mãi khắc ghi trong trái tim mỗi người dân Việt Nam.
Bộ đội Hải quân chiến đấu giải phóng các đảo trong Quần đảo Trường Sa
Quân chủng Hải quân chọn đánh Song Tử Tây trước vì đây là chỗ yếu nhất và để thăm dò phản ứng của đối phương, làm bàn đạp tấn công các đảo còn lại. Sau khoảng 30 phút giao tranh vào sáng 14/4/1975, binh sĩ Việt Nam Cộng hòa trên đảo buông súng đầu hàng. Chiến sĩ Tống Văn Quang là người duy nhất hy sinh ngay trong trận đánh này. Đồng đội của anh là Ngô Công Quyền bị thương nặng ở bụng. Quyền mất trên tàu khi được đưa vào đất liền.
Lá cờ của Mặt trận dân tộc giải phóng miền Nam đã tung bay trên đảo Sơn Ca
Trường Sa thuở ban đầu sau giải phóng rất hoang sơ, ít cây cối, nhưng hải âu, mòng biển, ó biển... thì nhiều vô số, gặp người chúng chẳng buồn bay. Chúng đẻ trứng dày đặc trong lớp cỏ, bãi cát, các chiến sĩ đi tuần quanh đảo không còn chỗ đặt chân nếu không giẫm lên trứng và chim non mới nở. Trên đảo Song Tử Tây có mười cây dừa. Nam Yết có dừa, bàng vuông. An Bang, Sinh Tồn gần như không có cây cối.
Bộ đội luyện tập ở Trường Sa những ngày đầu sau giải phóng.
Ảnh do nhà báo Nguyễn Khắc Xuể chụp tháng 5/1975.
Bộ đội Hải quân ở đảo Nam Yết.
Trung Đoàn công binh 83 (nay là Lữ đoàn 83) làm nhiệm vụ xây dựng đảo. Từ tháng 3 đến tháng 5 hàng năm, lính công binh cho tập kết vật liệu lên các đảo vì các tháng còn lại thời tiết khắc nghiệt do áp thấp nhiệt đới và gió mùa đông bắc gây khó khăn cho việc vận chuyển.
Khi mới bước chân lên đảo, những người lính đã có ý thức xây dựng một Trường Sa xanh khi xin đất liền chở ra hàng trăm tấn đất phù sa, hạt rau và những giống hoa ra đảo. Từ những cây cổ thụ này, lính đảo đã chiết cành, ươm mầm để đảo hôm nay rợp bóng mát. Mỗi mùa Bộ đội Công binh ra xây dựng đảo.
Hình ảnh lá cờ bộ đội hải quân cắm trên đảo Song Tử Tây (quần đảo Trường Sa)
ngày 14/4/1975
Bộ đội Hải quân trên đảo Trường Sa hôm nay đã và đang tiếp tục quyết tâm hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ canh giữ,
bảo vệ đất nước
Huyền Anh (Tổng hợp)