Hệ thống Trợ năng

Thứ năm, 23/01/2025

anh 1  Khu di tfch Kim liOn   phan 1

Một phần khu Di tích lịch sử Kim Liên (Ảnh sưu tầm Internet)

Chủ tịch Hồ Chí Minh, vị lãnh tụ vĩ đại của dân tộc, người đã lái con thuyền cách mạng Việt Nam vượt qua bão tố thác ghềnh, đấu tranh giành lại độc lập cho dân tộc, lập nên nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, nay là Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam. Người được tôn vinh là Anh hùng giải phóng dân tộc, Danh nhân văn hóa thế giới. Sinh ra và lớn lên trong một gia đình nhà nho yêu nước có nguồn gốc là nông dân, thân phụ của Người - cụ Phó bảng Nguyễn Sinh Sắc là một nhà nho yêu nước thương dân, thân mẫu của Người - bà Hoàng Thị Loan là một người phụ nữ đảm đang hội tụ các đức tính công, dung, ngôn, hạnh. Thân mẫu và thân phụ ảnh hưởng sâu sắc đến tình cảm, nhân cách của Người và từ đó cũng góp phần hình thành tư tưởng yêu nước thương dân Chủ tịch Hồ Chí Minh.

Nghệ An - quê hương của Người có nhiều anh hùng nổi tiếng trong quá trình đấu tranh chống giặc ngoại xâm như Mai Thúc Loan, Phan Bội Châu... mảnh đất có truyền thống hiếu học đã hun đúc nên tư tưởng nhân văn cao cả Hồ Chí Minh. Từ nhỏ, Người đã hiểu nỗi nhục mất nước, chứng kiến bao tội ác của bọn thực dân Pháp đã thôi thúc Người ra đi tìm đường cứu nước.

Ngày 05/6/1911, Người đã lên tàu La-tút-sơ Tê-rê-vin bôn ba khắp năm châu bốn bể, đi nhiều nơi, ở nhiều nước, làm nhiều nghề nhưng trong lòng của Người luôn đau đáu về quê hương đất nước mong muốn tìm ra con đường đấu tranh giành độc lập cho dân tộc, tự do cho đồng bào.

Từ ngày ra đi đến ngày 14/6/1957, Người mới về thăm quê hương lần đầu với nỗi niềm xúc động: “Người ta về thăm quê thì mừng mừng tủi tủi. Tôi về thăm quê thì chỉ thấy mừng mừng!”, “Là vì: Bây giờ nước ta được độc lập tự do, nhân dân được sống cuộc sống hạnh phúc, ai cũng có cơm ăn áo mặc, các cháu được học hành”. Nhân dịp này Người đọc hai câu thơ thật xúc động:

“Quê hương nghĩa trọng tình cao

Năm mươi năm ấy biết bao nhiêu tình”

anh 2  Khu di tfch Kim liOn   phan 1
Bác Hồ về thăm quê năm 1957

Nhân dịp kỷ niệm 125 Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh ta hãy cùng xem lại những hình ảnh về Làng Sen quê Bác là nơi đã sinh ra, nuôi dưỡng một vĩ nhân và đã chứng kiến những năm tháng tuổi thơ đầy gian khó và có ảnh hưởng sâu sắc đến việc hình thành nhân cách một con người - niềm tự hào của dân tộc Việt Nam - Nguyễn Sinh Cung - Nguyễn Tất Thành - Nguyễn Ái Quốc - Hồ Chí Minh. Đây là Khu Di tích lưu niệm đầu tiên trong cả nước được khôi phục và vinh dự đón Bác Hồ về thăm ngay trong những ngày đầu thành lập, được nghe những câu chuyện cảm động do chính Bác Hồ kể về những năm tháng truổi thơ và thời niên thiếu mà Người từng gắn bó với Khu Di tích đặc biệt này.

Khu Di tích Kim Liên được thành lập năm 1956 là Khu Di tích tưởng niệm Chủ tịch Hồ Chí Minh tại xã Kim Liên, huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ An thuộc vùng Duyên hải miền Trung Việt Nam, cách thành phố Vinh khoảng 15km theo tỉnh lộ 49. Khu Di tích Kim Liên thuộc loại hình di tích lưu niệm danh nhân, là di tích đầu tiên trong hệ thống Bảo tàng và Di tích lưu niệm Chủ tịch Hồ Chí Minh trong toàn quốc được Đảng và Nhà nước ta có chủ trương bảo tồn, tôn tạo và phát huy tác dụng những giá trị di sản văn hoá về cuộc đời và sự nghiệp cách mạng vĩ đại của Chủ tịch Hồ Chí Minh.

Di tích lịch sử Khu lưu niệm Chủ tịch Hồ Chí Minh tại Kim Liên đã được Thủ tướng chính phủ đưa vào danh sách xếp hạng 23 di tích quốc gia đặc biệt theo Quyết định số 548/QĐ-TTG ngày 10 tháng 05 năm 2012 của Thủ tướng Chính phủ về việc xếp hạng Di tích quốc gia đặc biệt . Đây cũng chính là một trong 4 di tích quan trọng bậc nhất của cả nước về Chủ tịch Hồ Chí Minh, lưu giữ những hiện vật, tài liệu, không gian văn hóa - lịch sử về thời niên thiếu của Chủ tịch Hồ Chí Minh và những người thân trong gia đình.

Toàn bộ Khu Di tích bao gồm nhà tranh nhỏ của ông Phó bảng Nguyễn Sinh Sắc và bà Hoàng Thị Loan; ngôi nhà của ông bà ngoại của Chủ tịch Hồ Chí Minh; nhà thờ chi họ Hoàng Xuân (thuộc Cụm Di tích Hoàng Trù); Nhà ông Phó bảng Nguyễn Sinh Sắc; Giếng Cốc; Lò rèn Cố Điền; Nhà cụ cử Vương Thúc Quý - thầy học khai tâm của Chủ tịch Hồ Chí Minh; Nhà thờ họ Nguyễn Sinh; nhà cụ Nguyễn Sinh Nhâm - ông nội của Chủ tịch Hồ Chí Minh; Di tích Cây đa, sân vận động Làng Sen; Khu trưng bày các hiện vật, tài liệu và Nhà tưởng niệm Chủ tịch Hồ Chí Minh (thuộc Cụm di tích Làng Sen); phần mộ bà Hoàng Thị Loan ở Động Tranh trên dãy Đại Huệ và Cụm di tích Núi Chung. Toàn bộ Khu Di tích Kim Liên rộng trên 205 ha.

Cụm Di tích Hoàng Trù (làng Chùa) quê ngoại của Chủ tịch Hồ Chí Minh

anh 3  Khu di tich Kim lien   phan 1
Cổng làng Hoàng Trù, quê ngoại của Bác Hồ

Cụm Di tích Hoàng trù (làng Chùa) quê ngoại của Chủ tịch Hồ Chí Minh, nằm ở trung tâm xóm Trù I, xã Kim Liên, huyện Nam Đàn, Nghệ An cách thành phố Vinh 14 km về hướng Tây theo Quốc lộ 46. Cụm Di tích này bao gồm có 3 ngôi nhà: Ngôi nhà tranh 5 gian của cụ Hoàng Xuân Đường và Nguyễn Thị Kép (ông bà ngoại của Chủ tịch Hồ Chí Minh); Nhà thờ chi nhánh họ Hoàng Xuân (họ ngoại Bác Hồ); ngôi nhà tranh 3 gian của bà Hoàng thị Loan và ông Phó Bảng Nguyễn Sinh Sắc (thân sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh) nơi Chủ tịch Hồ Chí Minh cất tiếng khóc chào đời, cả 3 ngôi nhà này đều nằm trong khu vườn rộng 7 sào Trung Bộ tương đương 3.500m2.

Ngôi Nhà thờ chi nhánh họ Hoàng Xuân

anh 4 Khu di tich Kim liOn phan 1
Nhà thờ chi nhánh họ Hoàng Xuân

Cụ Hoàng Đường (ông ngoại của Chủ tịch Hồ Chí Minh) là hậu duệ đời thứ 18 của dòng họ Hoàng Xuân đã dựng ngôi Nhà thờ chi nhánh họ Hoàng Xuân để thờ cố nội, ông nội và thân phụ là Hoàng Cương. Cụ Hoàng Đường qua đời (1893), hiệu bụt của cụ do ông Nguyễn Sinh Sắc viết cũng được bài trí thờ ở đây. Ngôi nhà được hoàn thành vào năm 1881 theo kiểu tứ trụ bằng gỗ lim gồm 3 gian, có cửa bàn khoa song tiện. Lúc đầu lợp tranh, mãi đến năm 1930 mới được tu sửa và lợp ngói như hiện nay. Những năm tháng tuổi thơ, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã sống ở đây. Người thường theo cha dâng hương hoa, lễ vật lên thờ cúng anh linh tiên tổ.

Theo tộc phả để lại, dòng họ Hoàng Xuân là một dòng họ có truyền thống hiếu học, con cháu nhiều người có nghĩa khí và có công lao với đất nước.

Năm 1927, Mạc Đăng Dung cướp ngôi nhà Lê, dựng nên nhà Mạc. Con cháu dòng họ này đã phù Lê, diệt Mạc. Thế hệ thứ 6 của dòng họ có người tên là Hoàng Nghĩa Kiều (1540-1587) được vua Lê phong Thái Bảo Hồng quốc công. Đây là ông tổ xa xưa nhất của họ Hoàng ở làng Hoàng Trù.

Ngôi nhà cụ Hoàng Đường

anh 5  Khu di tich Kim lien phan 1
Ngôi nhà tranh 5 gian của cụ Hoàng Đường và cụ Nguyễn Thị Kép, ông bà ngoại Bác Hồ.

Cụ Hoàng Đường là ông ngoại của Chủ tịch Hồ Chí Minh.

Ngôi nhà của cụ gồm có 5 gian và hai chái, trong đó ba gian ngoài thông với nhà thờ rất thoáng mát. Bộ phản kê ở gian thứ nhất là nơi cụ Đường dạy học. Gian thứ hai có bộ tràng kỷ bằng tre, chiếc án thư với những dụng cụ dạy học như bút lông, nghiên mực... Gian thứ ba có bộ phản dùng làm nơi nghỉ ngơi của thày và trò. Hai gian còn lại là nơi nghỉ ngơi của cụ bà và là nơi sinh hoạt của gia đình.

Cuối năm 1883 ông bà Hoàng Đường tổ chức lễ thành hôn cho hai con là Hoàng Thị Loan (thân mẫu của Hồ Chủ tịch) và Nguyễn Sinh Sắc (thân phụ của Chủ tịch Hồ Chí Minh) tại ngôi nhà gỗ 5 gian này. Ông bà đã dựng ngôi nhà tranh ba gian đầu góc vườn phía Tây để cho đôi vợ chồng trẻ ở riêng.

Ngôi nhà tại làng Hoàng Trù là nơi bà Hoàng Thị Loan sinh ra và lớn lên, là lớp học đầu tiên ươm trồng tài năng của ông Nguyễn Sinh Sắc.

Đây cũng là nơi ghi dấu những kỷ niệm êm đẹp trong tuổi ấu thơ của Chủ tịch Hồ Chí Minh.

Ngôi nhà Chủ tịch Hồ Chí Minh ra đời

Ngôi nhà tranh 3 gian nằm ở góc vườn phía Tây nhà ông bà Hoàng Đường là nơi Chủ tịch Hồ Chí Minh cất tiếng khóc chào đời và sống ở đây cho tới năm lên 3 tuổi. Gian ngoài cạnh cửa sổ có chiếc án thư với nghiên mực, hộp đựng bút lông, hai chiếc ghế vuông, chếch về phía trong là hai giá sách đựng sách thánh hiền. Tại gian nhà này cụ Hoàng Đường thường qua đây trao đổi với ông Sắc về văn chương, chữ nghĩa.

anh 6  Khu di tich Kim lien   phan 1
Ngôi nhà Chủ tịch Hồ Chí Minh đã cất tiếng khóc chào đời 

Gian giữa sát phên có chiếc giường nhỏ bằng gỗ xoan, liếp nứa, trải chiếu mộc, chiếc màn bằng vải nhuộm nâu là nơi nghỉ của ông Sắc và bà Loan. Sát bên chiếc giường là chiếc rương gỗ nhỏ dùng đựng lương thực và các vật quí của gia đình.

anh 7 Khu di tich Kim Lien  phan 1
Chiếc võng Bác thường nằm thuở nhỏ tại quê ngoại

Chiếc khung cửi đặt ở gian thứ ba là công cụ lao động của bà Hoàng Thị Loan dùng để dệt vải, dệt lụa nuôi sống cả gia đình. Bà Hoàng Thị Loan vừa dệt vải vừa hát ru con để chồng yên tâm việc bút nghiên. Tại đây còn có chiếc võng gai đơn sơ, nơi xưa kia Bác Hồ đã từng nằm ngủ.

Tuổi thơ của Chủ tịch Hồ Chí Minh đã được mẹ chăm sóc, vun đắp bằng những làn điệu dân ca bay bổng chứa đựng những ước mơ cao đẹp, hy vọng sâu xa./.

Kim Yến (Tổng hợp)
Còn nữa

Bài viết khác: