Bác đi nhiều nơi, tiếp xúc với nhiều người, với nhiều nền vǎn hoá khác nhau, Bác tích luỹ được vốn kiến thức uyên thâm, kết tinh tinh hoa trí tuệ loài người, nhưng khi đến với cán bộ, quần chúng nhân dân, những tinh hoa trí tuệ được Bác chuyển hoá tới đối tượng phục vụ một cách nhẹ nhàng dễ hiểu, tầm hiểu biết của Bác luôn ở đỉnh cao của trí tuệ, nghệ thuật, tâm linh trong mối thiên tư giao cảm với con người, cho nên ai cũng ngạc nhiên bởi vì khi tiếp xúc với Bác, Bác không gây nên một sự ngạc nhiên nào cả, rất bình dị, ân cần gần gũi.

Đầu nǎm 1946, có cuộc họp cán bộ từ Trung ương đến các địa phương. Bác đến thǎm và nói chuyện, khi giải thích mối quan hệ giữa chính sách của Chính phủ với nhân dân thông qua đội ngũ cán bộ địa phương, Bác dùng một tấm bìa hình tam giác cân. Bác hướng tấm bìa đáy lên trên, đỉnh xuống dưới mà nói, đây là chủ trương của Chính phủ (vừa nói Bác vừa chỉ tay dọc đáy trên của tấm bìa) có nhiều vấn đề lớn, rồi Bác chỉ tay xuống đỉnh tam giác phía dưới và nói, nhưng những chủ trương đó qua nhiều cấp, nhiều cán bộ yếu kém đến khi xuống dân thì bé lại chỉ còn chừng này. Rồi Bác lật tấm bìa đáy xuống dưới đỉnh lên trên và giải thích, chiều đáy là nguyện vọng của nhân dân, có rất nhiều, rất phong phú được phản ánh từ cơ sở nhưng khi qua nhiều cấp, nhiều cán bộ lên đến Trung ương thì chỉ còn bé chừng này, Bác chỉ tay vào đỉnh trên, xong Bác kết luận: "Vậy thì chúng ta phải làm gì để cho Chính phủ gần dân". Ai dự họp cũng đều thấm thía lời dạy của Bác và tự tìm ra câu trả lời đúng với công việc của mình.

Trong một cuộc họp Hội đồng Chính phủ ở Chiến khu Việt Bắc, Bác tặng mỗi thành viên Chính phủ một cái bút "anh hùng". Khi miền Bắc xây dựng chủ nghĩa xã hội, trong một cuộc họp Hội đồng Chính phủ, Bác lại tặng mỗi thành viên một cái bút "chống quan liêu". Mỗi loại bút một thời như nhắc nhở nhiệm vụ chính của mỗi thành viên Chính phủ. Một lần có lớp tập huấn cán bộ quân dân chính, Bác đến thǎm và nói chuyện, Bác nói ngắn gọn, so sánh dễ hiểu: "Cuộc kháng chiến như nồi cơm, quân dân chính như ba ông Táo, thiếu một ông, hoặc ba ông không đồng tâm nhất trí thì không bắc được nồi cơm, do vậy kháng chiến muốn thành công thì quân dân chính phải đồng lòng".

Trong thời kỳ kháng chiến nhiều cán hộ đi tuyên truyền về đường lối "trường kỳ kháng chiến", khi nhân dân chất vấn "kháng chiến khi nào thành công?" nhiều người không giải thích được bèn về hỏi Bác. Bác bảo: "Các chú biết rằng đồng bào ta phần lớn là nông dân thì phải lấy hình ảnh cụ thể, để đồng bào dễ hiểu, các chú lấy chữ nghĩa, nào là "phụ thuộc", "khách quan", "chủ quan" thì dân ít người hiểu, mà phải lấy những ví dụ như muốn có khoai ǎn lúa ǎn cũng phải chờ đến 3 tháng hoặc 6 tháng mới có thu hoạch, người phụ nữ có thai cũng phải hơn 9 tháng mới sinh con. Có đồng chí khi đọc bài của Bác, đề nghị Bác thay mấy chữ "cần, kiệm, liêm, chính" vì thấy mấy chữ này nó "cũ" quá, Bác bảo? "thế cơm ǎn nước uống xưa nay người ta vẫn dùng sao không thấy cũ". Đồng chí Chủ tịch huyện Thanh Hà, lên gặp Bác, Bác hỏi công việc huyện nhà tiến bộ thế nào kể Bác nghe. Đồng chí báo cáo thành tích nào là phá hết chùa chiền, bao nhiêu tượng Bụt cho hạ xuống hết. Một phút lặng đi, Bác chưa kịp nói, đồng chí kể tiếp: "Thưa Bác, bây giờ muốn tiến bộ nhanh phải phá hết cái cũ đi, xây thay toàn bộ cái mới vào". Bác nghiêm nét mặt nói: "Thế ông cụ thân sinh chú còn không?", đồng chí trả lời Bác: "Dạ thưa Bác, cụ vẫn khoẻ ạ". "Thế chú về xử ông cụ ấy đi, ông ấy cũ lắm đấy, cổ hủ đấy", Bác nói từng tiếng với thái độ nghiêm khắc, chỉ chừng ấy, không giải thích gì thêm, đồng chí giật mình như sực nhớ ra một lỗi lầm nghiêm trọng. Nǎm 1946, cách mạng phải đối phó với nhiều kẻ thù trong giặc ngoài, bọn Việt cách Việt quốc gây cho ta bao khó khǎn, gian nan. Nhiều người lên yêu cầu Bác cho quét sạch chúng đi, Bác cười bảo. "Các chú đừng "nồi da nấu thịt" các chú giữ sức đánh Tây?", rồi Bác giải thích "dòng nước đang chảy có cây gỗ chắn ngang, làm rác rưởi, lá cây đọng lại, các chú cứ vứt từng cái rác, từng cái lá thì không xuể mà phải tìm cách gạt cây gỗ đi thì dòng nước sẽ thông thoát". Trước khi sang Pháp đàm phán hoà bình và mở rộng đối ngoại, Cụ Huỳnh Thúc Kháng - người được Bác giao quyền Chủ tịch Nước, đến hỏi Bác kế nước nên sao, Bác nói: "dĩ bất biến ứng vạn biến!". Trong nội bộ các đảng anh em có thời kỳ xảy ra bất đồng quan điểm. Đại hội các đảng nhằm thống nhất quan điểm được tiến hành. Trong thời gian Đại hội, đoàn đại biểu nước bạn láng giềng của ta, do không nhất trí với Đại hội nên bỏ ra về. Tình hình trở nên khó xử, nếu bỏ Đại hội về nước thì ảnh hưởng quan hệ với các đảng anh em, nếu tiếp tục tham dự Đại hội thì quan hệ với đảng bạn láng giềng? Bác quyết định không bỏ Đại hội để về nước vẫn ở lại nước sở tại trong thời kỳ Đại hội, viện lý do sức khoẻ, Bác không tham gia tiếp Đại hội mà đi nghỉ ở nơi khác. Nhờ quan điểm đúng, suốt thời kỳ dài ta chống Mỹ, dầu các đảng có mâu thuẫn với nhau, nhưng rất thống nhất và hết lòng ủng hộ ta đánh Mỹ. Có một học giả nước ngoài ví, Bác như một người tài giỏi gánh một gánh nặng đi trên một sợi dây thép luôn luôn giữ một sự thǎng bằng tuyệt đối, nếu chỉ cần một sợi tóc rơi xuống một bên gánh sẽ đổ vỡ hoàn toàn. Tháng Hai nǎm 1958, Bác sang thǎm hữu nghị ấn Độ, trước đấy 2 tháng, Ngô Đình Diệm cũng đến thǎm Ấn Độ, Tổng thống họ Ngô cũng cố gần dân để che đậy bộ mặt độc tài phản dân. Khi Bác sang, thì những hoạt động "nịnh bợ" của họ Ngô bị lột tẩy, mà nhường chỗ cho những tình cảm chân tình của nhân dân Â'n Độ dành cho Bác. Hết lời ca ngợi Bác, là "vị Chủ tịch dân chủ nhất thế giới", Bác đi tàu hoả, khi tàu dừng bánh, Bác đi bộ đến ôm hôn và cảm ơn người lái tàu. Trong lễ chiêu đãi trọng thể dành cho Bác chiếc ghế sang trọng nhất, Bác từ chối và yêu cầu thay chiếc ghế khác như của mọi người. Biết đoạn đường không xa Bác đi bộ lẫn trong nhân dân đến chỗ họp báo. Trong buổi họp báo, Bác nói chuyện bằng tiếng Anh, Người tự xưng với các nhà báo là "bạn đồng nghiệp". Khi cần tài liệu Người rời bục nói chuyện xuống để đón từ tay người giúp việc, chứ không chờ sẵn. Khi nhận tấm thảm do nhân dân Ấn Độ tặng, Bác không chỉ nhận tượng trưng mà tự cúi xuống vác tấm thảm và nói "Tôi vác cả tình cảm của nhân dân Ấn Độ trên vai". Lúc chiếc máy chữ mang theo của Bác không may rơi vỡ. Bạn định tập trung những người thợ giỏi để sửa. Bác chỉ yêu cầu một người thợ thế rồi Bác cùng người thợ "vật lộn" với chiếc máy chữ mấy giờ đồng hồ. Có lần ta rất cần vận tải hàng không của một chiến dịch, nước bạn giúp ta cử đội trực thǎng sang. Khi xong chiến dịch đồng chí đội trưởng bạn đề nghị Bác xin Chính phủ bạn số trực thǎng trên, Bác rất cảm ơn và gợi ý nếu như Chính phủ bạn tuyên bố tặng lại Việt Nam, Bác sẽ gửi thư cảm ơn, như vậy về mặt ngoại giao sẽ tốt hơn cho cả hai bên. Việt Nam đã được giúp đỡ bây giờ lại xin số máy bay đó thì bất tiện cho cả hai bên, ý kiến Bác được Chính phủ bạn hoàn toàn ủng hộ. Sách lược đối ngoại của Bác dù hoàn cảnh nào, đối tượng nào cũng mềm dẻo, uyển chuyển nhưng có nguyên tắc, có lý, dựa trên tình cảm trọn vẹn, thuỷ chung./.

http://www.mattran.org.vn/

Khúc Thị Lan Hương

Bài viết khác: